Sinh học

Tuyển tập Top 200 đề ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2023 có đáp án, chọn lọc được các Thầy/Cô giáo nhiều năm kinh nghiệm biên soạn công phu bám sát đề thi minh họa môn Sinh, cực sát đề chính thức. Hi vọng với bộ đề ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh này sẽ giúp bạn ôn tập, luyện đề từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Sinh học THPT Quốc gia.

Mục lục Đề ôn thi THPT Quốc gia Sinh học năm 2023

– Chỉ 200k mua Bộ đề ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh 2023 theo ma trận đề minh họa; bộ đề thi Sinh chọn lọc từ các Trường/Sở mới nhất. Dự kiến số lượng đề từ 30 – 40 đề:

Xem thử Đề Sinh theo minh họa

Xem thử Đề Sinh từ trường/sở

  • B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 – NGUYEN THANH TUYEN – Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

– Đề minh họa + đề chính thức Sinh THPT Quốc gia (các năm)

  • (chính thức) Đề thi THPTQG Sinh học năm 2023 (có đáp án)
  • Đề thi thử môn Sinh 2023
  • Lịch thi THPT Quốc gia năm 2023
  • Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2023 Sinh học
  • Đề minh họa năm 2023 môn Sinh học (có đáp án)
  • Bộ 18 Đề luyện thi Sinh THPT Quốc gia năm 2023 (có đáp án)
  • Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2022 (có đáp án)
  • Đề minh họa năm 2022 môn Sinh học có đáp án
  • Đề minh họa năm 2021 môn Sinh học có đáp án
  • Đáp án chính thức của Bộ năm 2021 thi THPT (các môn học)
  • Đề minh họa 2019 môn Sinh học có đáp án

– Đề ôn thi Sinh THPT Quốc gia

  • Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2023 có đáp án (Đề 1)
  • Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2023 có đáp án (Đề 2)
  • Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2023 có đáp án (Đề 3)
  • Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2023 có đáp án (Đề 4)
  • Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2023 có đáp án (Đề 5)

Xem thử Đề Sinh theo minh họa

Xem thử Đề Sinh từ trường/sở

(Chính thức) Đề thi Sinh THPTQG 2023

(Chính thức) Đề thi THPTQG Sinh năm 2023 (có đáp án)

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đề ôn thi THPT Quốc gia

Năm học 2022 – 2023

Môn: Sinh học

Thời gian làm bài: 50 phút

(không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (VDC): Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 9%. Biết không xảy ra đột biến nhưng có hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có 4 kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 20%.

II. Trong quá trình phát sinh giao tử của cơ thể F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.

III. Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/3.

IV. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 8/33.

A. 4

B. 1

C. 3

D.< 2

Câu 2 (VDC): Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Xét 4 cặp gen Aa, Bb, Dd và EE nằm trên 4 cặp nhiễm sắc thể, trong đó alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định nhiều cành trội hoàn toàn so với alen b quy định ít cành, alen D quy định quả to trội hoàn toàn so với d quy định quả nhỏ, E quy định là màu xanh. Do đột biến, bên cạnh thể lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n thì trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Biết khi trong kiểu gen có 1 alen trội đều cho kiểu hình giống với kiểu gen có nhiều alen trội. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở các cơ thể lưỡng bội có tối đa 27 kiểu gen.

II. Có 24 kiểu gen quy định kiểu hình cây thân thấp, nhiều cành, quả to, lá xanh.

III. Loại kiểu hình có 4 tính trạng trội do 52 kiểu gen quy định.

IV. Có tối đa 162 kiểu gen về cả 4 tính trạng trên.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3 (TH): Khi nói về hoạt động của operon Lac, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nếu đột biến điểm làm cho chuỗi pôlipeptit do gen A quy định dài hơn bình thường thì các gen Z, Y có thể sẽ mất khả năng phiên mã.

B. Một đột biến xảy ra ở vùng P của gen điều hòa có thể làm cho các gen Z, Y, A mất khả năng phiên mã

C. Nếu đột biến làm cho gen Y không được phiên mã thì các gen Z và A cũng không được phiên mã.

D. Một đột biến điểm xảy ra ở vùng P của operon có thể làm gen điều hòa tăng cường phiên mã.

Câu 4 (NB): Loại biến dị nào sau đây có thể sẽ làm cho sản phẩm của gen bị thay đổi về cấu trúc?

A. Biến dị thường biến B. Đột biến gen

C. Đột biến lệch bội D. Đột biến đa bội.

Câu 5 (TH): Khi nói về chu trình Canvin của quang hợp, phát biểu nào sau đây sai?

A. Giai đoạn khử đã chuyển hóa chất A1PG thành APG.

B. Không có NADPH thì không xảy ra giai đoạn khử

C. Không có ánh sáng thì vẫn chuyển hóa Ril,5DiP thành APG.

D. Giai đoạn tái tạo chất nhận đã chuyển hóa A1PG thành Ri1,5diP.

Câu 6 (TH): Khi nói về di truyền ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quá trình tái bản ADN chủ yếu xảy ra trong nhân.

B. ADN luôn có các prôtêin histon liên kết để bảo vệ.

C. Nếu ADN trong nhân bị đột biến sẽ luôn di truyền cho đời con.

D. Tất cả các tế bào đều có ADN ti thể và lục lạp.

Câu 7 (NB): Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen?

A. AABB B. aaBB. C. AaBb. D. Aabb

Câu 8 (TH): Khi nói về hoạt động của hệ mạch trong hệ tuần hoàn của người, phát biểu nào sau đây sai?

A. Máu di chuyển càng xa tim thì áp lực của máu lên thành mạch càng giảm

B. Nếu giảm thể tích máu thì sẽ làm giảm huyết áp

C. Máu di chuyển càng xa tim thì tốc độ lưu thông của máu càng chậm.

D. Vận tốc máu phụ thuộc chủ yếu vào tổng thiết diện của mạch máu

Câu 9 (VD): Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin có: 3’AXG GXA AXG TAA GGG5′, Các côđon mã hóa axit amin: 5’UGX3′, 5’UGU3′ quy định Cys; 5’XGU3′, 5’XGX3′; 5’XGA3′; 5’XGG3′ quy định Arg; 5’GGG3′, 5’GGA3′, 5’GGX3′, 5’GGU3′ quy định Gly; 5’AUU3′, 5’AUX3′, 5’AUA3′ quy định Ile; 5’XXX3′, 5’XXU3′, ‘XXA3, 5’XXG3′ quy định Pro; 5’UXX3’ quy định Ser, Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 bằng cặp G-X thì đó là đột biến trung tính.

II. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 bằng bất kì một cặp nuclêôtit nào cũng đều được gọi là đột biến trung tính.

III. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 của đoạn ADN nói trên bằng cặp G-X thì sẽ là đột biến trung tính.

IV. Đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 bằng cặp X-G thì sẽ làm cho chuỗi pôlipeptit bị thay đổi 1 axit amin.

A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Câu 10 (NB): Thành phần nào sau đây thuộc hệ dẫn truyền tim?

A. Van tim

B. Tĩnh mạch chủ

C. Động mạch chủ

D. Nút nhĩ thất.

Câu 11 (NB): Dạng đột biến nào sau đây có thể sẽ làm phát sinh các gen mới?

