Lịch sử

Lịch sử 8 bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941)

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 16 tổng hợp lý thuyết cơ bản trong bài 16 Sử 8, được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng nắm được những nội dung chính trong Sách giáo khoa Lịch sử 8 bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941). Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp các em học tốt hơn, đạt kết quả cao trong quá trình học tập.

A. Giải bài tập Lịch sử 8 bài 16

  • Giải SGK Lịch sử lớp 8 bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941)
  • Giải SBT Lịch sử lớp 8 bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941)

B. Lý thuyết Lịch sử 8 bài 16

1. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế 1921-1925

a. Hoàn cảnh

  • Năm 1921 nước Nga Xô viết xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn:
    • Kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
    • Năm 1920 sản lượng nông nghiệp chỉ còn ½ so với trước chiến tranh.
    • Công nghiệp còn 1/7.
    • Nạn đói, bọn phản CM bạo loạn.
  • Nên Đảng Bôn sê Vích thực hiện chính sách kinh tế mới 3-1921.

b. Nội dung chính sách kinh tế mới 3-1921

  • Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực bằng thu thuế lương thực.
  • Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ, tư nhân mở xí nghiệp nhỏ.
  • Khuyến khích nước ngoài đầu tư ở Nga.

c. Tác dụng

  • Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác phục hồi và phát triển.
  • Đời sống nhân dân cải thiện.
  • Năm 1925 sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đạt mức gần bằng trước chiến tranh.
  • 12- 1922 Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết – Liên Xô được thành lập.

2. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 1925-1941

  • Liên Xô vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu: nông nghiệp chiếm 2/3 tổng sản phẩm quốc dân …
  • Vì vậy Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, tập thể hóa nông nghiệp.
  • Thực hiện các kế hoạch 5 năm: lần thứ I (1928-1932); lần thứ II (1933-1937) (1961-1965: Việt Nam thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất)
  • Những thành tựu của Liên Xô trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội:
  • Kinh tế:
    • Đến 1936 sản lượng công nghiệp đứng đầu châu Âu và hạng nhì thế giới sau Mỹ.
    • Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp, cơ giới hóa và có quy mô sản xuất lớn.
  • Văn hóa giáo dục:
    • Thanh toán nạn mù chữ.
    • Phổ cập giáo dục tiểu học cho tất cả mọi người.
    • Phổ cập giáo dục trung học cơ sở thành phố.
  • Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hóa – nghệ thuật đạt thành tựu rực rỡ.
  • Về xã hội: giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, còn 2 giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức mới xã hội chủ nghĩa.
  • Kế hoạch 5 năm lần thứ III: từ 1937 đến 6-1941 thì ngừng lại để chống phát xít Đức xâm lược.

C. Trắc nghiệm Lịch sử 8 bài 16

Câu 1: Chính sách kinh tế mới được thực hiện trong điều kiện nào?

A. Hòa bình.

B. Chiến tranh.

C. Kinh tế bị tàn phá.

D. Khủng hoảng chính trị.

Câu 2: Chính sách kinh tế mới bắt đầu từ đâu?

A. Công nghiệp.

B. Nông nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 3: Điều khoản nào trong chính sách kinh tế mới nhằm phục hồi và phát triển thương nghiệp?

A. Tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ.

B. Nông dân được sử dụng lương thực thừa

C. Chế độ thu thuế lương thực.

D. Tự do buôn bán.

Câu 4: Để xây dựng chủ nghĩa xã hội nhân dân Liên Xô phải ưu tiên thực hiện nhiệm vụ gì?

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

B. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

C. Tập thể hóa nông nghiệp.

D. Quốc phòng.

Câu 5: Liên Xô hoàn thành thanh toán nạn mù chữ khi nào?

A. 1941

B. 1937

C. Sau kế hoạch 5 năm lần 1

D. Sau kế hoạch 5 năm lần 2.

Câu 6: Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm lần 1 ở Liên Xô trong lĩnh vực nông nghiệp là gì?

A. Biến Liên Xô từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp.

B. Tiến hành tập thể hóa nông nghiệp.

C. Thực hiện công nghiệp hóa trong nông nghiệp.

D. Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

Câu 7: Thành tựu lớn nhất của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1925 – 1941 là gì?

A. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa được hoàn thành

B. Tập thể hóa nông nghiệp được thực hiện thành công.

C. Trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

D. Trong 20 năm đã có 60 triệu đồng bào thoát nạn mù chữ.

Câu 8: Mục tiêu khi thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là gì?

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

B. Đầu tư cho phát triển công nghiệp chế tạo máy.

C. Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

D. Làm cơ sở để cải tạo nền công nghiệp.

Câu 9: Vì sao Liên Xô buộc phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước vào năm 1941?

A. Vì chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra.

B. Vì Liên Xô tham gia chiến tranh thế giới thứ hai.

C. Vì phe phát xít tấn công Liên Xô.

D. Phát xít Đức tấn công, Liên Xô tiến hành chiến tranh giữ nước.

Câu 10: Nhiệm vụ trọng tâm nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ( 1925 – 1941) là gì?

A. Khôi phục và phát triển kinh tế.

B. Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

C. Cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu.

D. Phát triển văn hóa giáo dục.

Back to top button