Hỏi đáp

Giải Thích Về Maker Và Taker Trong Thị Trường

Tóm lược

Giới thiệu

Trên bất kỳ loại sàn nào (cho dù là Forex, cổ phiếu hay tiền mã hoá), lệnh của người bán cần được khớp với người mua. Nếu không có những điểm gặp gỡ này, bạn cần phải tự quảng cáo việc bán Ethereum của mình lấy Bitcoin trên mạng xã hội và hy vọng rằng có ai đó quan tâm.

Hãy nói về tính thanh khoản

Một ounce vàng là một tài sản có tính thanh khoản cao vì nó có thể dễ dàng được giao dịch lấy tiền mặt trong một khoảng thời gian ngắn. Trong khi đó, một bức tượng cao mười mét của Giám đốc điều hành Binance đang cưỡi một con bò đực, lại không phải là một tài sản có tính thanh khoản tốt. Mặc dù bức tượng có vẻ hợp khi đặt trong khu vườn của nhiều người, nhưng thực tế là không phải ai cũng thích thú với một món đồ như vậy.

Ngược lại, một thị trường kém thanh khoản sẽ không có các đặc tính này. Nếu bạn muốn bán một tài sản với giá hợp lý, bạn sẽ gặp khó khăn vì nhu cầu về tài sản này không nhiều. Do đó, các thị trường kém thanh khoản thường có mức chênh lệch giá mua – giá bán cao hơn nhiều.

Bây giờ chúng ta đã đề cập đến tính thanh khoản, giờ là lúc chuyển đến các khái niệm người tạo và người tiếp nhận thị trường.

Những người tạo và tiếp nhận thị trường

Như đã đề cập, các nhà giao dịch tham gia một sàn giao dịch đều đóng vai trò là người tạo (maker) hoặc người tiếp nhận thị trường (taker).

Người tạo thị trường (maker)

Lệnh tạo thị trường (Post Only) yêu cầu bạn thông báo ý định của mình trước thời hạn bằng cách thêm chúng vào sổ lệnh. Khi đó, bạn đã là một maker bởi theo một nghĩa nào đó, bạn đã “tạo ra” thị trường. Sàn giao dịch giống như một cửa hàng tạp hóa thu phí các cá nhân đưa hàng lên kệ và bạn là người thêm vào hàng tồn kho của chính mình vào đó.

Các nhà giao dịch và tổ chức lớn (như những tổ chức chuyên về giao dịch tần suất cao) thường đảm nhận vai trò của những người tạo thị trường. Ngoài ra, các nhà giao dịch nhỏ có thể trở thành người tạo thị trường chỉ bằng cách đặt một số loại lệnh, miễn là chúng không được thực hiện ngay lập tức.

Xin lưu ý, việc sử dụng lệnh giới hạn không đảm bảo rằng lệnh của bạn sẽ là một lệnh tạo thị trường. Nếu bạn muốn chắc chắn rằng lệnh sẽ vào sổ lệnh trước khi được lấp đầy, vui lòng chọn “Post only” (chỉ đăng) khi đặt lệnh (hiện chỉ có trên phiên bản web và phiên bản máy tính để bàn).

Những người tiếp nhận thị trường (taker)

Tiếp tục lấy ví dụ về một cửa hàng, nếu bạn đang đặt hàng tồn kho của mình lên kệ và chờ ai đó đến mua. Thì “ai đó” chính là người tiếp nhận thị trường (taker). Tuy nhiên, thay vì lấy hộp đậu từ cửa hàng, họ lấy đi tính thanh khoản mà bạn cung cấp.

Nếu bạn đã từng đặt một lệnh thị trường trên Binance hoặc một sàn giao dịch tiền mã hoá khác, bạn chính là một người tiếp nhận thị trường. Nhưng lưu ý rằng, bằng cách sử dụng các lệnh giới hạn bạn cũng có thể là một người tiếp nhận thị trường. Mấu chốt: bất cứ khi nào bạn lấp đầy lệnh của người khác thì bạn chính là người tiếp nhận thị trường.

Phí cho người tiếp nhận thị trường

Nhiều sàn giao dịch tạo ra một phần doanh thu đáng kể bằng cách tính phí giao dịch cho những người dùng của mình. Điều này có nghĩa là bất cứ khi nào bạn tạo một lệnh và lệnh được thực hiện, bạn sẽ phải trả một khoản phí nhỏ. Số tiền đó khác nhau giữa các sàn giao dịch và nó cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô và vai trò giao dịch của bạn.

Tổng kết

Đối với các sàn giao dịch sử dụng mô hình maker-taker, những người tạo thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sức hấp dẫn của nền tảng – như một địa điểm giao dịch. Nhìn chung, các sàn giao dịch thường ưu tiên những người tạo thị trường và tính mức phí thấp hơn với họ, vì những người này cũng là những người tạo ra tính thanh khoản. Nhờ vào tính thanh khoản này, những người tiếp nhận thị trường có thể nhanh chóng mua hoặc bán tài sản. Nhưng họ thường phải trả một khoản phí cao hơn.

Back to top button