A. Đột biến đảo đoạn NST

B. Đột biến lặp đoạn NST

C. Đột biến đa bội

D. Đột biến lệch bội

Câu 12 (NB): Ở một loài động vật, xét 1 cơ thể có 2 cặp dị hợp Aa, Bb tiến hành giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và tạo ra được tối đa 4 loại giao tử. Kiểu gen của cơ thể trên là

A. AbaB

B. aabb

C. AABb.

D. aBaB

Câu 13 (NB): Khi nói về vai trò của hoán vị gen, phát biểu nào sau đây sai?

A. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.

B. Làm thay đổi cấu trúc của NST.

C. Sử dụng để lập bản đồ di truyền.

D. Tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp lại với nhau.

Câu 14 (TH): Trên cặp nhiễm sắc thể số 1 của người, xét 7 gen được sắp xếp theo trình tự ABCDEGH. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen H cũng nhân đôi 3 lần.

II. Nếu gen B phiên mã 40 lần thì gen E phiên mã 40 lần.

III. Nếu đột biến đảo đoạn BCDE thì có thể sẽ làm giảm lượng prôtêin do gen B tổng hợp.

IV. Nếu đột biến mất một cặp nuclêôtit ở gen C thì sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ gen C đến gen H.

A. 4

B. 3

C. 1

D. 2

Câu 15 (NB): Ở loài động vật nào sau đây, máu rời khỏi tâm thất luôn là máu đỏ thẫm?

A. Ếch

B. Cá chép

C. Rắn

D. Hổ

Câu 16 (NB): Trong điều kiện giảm phân không có đột biến, cơ thể nào sau đây luôn cho 2 loại giao tử?

A. XDEXde.

B. AaBb.

C. XDEY.

D. XDeXdE.

Câu 17 (VD): Theo dõi quá trình tính trạng chiều cao thân, màu sắc hoa và hình dạng lá ở 1 loài thực vật người ta nhận thấy mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Gen quy định chiều cao thân và màu sắc hoa nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể, gen quy định hình dạng lá nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể khác, trong đó lá tròn trội hoàn toàn so với lá xẻ. Cây thân cao, hoa đỏ, lá xẻ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng, lá xẻ (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ, lá xẻ. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 4 loại kiểu hình gồm 200 cây, trong đó 18 cây có thân thấp, hoa trắng, lá xẻ. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tần số hoán vị gen ở F1 là 40%.

II. Ở F2, có 32 cây thân cao, hoa trắng, lá xẻ.

III. Ở F2, có 18 cây thân cao, hoa đỏ, lá xẻ thuần chủng.

IV. Ở F2, có 32 cây thân thấp, hoa đỏ, lá xẻ.

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 18 (VD): Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 1 alen trội A hoặc B thì quy định hoa vàng; kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Gen A và B có tác động gây chết ở giai đoạn phôi khi trạng thái đồng hợp tử trội AABB. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong loài này có tối đa 4 loại kiểu gen về kiểu hình hoa vàng.

II. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ thu được các cây F1 có tỉ lệ kiểu hình 8:6:1.

III. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn với cây hoa trắng thì sẽ thu được F1 có 25% số cây hoa đỏ.

IV. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được cây thuần chủng với xác suất 1/3

A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 19 (TH): Khi nói về trao đổi nước của thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dòng mạch gỗ vận chuyển dòng nước từ rễ lên thân, lên lá.

B. Nếu áp suất thẩm thấu ở trong đất cao hơn áp suất thẩm thấu trong rễ thì nước sẽ thẩm thấu vào rễ.

C. Ở các cây sống dưới tán rừng, nước chủ yếu được thoát qua cutin (bề mặt lá).

D. Nếu lượng nước hút vào lớn hơn lượng nước thoát ra thì cây sẽ bị héo.

Câu 20 (VD): Cấu trúc di truyền của một quần thể tự phối ở thế hệ P là 0,1AABb : 0,2AaBB : 0,4AaBb: 0,2aaBb : 0,1aabb. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở F3, tần số alen A = 0,4.

II. Ở F4, quần thể có 9 kiểu gen.

III. Ở F3, kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 169/640.

IV. Ở F4, kiểu hình trội về cả 2 tính trạng chiếm tỉ lệ 697/2560

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 21 (NB): Ở thực vật, nước chủ yếu được thoát ra ngoài qua bộ phận nào sau đây của lá?

A. Mạch gỗ.

B. Bề mặt lá.

C. Mô dậu.

D. Khí khổng.

Câu 22 (NB): Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit diễn ra ở loại bào quan nào sau đây?

A. Bộ máy Gôngi.

B. Riboxom.

C. Lizôxôm

D. Nhân tế bào.

Câu 23 (TH): Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn, ở đời con, loại kiểu hình hoa trắng chiếm tỉ lệ

A. 37,5%

B. 75%

C. 56,25%

D. 6,25%

Câu 24 (NB): Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con của phép lai Aa × Aa là

A. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng

B. 100% hoa trắng

C. 100% hoa đỏ

D. 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng

Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2023 có đáp án (Đề 1)

Câu 1 (TH): Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là

A. ba loại U, G, X B. ba loại U, A, X

C. ba loại A, G, X D. ba loại G, A, U.

Câu 2 (NB): Ở thực vật, hooc môn có vai trò thúc quả chóng chín là

A. êtilen. B. axit abxixic. C. xitôkinin. D. auxin.

Câu 3 (TH): Những tập tính nào là những tập tính bẩm sinh?

A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.

B. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

C. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.

D. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

Câu 4 (TH): Một học sinh đã chỉ ra các hậu quả khi bón liều lượng phân bón hóa học cao quá mức cần thiết cho cây như sau:

1. Gây độc hại đối với cây.

2. Gây ô nhiễm môi trường.

3. Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết.

4. Dư lượng phân bón sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.

Tổ hợp ý đúng là

A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 3. C. 1, 2. D. 1, 2, 4.

Câu 5 (TH): Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là

A. đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza.

B. đều theo nguyên tắc bổ sung.

C. đều có sự hình thành các đoạn Okazaki.

D. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN.

Câu 6 (NB): Gen không phân mảnh có

A. vùng mã hoá liên tục. B. Các đoạn intrôn.

C. cả exôn và intrôn. D. Vùng mã hoá không liên tục.

Câu 7 (TH): Trong các thành phần dưới đây, có bao nhiêu thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?

1. Gen. 2. Nuclêôtit. 3. tARN. 4. Ribôxôm.

5. Enzim ARN pôlimeraza. 6. rARN. 7.ARN mồi. 8. Okazaki.

A. 4 B. 1 C. 2 D. 3

Câu 8 (TH): Mỗi gen mã hoá protein điển hình gồm các vùng theo trình tự là

A. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc.

B. vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc.

C. vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.

D. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá.

Câu 9 (TH): Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ như sau:

1. Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.

2. Hạt bé của ribôxôm gắn với mARN tại mã mở đầu

3. tARN có anticodon là 3’UAX5′ rời khỏi ribôxôm.

4. Hạt lớn của ribôxôm gắn với hạt bé.

5. Phức hợp [fMet-tARN] đi vào vị trí mã mở đầu.

6. Phức hợp [aa2-tARN] đi vào ribôxôm.

7. Hạt lớn và hạt bé của ribôxôm tách nhau ra.

8. Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2.

