Toán học

Mẫu văn bản đề nghị thanh toán công nợ 2024 (có hướng dẫn cách sử dụng)

1. Mẫu văn bản đề nghị thanh toán công nợ 2024 và hướng dẫn cách sử dụng

Mẫu văn bản đề nghị thanh toán công nợ 2024 và hướng dẫn cách sử dụng

TÊN DOANH NGHIỆP[1]

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do Hạnh phúc

Số: ……

……, ngày … tháng … năm 2024

GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN CÔNG NỢ

Kính gửi[2]: ………………………………………………………………

– Căn cứ[3] hợp đồng kinh tế số … ngày … tháng … năm …… được ký giữa Công ty ………. và Công ty ………. về việc ………………………………………………………………………………………..;

– Căn cứ Biên bản bàn giao và nghiệm thu thiết bị …………………………………………….;

– Căn cứ ……………………………..……………………………………………………………….;

– Căn cứ ………………………………………………………………………………………………

Thực hiện Hợp đồng kinh tế số … ngày … tháng … năm ……, chúng tôi đã bàn giao đầy đủ hàng hoá và giấy tờ quy định tại Điều … của hợp đồng. Đại diện hai bên đã ký Biên bản bàn giao và nghiệm thu thiết bị ngày … tháng … năm ….

Theo điều khoản[4] [Thanh toán hợp đồng] (Điều …), bên Mua sẽ thanh toán cho bên Bán …% giá trị hợp đồng trong vòng … ngày kể từ ngày ký Biên bản bàn giao và nghiệm thu hàng hóa.

Theo điều khoản[5] [Thanh lý và nghiệm thu] (Điều …) Quý Công ty đã thanh toán chậm … ngày (từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …) so với tiến độ quy định tại Hợp đồng này.

Vậy, chúng tôi kính đề nghị Quý Công ty thanh toán …% giá trị hợp đồng tương đương số tiền:

Bằng số[6]: ……………… VNĐ

Bằng chữ: ……………………………………………………………………………………………

Tên tài khoản: ……………………………………………………………………………………….

Số tài khoản: …………………. – Ngân hàng ………………… – Chi nhánh ………………….

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý Công ty.

Trân trọng!

[QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ][7]

(Ký, ghi rõ họ tên)

Tham khảo thêm:

>>> Giấy đề nghị thanh toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Mẫu văn bản đề nghị thanh toán công nợ 2024 (có hướng dẫn cách sử dụng)

(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Điều kiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC, đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu (bao gồm cả các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu) đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn, đồng thời đảm bảo điều kiện sau:

(i) Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:

– Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;

– Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);

– Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);

– Bảng kê công nợ;

– Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).

(ii) Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

– Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên), doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.

– Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn theo quy định tại đoạn (iii) Mục 3 dưới đây.

– Riêng đối với các khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ (có đăng ký ngành nghề và hoạt động mua bán nợ theo đúng quy định của pháp luật), thời gian quá hạn được tính kể từ ngày chuyển giao quyền chủ nợ giữa các bên (trên cơ sở biên bản hoặc thông báo bàn giao quyền chủ nợ) hoặc theo cam kết gần nhất (nếu có) giữa doanh nghiệp đối tượng nợ và doanh nghiệp mua bán nợ.

3. Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

(i) Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

– 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.

– 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

– 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

– 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

(ii) Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán lẻ hàng hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán mức trích lập dự phòng như sau:

– 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng.

– 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng.

– 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng.

– 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 12 tháng trở lên.

(iii) Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định tổ chức kinh tế đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản, đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh; đối tượng nợ đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú; khoản nợ đã được doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án thì doanh nghiệp tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được (tối đa bằng giá trị khoản nợ đang theo dõi trên sổ kế toán) để trích lập dự phòng.

(Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC).

Back to top button