Hỏi đáp

NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN GIẤY CHỨNG NHẬN THƯƠNG TÍCH

Trong trường hợp bị thương tích thì cần phải làm gì? Những trường hợp cần giấy chứng nhận thương tích? Hãy cùng NPLaw theo dõi bài viết dưới đây.

I. Giấy chứng nhận thương tích là gì?

Giấy chứng nhận thương tích là giấy do cơ sở y tế có thẩm quyền khám chữa bệnh cấp. Mẫu giấy này là mẫu có mã số 08/BV-01 được quy định tại Phần 2 của Phụ lục kèm theo Quyết định 4069/2001/QĐ-BYT.

Giấy chứng nhận thương tích là gì?

II. Những trường hợp nào cần phải có Giấy chứng nhận thương tích?

Trong trường hợp cần phải có Giấy chứng nhận thương tích như:

– Bồi thường thiệt hại do lao động

– Cố ý gây thương tích

– Yêu cầu của Tòa án

III. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận thương tích

Nếu muốn được cấp giấy chứng nhận thương tích thì cần đến Bệnh viện tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh để điều trị. Sau khi điều trị, người lao động có thể yêu cầu Bệnh viện cấp cho giấy chứng nhận thương tích. Giấy chứng nhận thương tích phải có chữ ký của giám đốc bệnh viện.

IV. Hồ sơ, thủ tục xin Giấy chứng nhận thương tích

Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận thương tích như sau:

1. Hồ sơ cần chuẩn bị

Hồ sơ khám giám định tổng hợp được quy định tại Điều 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:

– Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người được giám định tổng hợp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.

– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất nếu đã được giám định.

– Các giấy tờ khác theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 hoặc Điều 6 Thông tư này phù hợp với đối tượng và loại hình giám định.

– Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

Hồ sơ, thủ tục xin Giấy chứng nhận thương tích

2. Trình tự, thủ tục thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân trực tiếp nộp giấy giới thiệu cấp Giấy chứng nhận thương tích (gọi tắt là giấy đề nghị) cho bệnh viện

Bước 2: Nhân viên bệnh viện ký duyệt giấy đề nghị tại Ban Giám đốc bệnh viện hoặc Lãnh đạo cấp trên. Kiểm tra thông tin hồ sơ bệnh án, tìm và dán giấy đề nghị vào hồ sơ bệnh án theo quy định, bàn giao bệnh án cho khoa phòng điều trị.

Bước 3: Khoa phòng điều trị căn cứ vào hồ sơ bệnh án của người bệnh, cấp giấy chứng nhận thương tích theo mẫu quy định. Ký duyệt giấy chứng nhận thương tật tại Ban giám đốc hoặc lãnh đạo cấp trên.

Bước 4: Bàn giao kết quả theo hẹn cho tổ chức, cá nhân. Hướng dẫn sang bộ phận văn thư đóng dấu.

Bước 5: Nhân viên văn thư tiếp nhận giấy trả kết quả của tổ chức, cá nhân. Kiểm tra biên lai thu phí, đóng dấu và bàn giao kết quả.

V. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về Giấy chứng nhận thương tích

1. Có cần giấy chứng nhận thương tích khi giám định tai nạn lao động không?

Cần cần giấy chứng nhận thương tích khi giám định tai nạn lao động, bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định 4069/2001/QĐ-BYT; Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án

2. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận thương tích bao nhiêu?

Lệ phí cấp giấy chứng nhận thương tích sẽ do từng địa phương quy định, thông thường lệ phí cấp giấy là 35.000 đồng.

3. Xin Giấy chứng nhận thương tí ch ở đâu?

Bệnh viện tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh để điều trị khi có yêu cầu sẽ cấp giấy chứng nhận thương tích

Xin Giấy chứng nhận thương tích ở đâu?

4. Thời hạn giải quyết yêu cầu cấp Giấy chứng nhận thương tích là bao lâu?

Trong trường hợp người yêu cầu giám định thực hiện quyền tự yêu cầu giám định thì thời hạn tiếp nhận giám định là 05 ngày, còn thời hạn trả kết luận giám định được thực hiện theo thỏa thuận với cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp.

Trên đây là những thông tin xoay quanh Giấy chứng nhận thương tích. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về Giấy chứng nhận thương tích, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn

Back to top button