9. Phức hợp [aa1-tARN] đi vào ribôxôm.

Trình tự nào sau đây đúng?

A. 2,5,4,9,1,3,6,8,7 B. 2,4,1,5,3,6,8,7

C. 2,4,5,1,3,6,7,8 D. 2,5,1,4,6,3,7,8.

Câu 10 (NB): Hãy ảnh dưới đây mô tả giai đoạn nào của quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân sơ?

A. Kết thúc. B. Kéo dài. C. Mở đầu. D. Hoạt hóa axit amin.

Câu 11 (NB): Thể vàng sản sinh ra hoocmôn:

A. Prôgestêrôn B. LH. C. FSH D. GnRH

Câu 12 (TH): Ở sinh vật nhân thực, trình tự nucleotit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa axit amin được gọi là

A. đoạn êxôn B. vùng vận hành C. đoạn intron D. gen phân mảnh

Câu 13 (TH): Trong quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn E.coli, xét trên toàn bộ phân tử ADN

A. Hai mạch mới được tổng hợp gián đoạn.

B. Hai mạch mới được tổng hợp liên tục.

C. Theo chiều tháo xoắn, mạch 3’ → 5’ được tổng hợp liên tục, mạch 5’ → 3’ được tổng hợp gián đoạn.

D. Mạch mã gốc được tổng hợp liên tục, mạch bổ sung được tổng hợp gián đoạn.

Câu 14 (TH): Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin.

B. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metiônin.

C. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X

D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.

Câu 15 (NB): Trong số các vitamin A, B, C, D, K, E thì vitamin nào tan trong nước?

A. A, D, E, K B. B,C C. A, B, C, D D. B, C, D, E.

Câu 16 (NB): Cho 1 mARN sơ khai ở sinh vật nhân thực có trình tự các nucleotit như sau

5’ … XAGGXAUGUGGXUUGGGUUUAAAUGX …3’.

Hỏi 5 nuclêôtit đầu tiên của mARN được phiên mã từ vùng nào của gen?

A. Vùng mã hóa B. Vùng kết thúc C. Các intron D. Vùng điều hòa

Câu 17 (NB): Hình thức sống của virut là :

A. Sống kí sinh không bắt buộc B. Sống kí sinh bắt buộc

C. Sống cộng sinh D. Sống hoại sinh

Câu 18 (NB): Trong cấu trúc chung của gen cấu trúc, ranh giới giữa vùng điều hòa và vùng mã hóa là

A. bộ ba kết thúc B. bộ ba đối mã C. bộ ba mở đầu D. bộ ba mã hóa

Câu 19 (NB): Trong quá trình nhân đôi ADN, các enzim tham gia gồm:

(1) enzim ADN pôlimeraza. (2) enzim ligaza.

(3) các enzim tháo xoắn. (4) enzim ARN pôlimeraza tổng hợp đoạn mồi.

Trình tự hoạt động của các enzim là

A. (3); (4); (1); (2) B. (2); (3); (1); (4)

C. (4); (3); (2); (1) D. 3); (2); (1); (4).

Câu 20 (TH): Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mã di truyền?

(1) là mã bộ 3. (2) gồm 62 bộ ba.

(3) có 3 mã kết thúc. (4) mang tính thoái hóa.

A. 3 B. 4 C. 2 D. 1

Câu 21 (TH): Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12, trong trường hợp trên mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng xét một cặp gen dị hợp. Nếu có đột biến lệch bội dạng ba nhiễm (2n +1) xảy ra, thì số kiểu gen dạng ba nhiễm (2n +1) khác nhau được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là

A. 48 B. 6 C. 12 D. 24

Câu 22 (TH): Từ 3 loại nuclêôtit là U, G, X có thể tạo ra bao nhiêu mã bộ ba chứa ít nhất một nuclêôtit loại X?

A. 19 B. 27 C. 37 D. 8

Câu 23 (NB): Cho hai NST có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu * biểu hiện cho tâm động). Đột biến tạo ra NST có cấu trúc MNOCDE*FGH và ABPQ*R thuộc đạng dột biến

A. đảo đoạn có tâm động B. đảo đoạn ngoài tâm động

C. chuyển đoạn không tương hỗ D. chuyển đoạn tương hỗ

Câu 24 (TH): Một chủng vi khuẩn E. coli bị đột biến không thể phân giải được đường latose mà chỉ có thể phân giải được các loại đường khác. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là:

A. Đột biến gen đã xảy ra hoặc ở vùng khởi động hoặc ở vùng mã hóa của gen thuộc Operon Lac.

B. Đột biến gen đã xảy ra ở vùng khởi động của Operon Lac.

C. Đột biến gen đã xảy ra ở vùng vận hành của Operon Lac.

D. Đột biến gen đã xảy ra ở vùng mã hóa của một trong các gen của Operon Lac.

Câu 25 (NB): Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 20. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp NST. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này?

A. 19 B. 21 C. 10 D. 11

Câu 26 (TH): Một gen rất ngắn được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm có trình tự nuclêôtit như sau:

Mạch I: (1) TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG GTA XAT (2)

Mạch II: (1) ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX XAT GTA (2)

Gen này dịch mã trong ống nghiệm cho ra 1 phân tử prôtêin chỉ gồm 5 axit amin. Hãy cho biết mạch nào được dùng làm khuôn để tổng hợp ra mARN và chiều phiên mã trên gen?

A. Mạch II làm khuôn, chiều phiên mã từ (1) → (2).

B. Mạch I làm khuôn, chiều phiên mã từ (2) → (1).

C. Mạch I làm khuôn, chiều phiên mã từ (1) → (2).

D. Mạch II làm khuôn, chiều phiên mã từ (2) → (1).

Câu 27 (TH): Trường hợp nào dưới đây không thuộc dạng đột biến lệch bội?

A. Tế bào sinh dục thừa 1 NST

B. Tế bào sinh dưỡng có một cặp NST gồm 4 chiếc

C. Trong tế bào sinh dưỡng thì mỗi cặp NST đều chứa 3 chiếc.

D. Tế bào sinh dưỡng thiếu 1 NST trong bộ NST

Câu 28 (VD): Ở vi khuẩn E.Coli, giả sử có 5 chủng đột biến như sau:

Chủng 1. Đột biến ở vùng khởi động của gen điều hòa R làm cho gen này không phiên mã.

Chủng 2. Đột biến ở gen điều hòa R làm cho prôtêin do gen này tổng hợp mất chức năng.

Chủng 3. Đột biến ở vùng khởi động của opreron Lac làm cho vùng này không thực hiện chức năng.

Chủng 4. Đột biến ở vùng vận hành của opreron Lac làm cho vùng này không thực hiện chức năng.

Chủng 5. Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho prôtêin do gen này quy định mất chức năng.

