Hỏi đáp

Mẫu Đơn xin hỗ trợ xây nhà cho người có công với cách mạng

1. Mẫu Đơn xin hỗ trợ xây nhà cho người có công với cách mạng

2. Điều kiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng

Hộ gia đình được hỗ trợ theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg phải có đủ các điều kiện sau:

1. Là hộ gia đình có người có công với cách mạng gồm:

– Người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945;

– Người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 – khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

– Thân nhân liệt sỹ;

– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

– Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

– Bệnh binh;

– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

– Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

– Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

– Người có công giúp đỡ cách mạng.

2. Hộ đang ở nhà tạm/nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây):

– Phải phá dỡ để xây mới nhà ở;

– Phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.

3. Mức hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng

Điều 3 Quyết định 22/2013/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) như sau:

– 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mới

– 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.

4. Thủ tục hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng

Theo Điều 4 Thông tư 09/2013/TT-BXD, thủ tục hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng như sau:

Bước 1: Đại diện gia đình có người có công với cách mạng làm đơn đề nghị được hỗ trợ nhà ở theo mẫu trên.

Bước 2: Trưởng thôn tập hợp đơn và danh sách gửi UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có nhà ở.

Bước 3: UBND cấp xã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng của xã, gồm đại diện chính quyền cấp xã, đại diện Mặt trận tổ quốc cấp xã, đại diện Hội Cựu chiến binh, tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà ở của từng đối tượng có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở.

Sau khi kiểm tra, UBND cấp xã lập danh sách đối tượng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn (danh sách, số lượng, mức vốn hỗ trợ dự kiến) theo mẫu tại Phụ lục II Thông tư 09/2013/TT-BXD gửi UBND cấp huyện (quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh).

Bước 4: UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và các phòng, ban liên quan rà soát, kiểm tra, đối chiếu với danh sách người có công đang quản lý, tổng hợp và phê duyệt danh sách đối tượng người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn huyện (theo mẫu tại Phụ lục III Thông tư 09/2013/TT-BXD) báo cáo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bước 5: UBND cấp tỉnh giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, đối chiếu với quy định để lập, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong đó nêu rõ số lượng người có công được hỗ trợ, phân theo các mức hỗ trợ, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức thực hiện và dự toán kinh phí các nguồn vốn để thực hiện.

Bước 6: Sau khi phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, UBND cấp tỉnh gửi đề án và báo cáo (theo mẫu tại Phụ lục IV Thông tư 09/2013/TT-BXD) về Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.

Trên đây là Mẫu Đơn xin hỗ trợ xây nhà cho người có công với cách mạng, nếu cần hỗ trợ thêm, vui lòng gọi ngay đến số 19006192 để được giải đáp kịp thời.

Back to top button