Văn học

Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu – Ngữ văn 11

  • Cuộc đời
    • Phan Bội Châu (1867 – 1940), hiệu là Sào Nam, người huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
    • Đỗ “Giải Nguyên độc bảng” năm 1900, học giỏi nhưng không ai ra làm quan mà nung nấu cho mình con đường cứu nước theo ý tưởng mới.
    • Là lãnh tụ các phong trào: Duy Tân, Đông Du, Việt Nam Quang Phục Hội.
    • Từ 1905 – 1925: bôn ba hoạt động ở nước ngoài mưu sự phục quốc nhưng việc không thành.
    • Năm 1925: ông bị bắt ở Thượng Hải rồi bị giam lỏng ở Huế cho đến cuối đời.
  • Sự nghiệp sáng tác:
    • Thơ văn Phan Bội Châu có hình thức cổ điển nhưng vẫn mới mẻ bởi nội dung tuyên truyền và cổ động cách mạng; làm rung động bao trái tim yêu nước bằng những vần thơ sôi sục, nhiệt huyết.
    • Trong vòng mấy chục năm đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu được coi là cây bút xuất sắc của văn thơ cách mạng
    • Tác phẩm chính
      • Việt Nam vong quốc sử (1905)
      • Hải ngoại huyết thư (1906)
      • Ngục trung thư (1914)
      • Trùng Quang tâm sử (viết ở nước ngoài)
      • Phan Bội Châu niên biểu (1929),
      • Phan Sào Nam văn tập
      • Phan Sào Nam tiên sinh quốc văn thi tập
  • Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết năm 1905 trong buổi chia tay các đồng chí để lên đường sang Nhật, dấy lên phong trào Đông Du.
  • Thể loại: bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật với cấu trúc

Sinh vi nam tử yếu hi kì,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.

  • Từ “hi kì”: phải lạ → sống phi thường, hiển hách ⇒ khẳng định một lẽ sống đẹp: chí làm trai của con người xưa nay
  • “càn khôn” → đất trời
  • Câu hỏi tu từ → tư thế, tầm vóc lớn lao có thể xoay chuyển cả vũ trụ ⇒ lẫm liệt, phi thường.

→ Quan niệm vừa kế thừa truyền thống, vừa mới mẻ, táo bạo ⇒ lí tưởng vì nước vì dân

Ư bách niên trung tu hữu ngã,

Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.

  • Câu thơ thứ 3: khẳng định dứt khoát “tu hữu ngã” (cần có tớ) → vai trò của cái Tôi: cống hiến cho đời, lưu danh thiên cổ (trăm năm, muôn thuở)
  • “Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy” → khích lệ, động viên thế hệ trẻ hướng đến tương lai.

⇒ Khẳng định ý thức trách nhiệm công dân chính đáng, cao cả, xuất phát từ lòng yêu nước sôi sục, thiết tha.

Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,

Hiền thánh lưu nhiên tụng diệc si!

  • Mối quan hệ giữa cá nhân với đất nước (nhục – chết)
  • Nhận ra: sách vở thánh hiền không còn tác dụng gì trong thời cuộc mới của đất nước (nước mất nhà tan)

→ Tư tưởng mới mẻ, táo bạo tiến bộ, tiên phong → Thái độ phủ nhận gay gắt quyết liệt

⇒ Lời tự bạch về nỗi đau đớn, xót xa, nỗi tủi nhục mất nước nhưng hé mở con đường cách mạng rửa nhục cho đất nước.

Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

  • Hình ảnh lớn lao, kì vĩ (Vượt biển Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc) → con người “bay lên” tràn ngập cảm hứng lãng mạn, hào hùng

⇒tư thế hăm hở, tự tin, đầy quyết tâm, dạt dào niềm lạc quan vào tương lai tươi sáng và nhiệt huyết thăng hoa của nhà thơ, nhà cách mạng

  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Lí tưởng yêu nước cao cả, nhiệt huyết, sôi sục, tư thế đẹp đẽ và khát khao vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sí cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
    • Nghệ thuật

      • Giọng thơ tâm huyết, sôi sục, lắng sâu
      • Hình ảnh thơ vừa mang tính truyền thống, vừa mới mẻ bay bỗng lạng mạn.
Back to top button
rongbachkim | tài xỉu sunwin