Các chủng đột biến có Operon Lac luôn hoạt động trong môi trường có hoặc không có lactôzơ là

A. 1, 2, 4, 5 B. 2, 3, 4, 5 C. 1, 2, 4. D. 2, 4, 5

Câu 29 (TH): Trên một chạc chữ Y của đơn vị nhân đôi có 232 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi trong đơn vị nhân đôi trên là:

A. 468 B. 464 C. 466 D. 460

Câu 30 (TH): Một chuỗi pôlinuclêôtit được tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp hai loại nuclêôtit với tỉ lệ là 80% nuclêôtit loại A và 20% nuclêôtit loại U. Giả sử sự kết hợp các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì tỉ lệ mã bộ ba AAU là

A. 1/125 B. 16/125 C. 64/125 D. 4/125

Câu 31 (TH): Một gen mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080Å. Trên mạch 1 của gen có A1 = 260 nuclêôtit, T1 = 220 nuclêôtit. Gen này thực hiện nhân đôi một số lần sau khi kết thúc đã tạo ra tất cả 64 chuỗi pôlinuclêôtit. Số nuclêôtit từng loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen nói trên là:

A. A=T=30240; G=X=45360 B. A=T=29760; G=X=44640

C. A=T=16380; G=X=13860 D. A=T=14880; G=X=22320

Câu 32 (TH): Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?

A. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản.

B. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

C. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động.

D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy hoạt động của gen có thể bị thay đổi.

Câu 33 (VDC): Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen B. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là

A. mất một cặp A – T

B. mất một cặp G – X

C. thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X

D. thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T

Câu 34 (NB): Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng

A. mất đoạn nhiễm sắc thể B. lặp đoạn nhiễm sắc thể

C. đảo đoạn nhiễm sắc thể D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể

Câu 35 (TH): Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?

A. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến

B. Gen đột biến khi đã phát sinh chắc chắn được biểu hiện ngay ra kiểu hình

C. Đột biến gen làm thay đổi chức năng của prôtêin thường có hại cho thể đột biến

D. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen

Câu 36 (TH): Nhiễm sắc thể dài gấp nhiều lần so với đường kính tế bào, nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân vì

A. nó được cắt thành nhiều đoạn

B. đường kính của nó rất nhỏ

C. nó được dồn nén lai thành nhân con

D. nó được đóng xoắn ở nhiều cấp độ.

Câu 37 (NB): Phát biểu nào sau đây không đúng về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?

A. Trên nhiễm sắc thể có tâm động là vị trí để liên kết với thoi phân bào.

B. Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ ARN và prôtêin loại histôn.

C. Trên một nhiễm sắc thể có nhiều trình tự khởi đầu nhân đôi.

D. Vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ nhiễm sắc thể.

Câu 38 (VD): Giả sử một đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit như sau:

3’ GAU – AUG- XXX – AAA- UAG – GUA – XGA-5’

Khi được dịch mã thì chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh hình thành gồm bao nhiêu axit amin?

A. 5 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 39 (NB): Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là

A. Claiphentơ, máu khó đông, Đao B. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu.

C. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ D. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ

Câu 40 (TH): Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân consixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây?

(1) AAAA. (2) AAAa. (3) AAaa. (4) Aaaa. (5) aaaa.

Phương án đúng là:

A. (1), (4) và (5) B. (1), (2) và (3) C. (1), (3) và (5) D. (1), (2) và (4)

ĐÁP ÁN

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án D

Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là G,A,U vì bộ ba mở đầu và kết thúc đều có G,U,A.

Câu 2: Đáp án A

Ethylene (Êtilen) là hormone có vai trò thúc quả chóng chín.

Câu 3: Đáp án D

Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là ví dụ về tập tính bẩm sinh.

Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy là tập tính học được.

Câu 4: Đáp án D

Bón phân hóa học cao quá mức cần thiết cho cây sẽ gây ra :

1. Gây độc hại đối với cây.

2. Gây ô nhiễm môi trường.

4. Dư lượng phân bón sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.

Câu 5: Đáp án B

Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là đều theo nguyên tắc bổ sung.

A sai, ADN pol chỉ xúc tác cho nhân đôi ADN, phiên mã là do ARN pol

C sai, phiên mã không hình thành đoạn Okazaki

D sai, phiên mã chỉ diễn ra ở vùng mã hóa của gen.

Câu 6: Đáp án A

Gen không phân mảnh có vùng mã hoá liên tục. Gen phân mảnh có vùng mã hoá không liên tục.

Câu 7: Đáp án D

Các thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ là: 1,2,5

Câu 8: Đáp án C

Mỗi gen mã hoá protein (gen cấu trúc) điển hình gồm các vùng theo trình tự là:

(SGK Sinh 12 trang 6)

Câu 9: Đáp án A

Trình tự đúng là:

(2) Hạt bé của ribôxôm gắn với mARN tại mã mở đầu

(5) Phức hợp [fMet-tARN] đi vào vị trí mã mở đầu.

(4) Hạt lớn của ribôxôm gắn với hạt bé.

(9) Phức hợp [aa1-tARN] đi vào ribôxôm.

(1) Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.

(3) tARN có anticodon là 3’UAX5′ rời khỏi ribôxôm.

(6) Phức hợp [aa2-tARN] đi vào ribôxôm.

(8) Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2.

(7) Hạt lớn và hạt bé của ribôxôm tách nhau ra.

(SGK Sinh 12 trang 13)

Câu 10: Đáp án A

Hình ảnh trên mô tả giai đoạn kết thúc quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit:

Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN (UAA) thì quá trình dịch mã hoàn tất.

Câu 11: Đáp án A

Thể vàng sản sinh Progesteron.

Câu 12: Đáp án C

Ở sinh vật nhân thực, trình tự nucleotit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa axit amin được gọi là intron.

Câu 13: Đáp án A

Trong quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn E.coli, vì chỉ có 1 đơn vị sao chép, xét trên toàn bộ phân tử hai mạch mới được tổng hợp gián đoạn.

Câu 14: Đáp án B

Phát biểu đúng là B.

A sai, một mã di truyền chỉ có thể mã hóa cho 1 axit amin (Tính đặc hiệu của mã di truyền)

C sai, ARN không có T

D sai, các ARN đều có mạch đơn.

Câu 15: Đáp án B

Trong số các vitamin A, B, C, D, K, E thì vitamin B, C tan trong nước.

Câu 16: Đáp án D

Ta thấy bộ ba mở đầu: 5’ …XAGGXAUGUGGXUUGGGUUUAAAUGX…3’.

5 nucleotit đầu tiên của mARN được phiên mã từ vùng điều hòa của gen (từ bộ ba mở đầu là vùng mã hóa)

Cấu trúc của 1 gen cấu trúc :

Câu 17: Đáp án B

Hình thức sống của virut là sống kí sinh bắt buộc.

Câu 18: Đáp án C

Trong cấu trúc chung của gen cấu trúc, ranh giới giữa vùng điều hòa và vùng mã hóa là bộ ba mở đầu.

Câu 19: Đáp án A

Trong quá trình nhân đôi ADN, thứ tự các enzim tham gia gồm: (3) các enzim tháo xoắn; (4) enzim ARN pôlimeraza tổng hợp đoạn mồi; (1) enzim ADN pôlimeraza; (2) enzim ligaza.

Câu 20: Đáp án A

Phát biểu đúng về mã di truyền là: 1,3,4

Ý (2) sai, gồm 64 bộ ba.

Câu 21: Đáp án C

Trên mỗi cặp NST xét 1 cặp gen dị hợp; VD cặp NST số 1: Aa → 2n +1 có 2 loại kiểu gen là Aaa hoặc AAa

→ mỗi thể ba ở mỗi cặp NST khác nhau có 2 loại kiểu gen

→ số dạng ba nhiễm tối đa là 2×6 = 12

Câu 22: Đáp án A

Có 3 loại nucleotit → số bộ ba là: 33 = 27

Số bộ ba chứa ít nhất 1 X = 27 – số bộ ba không chứa X

Số bộ ba không chứa X là: 23 = 8 (chỉ có 2 loại U,G)

Vậy số bộ ba chứa ít nhất một nuclêôtit loại X là: 27 – 8 = 19.

