Sinh học

Mẫu Giấy khen học sinh giỏi các cấp và cách đánh giá, xếp loại

1. Vai trò, ý nghĩa của Giấy khen học sinh giỏi

Giấy khen được xem như một hình thức khen thưởng dành cho các em học sinh sau những cố gắng, phấn đấu trong học tập, hoạt động tập thể,… Giấy khen có vai trò như một sự khích lệ, động viên tinh thần học tập của các em, để các em có động lực phấn đấu hơn trong những kỳ học sắp tới.

Có thể thấy, việc khích lệ tinh thần học tập của các em học sinh bằng cách khen thưởng là điều rất cần thiết bởi dù đối với trẻ nhỏ hay trẻ vị thành niên, hay cả với những người lớn đều có tâm lý chung là muốn nhận được sự đánh giá tốt từ phía thầy cô và nhà trường… Một tờ giấy khen khi đó có thể gúp các em nhận thấy sự cố gắng của bản thân đã được ghi nhận và có động lực để tiếp tục cố gắng, phấn đấu.

Trong đó, Giấy khen học sinh giỏi là món quà mà mỗi em học sinh đều mong muốn được nhận vào cuối năm học. Giấy khen này được trao cho những em có thành tích học tập và rèn luyện đạo đức tốt, có đủ điều kiện theo quy định để được đánh giá học lực giỏi. Giấy khen học sinh giỏi sẽ do hiệu trưởng ký xã nhận.

2. Mẫu GIấy khen học sinh giỏi đẹp, chuẩn

2.1 Mẫu Giấy khen học sinh giỏi Tiểu học, THCS, THPT

Mẫu Giấy khen học sinh giỏi của các cấp từ tiểu học đến Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT) sẽ sử dụng mẫu Giấy khen chung dưới đây. Các thông tin ghi trên Giấy khen với mỗi cấp học sẽ khác nhau. https://image.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2023/03/28/mau-giay-khen-hoc-sinh_(1)_2803190500.doc

Mẫu Giấy khen học sinh giỏi các cấp và cách đánh giá, xếp loại

2.2 Mẫu Giấy khen học sinh giỏi cấp huyện, cấp thành phố

Hiện không có mẫu Giấy khen chung áp dụng cho học sinh giỏi cấp huyện hay cấp thành phố. Thông thường, Giấy khen học sinh của cấp huyện, cấp thành phố thường là Giấy khen dành cho những học sinh tham gia các cuộc thi, giải thi được tổ chức quy mô thành phố. Có thể tham khảo một số mẫu giấy khen dưới đây:

Mẫu Giấy khen học sinh giỏi các cấp và cách đánh giá, xếp loại

2.3 Mẫu Giấy khen học sinh giỏi tiếng anh

3. Nội dung cần có trên Giấy khen học sinh giỏi

Trong các mẫu Giấy khen học sinh giỏi không thể thiếu các thông tin dưới đây:

  • Quốc hiệu – Tiêu Ngữ
  • Dòng chữ “Giấy Khen” được viết in hoa chính giữa
  • Đại diện hiệu trưởng nhà trường
  • Khen tặng học sinh: Ghi cụ thể, chính xác họ tên, lớp của học sinh được khen thưởng
  • Nội dung khen thưởng: Ghi rõ thành tích học sinh đạt được (Học sinh Giỏi)
  • Năm học khen thưởng.
  • Thời gian lập Giấy khen, con dấu của nhà trường và chữ ký của Hiệu trưởng.
  • Vào số khen thưởng
Giấy khen học sinh giỏi
Những nội dung cần có trong Giấy khen học sinh giỏi (Ảnh minh họa)

4. Giấy khen học sinh giỏi sử dụng loại giấy nào? Kích thước bao nhiêu?

Giấy khen học sinh giỏi thường sử dụng loại giấy Offset trắng sáng, mang lại hiệu quả hình ảnh đẹp và chân thực. Ngoài ra có thể linh động dùng giấy couches 300gsm, ivory 250gsm tùy vào mục đích.

Các loại giấy này có độ cứng cáp tốt, in không bị nhòe, chữ sắc nét, ký và đóng dấu tốt. Đặc biệt các họa tiết in chìm màu vàng cũng ẩn hiển trên giấy rất đẹp mắt.

Đối với giấy khen của học sinh, các mẫu giấy khen này thường làm kích thước 25x35cm hoặc A4 21×29.7cm. Riêng đối với giấy khen trường mầm non thường làm kích thước A5 14.8x21cm.

5. Hướng dẫn viết Giấy khen học sinh giỏi

Khi viết Giấy khen học sinh giỏi, cần chú ý điền đầy đủ, chính xác các thông tin của học sinh như họ tên, lớp, thành tích học sinh đạt được, năm học. Trong đó, ở phần Đạt danh hiệu sẽ ghi “Học sinh giỏi” kèm theo năm học đánh giá.

Tuy nhiên, với học sinh cấp tiểu học hiện đã có sự thay đổi về đánh giá xếp loại, theo đó sẽ không còn xếp loại xuất sắc, giỏi hay khá nữa mà đánh giá theo 03 mức sau:

– Hoàn thành tốt

– Hoàn thành

– Chưa hoàn thành

Đối với học sinh THCS cũng có sự thay đổi, kết quả rèn luyện của học sinh THCS được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt.

Sự thay đổi ày cũng được áp dụng với học sinh cấp THPT. Theo đó, kết quả học tập trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt.

6. Điều kiện để được khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi mới nhất

6.1 Đối với học sinh tiểu học

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo 03 mức sau:

– Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

– Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

– Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

6.2 Đối với học sinh THCS

Theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, học sinh được đánh giá ở mức tốt khi tất cả các môn được đánh giá mức Đạt.

Cụ thể:

– Tất cả các môn có điểm trung bình học kỳ, cả năm từ 6,5 trở lên;

– Ít nhất 06 môn học có điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 8,0 trở lên.

6.3 Đối với học sinh THPT

Cũng theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, kết quả học tập trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt. Trong đó điều kiện để được đánh giá mức Tốt:

– Học sinh có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét ở mức Đạt.

– Học sinh có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

Tóm lại, hiện nay theo quy định pháp luật hiện hành không còn đánh giá học sinh theo mức xuất sắc, giỏi, tiên tiến như trước đây. Với mỗi cấp học sẽ có những tiêu chí đánh giá và cách xếp loại khác nhau. Khi viết Giấy khen học sinh giỏi, thay vì viết danh hiệu “học sinh giỏi” cần đổi thành “hoàn thành tốt” hoặc “tốt”.

7. Phân biệt Giấy khen và Bằng khen

Giấy khen

Bằng khen

Tên tiếng Anh

Certificate of merit

Certificate of satisfactory progress

Chủ thể được trao tặng

Thường khi một cá nhân trao tặng, không chỉ riêng trong các cơ quan Nhà nước mà trong các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan:

– Giấy khen được trao tặng bởi Thủ tưởng cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

– Giấy khen được tra tặng bởi Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã…

Giấy khen được trao tặng bởi các trường học, cơ sở giáo dục…

Thường được trao tặng khi chủ thể trao tặng là cơ quan Nhà nước:

– Bằng khen được trao tặng của Thủ tướng Chính phủ

– Bằng khen được trao tặng bởi các cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể…

– Bằng khen được trao tặng bởi UBND các cấp.

Trên đây là các mẫu Giấy khen học sinh giỏi. Mọi vấn đề vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được Luatvietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.

Back to top button