Hỏi đáp

Một số vấn đề cần lưu ý khi viết “Phiếu Thu thập thông tin dân cư”

Thực hiện Công văn số 2090/UBND-NC ngày 30/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc tổ chức triển khai thu thập, cập nhật dữ liệu dân cư vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Công an các huyện, thành phố đang tiến hành triển khai cho công dân kê khai “Phiếu thu thập thông tin dân cư” (DC01) phục vụ công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Để thuận lợi cho công dân trong việc ghi chép các thông tin trong Phiếu thu thập thông tin dân cư, cán bộ thu nhận thông tin và mỗi công dân cần chú ý cách ghi như sau:

1. Họ, chữ đệm và tên khai sinh

Công dân viết đầy đủ, IN HOA, đủ dấu theo Giấy khai sinh.

Ví dụ: – TRẦN THỊ NG

– LƯƠNG VĂN S

2. Ngày, tháng, năm sinh

Công dân ghi chính xác ngày, tháng, năm sinh của công dân theo Giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu. Trong đó, ngày ghi 02 chữ số, tháng ghi 02 chữ số, năm ghi 04 chữ số. Mỗi ô ghi 01 chữ số.

Ví dụ: Ngày sinh 01/6/1985 ghi:

0 1 / 0 6 / 1 9 8 5

Ngày sinh 12/12/1990 ghi:

1 2 / 1 2 / 1 9 9 0

* Một số trường hợp không có ngày, tháng, chỉ có năm sinh, người dân có thể đến Ủy ban phường, xã, thị trấn để điều chỉnh. Theo chỉ đạo Văn phòng Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 – 2020 (Ban Chỉ đạo 896), để thuận tiện cho việc kê khai, địa phương sẽ được tạo điều kiện giải quyết trong thời gian sớm nhất.

3. Nhóm máu

– Nếu công dân đã được cơ quan y tế có thẩm quyền kết luận về kết quả xét nghiệm nhóm máu thì yêu cầu công dân xuất trình, sau đó kiểm tra đúng thì công dân đánh dấu “x” vào một trong các ô vuông trước chữ “O”, “A”, “B” và “AB”.

Ví dụ: Công dân có kết luận về kết quả xét nghiệm nhóm máu “O”

☒ O ☐ A ☐ B ☐ AB

– Nếu công dân không có cơ sở pháp lý xác định được nhóm máu thì để trống trường thông tin này.

☐ O ☐ A ☐ B ☐ AB

4. Giới tính

Người khai sẽ đánh dấu “x” vào ô vuông trước chữ “Nam” hoặc “Nữ” căn cứ theo Giấy khai sinh.

Ví dụ: Người khai có giới tính nữ: ☐ Nam ☒ Nữ

5. Tình trạng hôn nhân

Công dân đánh dấu “x” vào một trong các ô vuông tương ứng với tình trạng hôn nhân của công dân tại thời điểm khai phiếu.

– Nếu công dân chưa có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm quyền cấp thì đánh dấu “x” vào vào ô “Chưa kết hôn”.

☒Chưa kết hôn ☐Đã kết hôn ☐Ly hôn

– Nếu công dân có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn nhưng chưa có quyết định hoặc bản án về việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì đánh dấu “x” vào vào ô “Đã kết hôn”.

☐Chưa kết hôn ☒Đã kết hôn ☐Ly hôn

– Nếu công dân có quyết định hoặc bản án về việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền ban hành nhưng chưa đăng ký kết hôn với người khác thì đánh dấu “x” vào vào ô “Ly hôn”.

☐Chưa kết hôn ☐Đã kết hôn ☒Ly hôn

Lưu ý:

Trường hợp “Tình trạng hôn nhân” ở đây được quy định là có hay chưa có Giấy đăng ký kết hôn. Đối với trường hợp hôn nhân thực tế được pháp luật thừa nhận nhưng chưa có giấy đăng ký kết hôn thì không nhất thiết phải đăng ký rồi chờ có đăng ký kết hôn mới kê khai mà người khai có thể đến UBND để đăng ký kết hôn và bổ sung sau.