Câu 23: Đáp án C

Trước đột biến: ABCDE*FGH; MNOPQ*R

Sau đột biến: MNOCDE*FGH và ABPQ*R

Đây là dạng đột biến chuyển đoạn không tương hỗ.

Câu 24: Đáp án A

Chủng vi khuẩn này không phân giải được lactose mà chỉ phân giải được đường khác → chủng này không có enzyme phân giải lactose. Đột biến có thể xảy ra là:

Đột biến gen đã xảy ra ở vùng khởi động → ARN pol không bám vào để phiên mã được.

+ Ở vùng mã hóa của gen thuộc Operon Lac → chuỗi polipeptit không có hoạt tính sinh học.

Câu 25: Đáp án C

2n = 20 → có 10 cặp gen → có tối đa 10 dạng thể một (2n -1) ở các cặp NST khác nhau.

Câu 26: Đáp án B

Codon mở đầu là AUG → triplet trên gen: TAX- → Mạch I là mạch khuôn.

Vì 2 đầu đều có TAX nên ta xét triplet thứ 7 thuộc mạch 1 theo cả 2 chiều:

Mạch I: (1) TAX ATG ATX ATT TXA(2) AXT AAT(1) TTX TAG GTA XAT (2) (các triplet in đậm được đọc theo 1 chiều; triplet gạch chân theo 1 chiều)

Xét triplet (1): (1)AAT(2) → trên mARN: UUA không phải mã kết thúc

Xét triplet (2): (2)AXT(1) → trên mARN: UGA là mã kết thúc → chiều phiên mã là: (2) → (1).

Câu 27: Đáp án C

Là sự biến đổi số lượng NST xảy ra ở 1 hay một số cặp NST tương đồng trong tế bào, tạo nên các thể lệch bội.

A: n +1

B: 2n +2

C: 3n

D: 2n -1

Vậy thể C là đa bội, không phải lệch bội.

Câu 28: Đáp án C

Phương pháp giải:

Sơ đồ hoạt động của Operon Lac:

+ Khi không có lactose

+ Khi có lactose:

Giải chi tiết:

Operon Lac luôn hoạt động trong môi trường có hoặc không có lactôzơ khi:

+ Đột biến ở gen điều hòa R làm cho prôtêin do gen này tổng hợp mất chức năng → không tổng hợp được protein ức chế → Chủng 1,2

+ Đột biến ở vùng vận hành của opreron Lac làm cho vùng này không thực hiện chức năng → Protein ức chế không gắn được vào→ Chủng 4

Câu 29: Đáp án C

Phương pháp giải:

Xét với 1 chạc chữ Y

Mạch được tổng hợp liên tục có 1 đoạn mồi để khởi đầu , 0 đoạn Okazaki

Mạch được tổng hợp gián đoạn có: số đoạn mồi = số đoạn Okazaki

Trong một đơn vị tái bản thì có hai chạc chữ Y nên số đoạn mồi xuất hiện trong một chạc chữ Y là

Số đoạn mồi = Số đoạn okazaki + 2

Trong cả đơn vị tái bản: 2×Số đoạn okazaki + 2

Giải chi tiết:

Trên một chạc chữ Y của đơn vị nhân đôi có 232 đoạn Okazaki.

Số đoạn mồi trong đơn vị nhân đôi trên là 2×232 +2 = 466 đoạn mồi.

Câu 30: Đáp án B

Tỉ lệ mã bộ ba AAU là:

Câu 31: Đáp án D

Số nucleotit của gen: nucleotit

Trong đó: A = T = 260 + 220 = 480, G = X = 720.

Số chuỗi polynucleotit: 2 × 2n = 64 → n = 5 → 5 lần tự sao.

Số nucleotit cung cấp mỗi loại: A = T = 480 × (25 – 1) = 14880, G = X = 720 × (25 – 1) = 22320.

Câu 32: Đáp án C

Phát biểu sai về đột biến đảo đoạn NST là: C. Đảo đoạn NST thường không xảy ra ở đầu mút, có thể xảy ra ở đoạn mang tâm động.

Câu 33: Đáp án D

NB = 2L/3,4 =1300

HB = 2AB + 3GB = 1669

gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin

Tmt = (TB + Tb)(22 – 1) = 1689 → Tb = 282

Xmt = (XB + Xb)(22 – 1) = 2211 → Xb = 368

Dạng đột biến này là thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.

Câu 34: Đáp án B

Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng lặp đoạn NST. (SGK Sinh 12 trang 25)

Câu 35: Đáp án B

Phát biểu sai về đột biến gen là: B, đột biến gen có thể không biểu hiện ra kiểu hình. VD: ở cơ thể Aa, gen a không biểu hiện ra kiểu hình.

Câu 36: Đáp án D

Nhiễm sắc thể dài gấp nhiều lần so với đường kính tế bào, nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân vì nó được đóng xoắn ở nhiều cấp độ tạo thành nhiễm sắc thể.

Câu 37: Đáp án B

Phát biểu sai về NST ở sinh vật nhân thực là B: NST được cấu tạo từ ADN và protein histon.

Câu 38: Đáp án B

mARN được dịch mã theo chiều 5’ – 3’; bộ ba mở đầu là 5’AUG3’

3’ GAU – AUG- XXX – AAA- UAG – GUA – XGA-5’

KT MĐ

Bộ ba kết thúc 5’UAG3’

Protein sẽ có 4 axit amin.

Câu 39: Đáp án D

Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là: Claiphentơ (XXY), Đao (3 NST số 21), Tơcnơ (XO).

Câu 40: Đáp án C

Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân consixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội: AAAA; AAaa; aaaa

Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2023 có đáp án (Đề 5)

Câu 1 (TH): 4 đoạn phân tử ADN mạch kép có trình tự các nuclêôtit trong mạch mã gốc nhu sau:

Phân tử ADN 1: 3’ATTGAXATAT 5’ – Phân tử ADN 2: 3’AGTGAXAXGT 5’

Phân tử ADN 3: 3’ATXGAXATAT 5’ – Phân tử ADN 4: 3’ATXTAXATAT 5’

Đoạn phân tử ADN nào có tính ổn định cao nhất khi chịu tác động bởi nhiệt độ?

A. Phân tử ADN 3. B. Phân tử ADN 1.

C. Phân tử ADN 4. D. Phân tử ADN 2

Câu 2 (NB): Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong quá trình nhân đôi ADN?

A. bắt cặp với G, T bắt cặp với X. B. A bắt cặp với X, G bắt cặp với T.

C. A bắt cặp với U, G bắt cặp với X D. A bắt cặp với T, G bắt cặp với X.

Câu 3 (NB): Trong các kiểu gen dưới đây, kiểu gen nào khi giảm phân bình thường chỉ cho một loại giao tử

A. aaBB. B. AaBb. C. Aabb. D. AABb.

Câu 4 (NB): Sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình được gọi là

A. sự mềm dẻo của kiểu hình. B. di truyền liên kết.

C. tương tác gen. D. tác động đa hiệu của gen.

Câu 5 (TH): Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.

