Hỏi đáp

Mẫu đơn xin xác nhận là người dân tộc ít người ở vùng cao mới nhất

Cộng đồng người dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Việc ban hành những chính sách hỗ trợ người dân tộc thiểu số trong những năm vừa qua đã góp phần cải thiện đời sống của người dân các tỉnh vùng núi khó khăn, tiến tới thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Đơn xin xác nhận là người dân tộc vùng cao là một căn cứ để người dân tộc thiểu số nhận được hỗ trợ từ Nhà nước.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Đơn xin xác nhận là người dân tộc ít người ở vùng cao là gì?

Đơn xin xác nhận là người dân tộc ít người là mẫu đơn được soạn thảo bởi cá nhân là người dân tộc ít người gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích xác nhận là người dân tộc ít người

2. Khi nào soạn thảo đơn xin xác nhận là người dân tộc ít người ở vùng cao?

Trong thực tế có nhiều trường hợp cần đến giấy xác nhận người dân tộc ít người để được hưởng những trợ cấp, hỗ trợ, cụ thể:

– Trường hợp xin hỗ trợ hộ nghèo

– Hỗ trợ vay vốn

– Hỗ trợ sinh viên người dân tộc thiểu số

Đơn xin xác nhận là người dân tộc ít người ở vùng cao là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và từ đó được hưởng những chính sách, hỗ trợ, ưu đãi từ cơ quan, trường học

3. Mẫu đơn xin xác nhận là người dân tộc ít người ở vùng cao mới nhất:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————-

ĐƠN XIN XÁC NHẬN

Là người dân tộc ít người ở vùng cao có hộ khẩu thường trú

từ 03 năm trở lên

Kính gửi: ….

Tôi tên là:… Dân tộc:….

Ngày sinh:…….. Nơi sinh:….

CMND:….. Ngày cấp:.. Nơi cấp:…

Họ tên cha:…Dân tộc: …….

Họ tên mẹ:….. Dân tộc: …..

Hộ khẩu thường trú (Ghi cụ thể phường/xã/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố):….

Nay tôi làm đơn này kính xin các cấp có thẩm quyền xác nhận tôi thuộc diện sinh viên là người dân tộc ít người ở vùng cao, có bố hoặc mẹ là người dân tộc ít người. Và đã đăng ký hộ khẩu tại địa phương trên 03 năm tính từ thời điểm ngày … tháng … năm …… đến nay (năm …..)

Lý do: xin xác nhận để làm hồ sơ xét Trợ cấp xã hội tại Trường ….. theo chính sách của Nhà nước hiện hành.

Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã ghi trong đơn.

Xin chân thành cảm ơn!

…, ngày…tháng…năm…

Người viết đơn

Xác nhận của chính quyền địa phương

(Ký và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin xác nhận là người dân tộc ít người ở vùng cao:

Phần thông tin của người xin xác nhận:

– Tôi tên là: Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa, có dấu

– Dân tộc: Ghi rõ dân tộc của người xin xác nhận

– Ngày sinh: Xác định theo ngày, tháng, năm được ghi trong CMND và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số, 04 chữ số cho năm sinh;

– Nơi sinh: Ghi nơi sinh theo Giấy khai sinh

– CMND: Ghi số CMND

– Họ tên cha: Ghi rõ họ tên cha bằng chữ in hoa có dấu

– Dân tộc: Ghi rõ dân tộc của người làm đơn

– Họ tên mẹ: Ghi rõ họ tên mẹ bằng chữ in hoa có dấu

– Dân tộc: Ghi cụ thể dân tộc của người làm đơn

– Hộ khẩu thường trú (Ghi cụ thể phường/xã/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố)

– Trình bày lý do làm đơn xin xác nhận

– Cuối đơn người làm đơn ký và ghi rõ họ tên

5. Thủ tục xin xác nhận là người dân tộc ít người ở vùng cao:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin xác nhận là người dân tộc ít người ở vùng cao gồm:

– Đơn xin xác nhận là người dân tộc ít người ở vùng cao

– Sổ hộ khẩu

– Các tài liệu liên quan khác

Bước 2: Gửi hồ sơ

Cá nhân có nhu cầu xin xác nhận là người dân tộc ít người ở vùng cao gửi hồ sơ trực tiếp đến UBND xã/ phường/thị trấn…hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc các phương thức phù hợp khác theo quy định

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

– Cán bộ xã thực hiện tiếp nhận hồ sơ và yêu cấu của người có nhu cầu xin xác nhận là người dân tộc ít người ở vùng cao