6. Nơi đăng ký khai sinh

Công dân ghi đầy đủ 3 cấp địa danh hành chính: Xã/ Phường/ Thị trấn – Huyện/ Quận/ Thị xã/ Thành phố thuộc tỉnh – Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương theo nơi cấp giấy khai sinh.

Ví dụ:

– Phường Quang Trung, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

– Phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

– Xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Lưu ý:

Đối với địa giới hành chính có sự thay đổi (chia tách, sáp nhập), nơi đăng ký khai sinh được kê khai theo địa giới hành chính hiện tại.

Ví dụ: Nơi đăng ký khai sinh theo Giấy khai sinh của công dân là tỉnh Sông Bé. Tuy nhiên, hiện tại Sông Bé tách ra thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Vì vậy nơi sinh của người khai hiện tại thuộc địa giới hành chính tỉnh nào, sẽ khai là tỉnh đó (Bình Dương hoặc Bình Phước), không dựa theo địa giới hành chính cũ.

7. Quê quán

Ghi đầy đủ 3 cấp địa danh hành chính: Xã/ Phường/ Thị trấn-Huyện/ Quận/ Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh-Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương theo nơi Giấy khai sinh.

Ví dụ:

– Phường Thanh Châu, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

– Xã Lộc Sơn, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

– Phường Linh Tây, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Lưu ý:

Cũng giống khai nội dung Nơi đăng ký khai sinh, công dân kê khai theo địa giới hành chính hiện tại đối với trường hợp địa giới hành chính có sự thay đổi.

8. Dân tộc

Công dân ghi rõ tên dân tộc của công dân theo Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng nhận dân tộc của cơ quan có thẩm quyền.

Ví dụ: Kinh, Tày, Thái, Hoa…

9. Quốc tịch

– Trường hợp 1: Công dân chỉ có quốc tịch Việt Nam, đánh dấu “x” vào ô vuông trước chữ Việt Nam;

☒ Việt Nam; Khác…

– Trường hợp 2: Công dân có thêm quốc tịch khác ngoài quốc tịch Việt Nam thì ghi rõ quốc tịch khác đó vào sau mục “Quốc tịch khác”.

Ví dụ: Công dân có thêm quốc tịch Đức:

☒ Việt Nam; Khác: Đức

10. Tôn giáo

– Trường hợp 1: Công dân ghi rõ tôn giáo của công dân theo giấy tờ chứng minh tôn giáo của cơ quan có thẩm quyền.

Ví dụ: Tôn giáo: Công giáo, Phật Giáo, Tin Lành…

– Trường hợp 2: Nếu không có tôn giáo thì ghi rõ là “Không

Ví dụ: Tôn giáo: Không

11. Số ĐDCN/ Số CMND

– Trường hợp 1: Đối với công dân đã được cấp chứng minh nhân dân 12 số hoặc cấp thẻ Căn cước công dân thì công dân ghi số chứng minh nhân dân 12 số hoặc số thẻ Căn cước công dân vào mục này, mỗi ô trống ghi 1 chữ số.

0 3 6 0 8 0 0 0 0 0 0 1

Ví dụ:

– Trường hợp 2: Đối với công dân đã được cấp chứng minh nhân dân 9 số nhưng chưa được cấp CMND 12 số hoặc thẻ Căn cước công dân thì công dân ghi số chứng minh nhân dân 9 số vào mục này, mỗi ô trống ghi 1 chữ số và để trống 3 ô cuối cùng.

2 3 3 2 2 4 5 9 1 0 0 1 3 1 6 0 0 0 0 0 2

– Trường hợp 3: Đối với trẻ sơ sinh đã được cấp Số định danh cá nhân theo quy định của Luật Căn cước công dân từ ngày 01/01/2016 thì ghi số định danh cá nhân trong Giấy khai sinh vào mục này.

12. Nơi thường trú

Công dân ghi đầy đủ địa danh hành chính theo Sổ Hộ khẩu.