B. Các đoạn Okazaki được hinh thành trên mạch khuôn 5’→3’.

C. Enzim ADN polimeraza xúc tác sự bắt cặp bổ sung giữa các nuclêôtit tự do với các nuclêôtit trong mạch khuôn.

D. Enzim ADN ligaza xúc tác sự hình thành các đoạn Okazaki.

Câu 6 (NB): Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là

A. hiện tượng di truyền của các gen trên cùng một NST.

B. hiện tượng di truyền của các gen trên cặp NST giới tính.

C. hiện tượng tiếp hợp và trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 NST tương đồng.

D. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.

Câu 7 (TH): Có hai tế bào sinh tinh đều có kiểu gen , đều di vào quá trình giảm phân bình thường nhưng chỉ có một trong hai tế bào đó có xảy ra hoán vị gen. số loại giao tử tối đa có thể tạo ra từ hai tế bào sinh tinh nói trên là

A. 8 B. 16 C. 6 D. 4

Câu 8 (VD): Người ta chuyển một số tế bào vi khuẩn E.coli có phận tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường nuôi cấy chỉ có N14. Các tế bào vi khuẩn này đều thực hiện phân đôi 3 lần liên tiếp tạo ra các tế bào con. Các tế bào vi khuẩn mới sinh ra có chứa 90 phân tử ADN vùng nhân chỉ toàn N14. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Số tế bào vi khuẩn ban đầu là 10.

2. Tổng số phân tử ADN con được tạo ra là 120.

3. Số phân tử ADN con chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 15.

4. Số phân tử ADN con có chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 30.

A. 4 B. 3 C. 1 D. 2

Câu 9 (TH): Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau quy định. Khi có mặt đồng thời alen trội A và B thì hoa có màu đỏ; khi có mặt của một loại alen trội (A hoặc B) thì hoa có màu hồng; khi có toàn alen lặn thì hoa có màu trắng.

Người ta thực hiện phép lai: P: AaBb × Aabb, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình theo lí thuyết là

A. 3 hồng:4 đỏ:1 trắng B. 1 đỏ: 3 trắng

C. 3 đỏ: 5 trắng D. 3 đỏ: 4 hồng:1 trắng

Câu 10 (NB): Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể

A. Có tác dụng bảo vệ cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.

B. là nơi tổng hợp rARN cho tế bào.

C. là điểm khởi đầu quá trình nhân đôi ADN.

D. là nơi liên kết của nhiễm sắc thể với thoi vô sắc trong quá trình phân bào.

Câu 11 (TH): Một cơ thể dị hợp về 3 cặp gen (Aa, Bb, Dd) năm trên 2 cặp NST tương đồng. Khi giảm phân cơ thể này tử giao tử ABD chiếm tỉ lệ xấp xỉ 10%. Biết rằng không xảy ra hiện tượng đột biến. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của cơ thể này là

Câu 12 (VD): Ở gà, gen qui định màu sắc lông nằm ở vùng không tương đồng trên NST X, gen có hai alen, alen A qui định lông vằn, trội hoàn toàn so với alen a qui định lông không vằn; Gen qui định chiều cao chân nằm trên NST thường, gen có hai alen, alen B qui định chân cao, trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp.

Cho gà trống lông vằn, chân thấp thuần chủng giao phối với gà mái lông không vằn, chân cao chủng thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau để thu được F2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Tất cả gà lông không vằn, chân thấp ở F2 đều là gà mái.

2. Tất cả gà lông vằn, chân cao ở F2 đều là gà trống.

3. Trong số gà trống lông vằn, chân cao ở F2, gà thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/6

4. Trong số gà mái ở F2, gà mái lông vằn, chân thấp chiếm tỉ lệ 1/4.

A. 3 B. 1 C. 4 D. 2

Câu 13 (TH): Bệnh mù màu ở người là do alen lặn nằm trên vùng không tương đồng trên NST X qui định, alen trội qui định mắt nhìn bình thường. Một cặp vợ chồng đều bình thượng sinh con bị bệnh mù màu. Giả sử không có hiện tượng đột biến. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?

A. Người vợ có chứa alen gây bệnh mù màu.

B. Nếu cặp vợ chổng này sinh con gái thì chắc chắn đứa trẻ không bị bệnh.

C. Đứa con đã nhận được alen qui định bệnh mù màu từ người bố.

D. Đứa con bị bệnh mù màu là con trai.

Câu 14 (TH): Nhận xét nào sau đây về hoán vị gen là không đúng?

A. Tần số hoán vị gen thường nhỏ hơn 50%.

B. Làm tăng biến dị tổ hợp.

C. Các gen càng xa nhau thì tần số hoán vị gen càng nhỏ và ngược lại.

D. Là hiện tượng đổi vị trí cho nhau giữa các gen alen trong giảm phân.

Câu 15 (NB): Đặc điểm nào sau đây giúp xác định chính xác về cây đa bội?

A. Tế bào có số lượng nhiễm sắc thể tăng gấp bội.

B. Các cơ quan sinh dưỡng có kích thước lớn.

C. Khả năng kết hạt kém.

D. Tế bào có cường độ trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ.

Câu 16 (TH): Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép

B. Trong phân tử ADN có chứa gốc axit photphoric và các bazơ nitơ A, T, G, X.

C. Một bộ ba mã di truyền mã hóa cho một số loại axit amin.

D. Đơn phân của phân tử ARN có chứa một gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitơ A, U, G, X.

Câu 17 (NB): Nếu các alen lặn đều là gen đột biến thì cá thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đột biến

A. AAbbCCDD B. AaBBCcDd C. AaBbCCDD D. AaBbCcDd.

Câu 18 (NB): Theo quy luật phân ly độc lập, nếu F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb) thì F2 có số kiểu gen là

A. 3 B. 9 C. 2 D. 16

Câu 19 (NB): Ở cây hoa phấn, kiểu gen BB quy định hoa đỏ, Bb quy định hoa hồng, bb quy định hoa trắng. Cho các phép lai:

(1) BB × BB (2) BB × Bb (3) BB × bb (4) Bb × Bb

Có bao nhiêu phép lai cho kết quả 100% hoa đỏ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 20 (NB): Đậu Hà Lan 2n = 14, số nhóm gen liên kết của loài này là

A. 8 B. 5 C. 7 D. 14

Câu 21 (NB): Có tất cả bao nhiêu loại bộ ba được sử dụng để mã hoá các axit amin?

A. 64 B. 60 C. 63 D. 61

Câu 22 (TH): Một đột biến gen ở sinh vật nhân sơ làm mất 3 cặp nuclêôtit ở vị trí số 6, 10 và 12 (chỉ tính trên vùng mã hóa). Cho rằng bộ ba mới và bộ ba cũ không cùng mã hóa một loại axit amin và đột biến không ảnh hưởng đến bộ ba kết thúc. Hậu quả của đột bien trên đối với chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh là:

A. Mất 1 axit amin và làm thay đổi 3 axit amin đầu tiên của chuỗi pôlipeptit.

B. Mất 1 axit amin và làm thay đổi 3 axit amin liên tiếp sau axit amin thứ nhất của chuỗi pôlipeptit.

C. Mất 1 axit ainin và làm thay đổi 2 axit amin liên tiếp sau axit amin thứ nhất của chuỗi pôlipeptit.

D. Mất 1 axit amin và làm thay đổi 2 axit amin đầu tiên của chuôi pôlipeptit.

Câu 23 (TH): ở một loài thực vật 2n = 8, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến tạo ra các dạng lệch bội. Dạng nào sau đây là thể một?