– Tiến hành kiểm tra tình hợp lệ của hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận là người dân tộc ít người ở vùng cao cho người yêu cầu nếu xét thấy có đủ điều kiện. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hay hồ sơ không hợp lệ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do

6. Chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người:

Căn cứ pháp lý: Nghị định 57/2017/NĐ-CP quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người

Nghị định số 57/2017/NĐ-CP là Văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của Chính phủ dành riêng cho đối tượng người DTTSRIN trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

6.1. Đối tượng áp dụng:

Chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được áp dụng với các đối tượng sau:

– Trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ (sau đây gọi là dân tộc thiểu số rất ít người).

– Các cơ sở giáo dục, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người.

Nhóm đối tượng hướng đến của chính sách này là những trẻ em dân tộc ít người. Các em chủ yếu sinh sống ở khu vực vùng núi khó khăn về kinh tế vì vậy điều kiện tiếp cận với giáo dục còn gặp nhiều khó khăn so với các trẻ em ở các khu vực khác. Đây là nhóm đối tượng cần sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước

6.2. Chính sách ưu tiên tuyển sinh:

Trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được ưu tiên vào học tại các cơ sở giáo dục phù hợp theo nguyện vọng:

– Trẻ mẫu giáo được học tại các trường mầm non; trường, lớp mẫu giáo công lập.

– Học sinh tiểu học được học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường tiểu học.

– Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học được vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường trung học cơ sở.

– Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tuyển thẳng vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.

– Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông được xét tuyển thẳng vào học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Hiện nay, số lựng lớp học và trường học ở khu vực dân tộc ít người sinh sống là rất hạn chế. Phần lớn các lớp học rất đơn sơ và thiếu thốn về cơ sở vật chất. Mức sống của người dân tộc thiểu số thấp, vì vậy, điều kiện cho con em đi học tại những cơ sở dân lập là hoàn toàn khó khăn. Việc tạo điều kiện trong chính sách tuyển sinh với những đối tượng thuộc dân tộc ít người là chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển đồng đều về giáo dục, kinh tế giữa các vùng trên cả nước.

6.3. Chính sách hỗ trợ học tập:

Mức hỗ trợ

– Trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 30% mức lương cơ sở/trẻ/tháng.

– Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 40% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.

– Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 60% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.

– Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.

– Học sinh sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng.

Thời gian được hưởng hỗ trợ: 12 tháng/năm cho đối tượng có thời gian học đủ 9 tháng/năm trở lên; trường hợp đối tượng học không đủ 9 tháng/năm thì được hưởng theo thời gian học thực tế.

Nguyên tắc hưởng

– Học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nếu học đồng thời ở nhiều khoa trong cùng một cơ sở giáo dục hoặc học ở nhiều cơ sở giáo dục khác nhau thì chỉ được hưởng hỗ trợ một lần. Trường hợp học sinh, sinh viên bị ngừng học thì thời gian ngừng học không được hưởng hỗ trợ. Trường hợp học sinh, sinh viên bị buộc thôi học thì thôi hưởng chính sách hỗ trợ ngay sau khi thôi học.

– Trường hợp trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ cùng tính chất thì chỉ được hưởng một chính sách với mức hỗ trợ cao nhất, cụ thể:

+ Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông được hưởng chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Nghị định này không được hưởng hỗ trợ chi phí học tập quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021.

+ Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Nghị định này không được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

+ Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học được hưởng chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Nghị định này không được hưởng học bổng chính sách quy định tại Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc.

+ Sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục đại học được hưởng chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Nghị định này không được hưởng hỗ trợ chi phí học tập quy định tại Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.

+ Học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Nghị định này không được hưởng học bổng chính sách quy định tại Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp và không được hưởng hỗ trợ chi phí học tập quy định tại Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.

Mức hỗ trợ chi phí học tập được đánh giá là một chính sách kịp thời và khắc phục trực tiếp những khó khăn mà người dân tộc ít người đang gặp phải. Với những hỗ trợ chi phí học tập được thực hiện đã tạo điều kiện cho nhiều trẻ em vùng cao được cắp sách đến trường, đây là động lực để các em yên tâm trau dồi kiến thức và được học tập, được tiếp cận với một nền giáo dục tiên tiến. Đây là một chính sách chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước trong công cuộc thu ngăn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Đầu tư vào giáo dục là một dự án đầu tư đường dài cho sự phát triển kinh tế quốc dân.

Back to top button