Ví dụ: – 15 Diên Hồng, Tổ 01, Phường Trường Chinh, TP Kon Tum, Tỉnh Kon Tum.

– Thôn Dục Nhầy III, Xã Đăk Dục, Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh Kon Tum.

13. Nơi ở hiện tại

Công dân chỉ kê khai trường thông tin này khi nơi ở hiện tại của công dân khác với nơi thường trú.

Công dân ghi rõ theo thứ tự: số nhà; đường/phố; tổ/ thôn/ xóm/ làng/ ấp/ bản/ buôn/ phum/ sóc; xã/ phường/ thị trấn – huyện/ quận/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/ Thành phố trực thuộc Trung ương.

Ví dụ:- Số nhà 200, đường Huỳnh Đăng Thơ, Tổ 15, Phường Quang Trung, TP Kon Tum, Tỉnh Kon Tum.

– Làng Kram, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

14. Thông tin của cha, mẹ, vợ/chồng, người đại diện hợp pháp (nếu có)

14.1. Họ, chữ đệm và tên cha, mẹ, vợ/chồng, người đại diện hợp pháp (nếu có)

Viết đầy đủ, IN HOA đủ dấu theo Giấy khai sinh của cha, mẹ, vợ/chồng, người đại diện hợp pháp (nếu có).

Ví dụ: – Họ, chữ đệm và tên cha: TRẦN QUỐC TR

– Họ, chữ đệm và tên mẹ: PHẠM THỊ M

– Họ, chữ đệm và tên vợ/chồng: NGUYỄN THANH H

14.2. Quốc tịch của cha/ mẹ, vợ/ chồng, người đại diện hợp pháp (nếu có)

– Trường hợp 1: Có 1 quốc tịch là Việt Nam, người khai đánh dấu “x” vào ô “Việt Nam”.

Ví dụ: ☒ Việt Nam; Khác:

– Trường hợp 2: Có quốc tịch Việt Nam và có thêm quốc tịch khác, người khai đánh dấu “x” vào ô “Việt Nam” và ghi rõ quốc tịch khác đó vào sau mục “Khác”.

Ví dụ:☒ Việt Nam; Khác: Lào

– Trường hợp 3: Quốc tịch không phải Việt Nam thì ghi rõ tên quốc tịch sau ô “Khác” và bỏ trống ô “Việt Nam”

Ví dụ: ☐ Việt Nam; Khác: Lào

14.3. “Số ĐDCN”, “Số CMND” Cách ghi giống mục thông tin số 11.

15. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ

Công dân ghi đầy đủ, IN HOA đủ dấu họ, chữ đệm và tên chủ hộ theo Sổ hộ khẩu.

Ví dụ: NGUYỄN THANH H

16. Quan hệ với chủ hộ

Ghi rõ quan hệ của công dân với người đứng tên chủ hộ theo Sổ hộ khẩu

Ví dụ: Vợ, chồng, con, cháu…

17. Số hồ sơ hộ khẩu

Công dân ghi theo mục “Hồ sơ hộ khẩu số” trên Sổ hộ khẩu.

– Trường hợp 1: Sổ hộ khẩu có ghi nội dung “Số hồ sơ hộ khẩu”

“17. Số hồ sơ hộ khẩu: 1D1-106

– Trường hợp 2: Sổ hộ khẩu không có ghi nội dung “Số hồ sơ hộ khẩu”

“17. Số hồ sơ hộ khẩu: ”

18. Ngày khai

Công dân ghi đúng ngày kê khai như sau: ngày ghi 2 chữ số, tháng ghi 2 chữ số, năm ghi 04 chữ số. Mỗi ô ghi 01 chữ số.

1 0 / 1 0 / 2 0 1 8

MẪU PHIẾU CHƯA ĐIỀN THÔNG TIN DÂN CƯ

Tỉnh Kon Tum

Thành phố Kon Tum

Phường Trường Chinh

MẪU PHIẾU ĐÃ ĐIỀN THÔNG TIN DÂN CƯ

Lê Nguyễn Kiều Trinh

Back to top button