A. AaBbDEe. B. AaBbDdEe. C. AaaBbDdEe. D. AaBbEe.

Câu 24 (NB): Cơ thể có kiểu gen AabbDDEe khi giảm phân bình thường cho ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?

A. 2 B. 8 C. 4 D. 16

Câu 25 (NB): Ở một loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng Theo lí thuyết, phép lai nào dưới đây cho đời con có 50% cây hoa trắng?

A. Aa × Aa B. AA × Aa. C. Aa × aa. D. aa × aa.

Câu 26 (TH): Hóa chất 5BU là chất đồng đẳng của timin nên có thể gây ra đột biến

A. thay thế cặp A – T bằng cặp T – A.

B. thay thế cặp G – X bằng cặp T – A.

C. thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.

D. thay thế cặp G – X băng cặp X – G.

Câu 27 (TH): Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh; alen B quy định hạt trơn là trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Khi tiến hành phép lai giữa cây có kiểu gen AaBb với cây có kiểu gen aabb. Theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu hình ở đời con thu được sẽ là

A. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

B. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

C. 3 vảng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.

D. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

Câu 28 (TH): Trong quá trình tiến hóa, loại đột biến cấu trúc NST nào sau đây tạo điều kiện thuận lại cho đột biến gen tạo nên các gen mới?

A. Lặp đoạn B. Mất đoạn C. Đảo đoạn D. Chuyển đoạn

Câu 29 (TH): Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là :

A. 5 B. 4 C. 3 D. 6

Câu 30 (NB): Bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài 2n=14. Thể đột biến tứ bội của loài này có số nhiễm sắc thể là

A. 18 B. 28 C. 16 D. 21

Câu 31 (NB): Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac, sự kiện nào sau diễn ra khi môi trường nuôi cấy không có đường lactôzơ?

A. Prôtêin ức chế bám vào vùng khởi động promotor (P).

B. Enzim ARN polymeraza bám vào vùng vận hành (O).

C. Gen điều hòa (R) hoạt động và tổng hợp prôtêin ức chế.

D. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra phân tử mARN tương ứng.

Câu 32 (NB): Cơ chế phát sinh thể tự đa bội là

A. tất cả các cặp nhiễm sắc thể đã dược nhân đôi nhưng không phân li

B. tất cá các cặp nhiễm sắc thể đã được nhân đôi nhựng có một số cặp NST không phân li

C. một số cặp nhiễm sắc thể duợc nhân đôi nhưng không phân li.

D. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể đã được nhân đôi nhưng có một cặp NST không phân li.

Câu 33 (NB): Theo Jacôp và Mônô, cấu tạo Ôpêron Lac gồm các thành phần có trình tự sắp xếp

A. vùng khởi động (P) → nhóm gen cấu trúc → gen điều hòa (R).

B. gen điều hòa (R) → nhóm gen cấu trúc → vùng khởi động (P).

C. vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → nhóm gen cấu trúc.

D. Vùng vận hành (O) → vùng khởi động (P) → nhóm gen cấu trúc.

Câu 34 (NB): Vùng điều hòa nằm ở vị trí nào trong gen cấu trúc?

A. Nằm ở đầu 3’của mạch mã gốc. B. Nằm ở đầu 3’của mạch bổ sung.

C. Nằm ở đầu 5’của mạch mã gốc. D. Nằm ở đầu 5’của mạch bổ sung.

Câu 35 (NB): Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, ông cho cây hoa đỏ (thuần chủng) lai với cây hoa trắng (thuần chủng) thu được F1 có 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn để tạo F2, F2 có tỷ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ là

A. 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. B. 100% cây hoa đỏ.

C. 3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng D. 100% cây hoa trắng.

Câu 36 (NB): Đơn vị cấu trúc cơ bản theo chiều dọc của nhiễm sắc thể là

A. nuclêic. B. nuclêôtit. C. nuclêôxôm. D. cromatit.

Câu 37 (TH): Một nhiễm sắc thể có trình tự các gen được sắp xếp như sau: ABCD*EFG (* là tâm động của nhiễm sắc thể). Đột biến hình thành nhiễm sắc thể có trình tự sắc xếp các gen như sau : ADCB*EFG. Đột biến đã xảy ra đối với nhiễm sắc thể trên thuộc dạng

A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. mất đoạn. D. lặp đoạn

Câu 38 (TH): Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể.

B. Đột biến gen có thể làm thay đổi chức năng của prôtêin do chúng tổng hợp theo hướng có lợi

C. Đột biến điểm là những biến đổi chỉ liên quan đển một cặp nuclêôtit trong cấu trúc của gen

D. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.

Câu 39 (NB): Cho các cá thể có kiểu gen dưới đây, có bao nhiêu cá thể là thể đồng hơp?

(1)AAbbDD. (2)AaBbDd. (3)AABBDD. (4)AABBDd

A. 4 B. 1 C. 3 D. 2

Câu 40 (NB): Cơ thể có kiểu gen khi giảm phân bình thường cho ra giao tử AB chiếm tỉ lệ

A. 75% B. 12,5% C. 50% D. 25%

ĐÁP ÁN

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án D

Xét tỉ lệ ở các phân tử này:

Phân tử ADN 1: 3’ATTGAXATAT 5’ →

Phân tử ADN 2: 3’AGTGAXAXGT 5’→

Phân tử ADN 3: 3’ATXGAXATAT 5’→

Phân tử ADN 4: 3’ATXTAXATAT 5’→ Chỉ có A và T

Đoạn phân tử ADN 2 sẽ ổn định nhất khi chịu tác động của nhiệt độ vì tỉ lệ G-X lớn.

Câu 2: Đáp án D

Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong quá trình nhân đôi ADN: A bắt cặp với T, G bắt cặp với X

Câu 3: Đáp án A

Cơ thể có kiểu gen đồng hợp sẽ giảm phân cho 1 loại giao tử.

Câu 4: Đáp án C

Sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình được gọi là tương tác gen.

SGK Sinh 12 trang 42.

Câu 5: Đáp án D

Phát biểu sai về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực là: D

Các đoạn Okazaki được ADN pol xúc tác hình thành. ADN ligaza có vai trò nối các đoạn Okazaki.

SGK Sinh 12 trang 9.

Câu 6: Đáp án D

Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.

Câu 7: Đáp án C

Tế bào giảm phân không có HVG tạo 2 loại giao tử.

Tế bào giảm phân có HVG tạo 4 loại giao tử.

Vậy có thể tạo ra 6 loại giao tử (trong điều kiện sự phân li các NST kép của tế bào 1 và tế bào 2 là khác nhau)

Câu 8: Đáp án D

Gọi a là số tế bào vi khuẩn ban đầu, mỗi tế bào có 1 phân tử ADN

Sau 3 lần nhân đôi, a tế bào tạo: a(23 – 2) = 90 → a = 15 tế bào; hay 15 phân tử ADN → (1) sai

Tổng số phân tử ADN con là: 15 x 23 = 120 → (2) đúng

Số phân tử ADN chỉ chứa N15 là 0 (vì phân tử nào cũng có ít nhất 1 mạch N14) → (3) sai

Số phân tử ADN con có chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 15×2=30 (15 phân tử ADN ban đầu, mỗi phân tử có 2 mạch) → (4) đúng.

Câu 9: Đáp án D

A-B-: đỏ; A-bb/aaB- hồng; aabb: trắng

P: AaBb × Aabb →(1AA:2Aa:1aa)(1Bb:1bb) → 3A-Bb:3A-bb:1aaBb:1aabb

Kiểu hình: 3 đỏ: 4 hồng:1 trắng

Câu 10: Đáp án A

Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau (SGK Sinh 12 trang 23)

Câu 11: Đáp án B

Giao tử: ABD = 10% → → BD là giao tử hoán vị và bằng

Vậy kểu gen của cơ thể này là:

Câu 12: Đáp án D

Ở gà: XX là con trống; XY là con mái.

A- lông vằn; a- lông không vằn

B- chân cao; b- chân thấp.

Xét các phát biểu:

(1) đúng, lông không vằn, chân thấp chỉ có kiểu gen: XaYbb

(2) sai, lông vằn chân cao ở F2: (XAXA : XAXa : XAY)(1BB : 2Bb) có cả trống và mái

(3) Đúng. Trong số gà trống, lông vằn chân cao ở F2: (XAXA : XAXa)(1BB : 2Bb), gà thuần chủng chiếm:

(4) sai, trong số gà mái ở F2 (XAY : XaY)(1BB : 2Bb : 1bb), gà mái lông vằn, chân thấp:

Câu 13: Đáp án C

Tính trạng do gen nằm trên NST X quy định di truyền chéo.

Họ bình thường nên sinh con gái chắc chắn không bị bệnh → con trai bị bệnh → người mẹ mang alen gây bệnh.

Phát biểu sai là C, người bố tạo ra 2 giao tử không mang alen gây bệnh.

Câu 14: Đáp án C

Phát biểu sai về tần số HVG là C, các gen càng xa nhau thì tần số HVG càng lớn (SGK Sinh 12 trang 47).

Câu 15: Đáp án A

Cây đa bội sẽ có số lượng NST trong tế bào tăng gấp bội.

Câu 16: Đáp án B

A sai, tARN, mARN, rARN đều có dạng mạch đơn

B đúng.

C sai, có những bộ ba không mã hóa cho axit amin nào (bộ ba kết thúc)

D sai, đơn phân của ARN gồm một gốc đường C5H10O5, 1 gốc axit photphoric và các bazơ nitơ A, U, G, X.

Câu 17: Đáp án A

Thể đột biến là cơ thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

Nếu các alen lặn là gen đột biến thì thể đột biến sẽ có cặp gen đồng hợp lặn.

Câu 18: Đáp án B

AaBb × AaBb → (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb) → có 9 loại kiểu gen.

Câu 19: Đáp án A

Các phép lai cho kết quả 100% hoa đỏ là:

(1) BB × BB →BB

Câu 20: Đáp án C

Số nhóm gen liên kết bằng với số lượng NST trong bộ NST đơn bội của loài, n = 7

Câu 21: Đáp án D

Có tất cả 64 mã di truyền trong đó có 3 mã kết thúc không mã hóa axit amin → còn 61 bộ ba mã hóa axit amin.

Câu 22: Đáp án D

Vị trí 6, 10, 12 đều là nucleotit thứ 3 của bộ ba, mất 3 cặp nucleotit → mất 1 axit amin và thay đổi 2 axit amin liên tiếp sau bộ ba mở đầu, hay 2 axit amin đầu tiên trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh (chuỗi polipeptit hoàn chỉnh không có axit amin mở đầu)

Câu 23: Đáp án A

Thể một có bộ NST: 2n -1 = 7

Vậy thể một là: AaBbDEe

B: thể lưỡng bội

C: Thể ba

D: Thể không

Câu 24: Đáp án C

Cơ thể có kiểu gen AabbDDEe khi giảm phân bình thường cho ra tối đa 2×1×1×2=4 loại giao tử.

Câu 25: Đáp án C

Phép lai cho hoa trắng nên P phải có alen a

Phép lai Aa × aa → 1Aa:1aa có 50% hoa trắng.

Câu 26: Đáp án C

Hóa chất 5BU là chất đồng đẳng của timin nên có thể gây ra đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.

Câu 27: Đáp án A

AaBb × aabb →1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb.

Kiểu hình: 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

Câu 28: Đáp án A

Đột biến lặp đoạn NST làm tăng số lượng gen trên NST tạo điều kiện thuận lại cho đột biến gen tạo nên các gen mới.

Câu 29: Đáp án C

Gọi n là số lần tự nhân đôi của các phân tử ADN.

8 phân tử ADN có 16 mạch.

8 phân tử ADN nhân đôi n lần, số mạch mới được tạo ra là:

Câu 30: Đáp án B

Thể tứ bội có bộ NST: 4n = 28.

Câu 31: Đáp án C

Trong điều kiện môi trường nuôi cấy không có lactose:

A sai, protein ức chế liên kết vào O

B sai, ARN pol liên kết vào vùng P

C đúng

D sai, gen cấu trúc không phiên mã được vì protein ức chế ngăn ARN pol.

Câu 32: Đáp án A

Cơ chế phát sinh thể tự đa bội là tất cả các cặp nhiễm sắc thể đã dược nhân đôi nhưng không phân li.

SGK Sinh 12 trang 28.

Câu 33: Đáp án C

Theo Jacôp và Mônô, cấu tạo Ôpêron Lac gồm các thành phần có trình tự sắp xếp: vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → nhóm gen cấu trúc (SGK Sinh 12 trang 16)

Câu 34: Đáp án A

Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’của mạch mã gốc.

Câu 35: Đáp án C

P: AA × aa → F1 : Aa × Aa → 1AA : 2Aa : 1aa

Kiểu hình: 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng

Câu 36: Đáp án C

Đơn vị cấu trúc cơ bản theo chiều dọc của nhiễm sắc thể là nucleoxom (SGK Sinh 12 trang 24)

Câu 37: Đáp án A

Trước đột biến: ABCD*EFG

Sau đột biến: ADCB*EFG

Đây là dạng đột biến đảo đoạn BCD

Câu 38: Đáp án D

Phát biểu sai là D, đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen, không làm thay đổi vị trí của gen trên NST.

Câu 39: Đáp án D

Thể đồng hợp gồm: (1)AAbbDD; (3)AABBDD

Câu 40: Đáp án C

Cơ thể có kiểu gen khi giảm phân bình thường cho ra giao tử AB chiếm tỉ lệ 50%.

Xem thử Đề Sinh theo minh họa

Xem thử Đề Sinh từ trường/sở

Xem thêm các bộ đề ôn thi THPT Quốc gia năm 2023 các môn học khác:

  • 500 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật Lí 2023
  • 500 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa 2023
  • Tải 200 Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Văn năm 2023
  • Tải 200 Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch Sử năm 2023
  • 200 Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Địa Lí năm 2023
  • 200 Đề ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2023

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
Back to top button