Giáo dục

Top 7 Dàn ý phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (Ngữ văn 11) hay nhất

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Xuân Diệu và tác phẩm “Vội vàng”
  • Khái quát về giá trị nội dung của tác phẩm

2. Thân bài

a. Khát vọng níu giữ vẻ đẹp cuộc đời (câu 1 đến câu 4)

  • Điệp ngữ “tôi muốn” kết hợp với điệp cấu trúc câu ở câu thơ thứ nhất và câu thơ thứ ba, tác giả đã nhấn mạnh chủ thể của hàng động và khát vọng mạnh mẽ, in đậm cái tôi cá nhân.
  • Những hình ảnh độc đáo như “tắt nắng”, “buộc gió”, cho thấy ước muốn táo bạo của người thi sĩ để “màu đừng nhạt, hương đừng bay”.
  • Điệp ngữ “cho, đừng” cùng điệp cấu trúc câu ở câu thơ thứ 2, 4 đã thể hiện mục đích đẹp đẽ của nhà thơ là trân trọng, níu giữ vẻ đẹp, hương sắc của cuộc đời
  • → Ước muốn lãng mạn của một thi sĩ với tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống sôi nổi, tha thiết.

b. Bài thơ “Vội vàng” tái hiện bức tranh cuộc sống đẹp như thiên đường nơi trần thế (câu 5 – câu 13)

  • Điệp khúc “Này đây” xuất hiện trở đi trở lại trong các dòng thơ ở những vị trí khác nhau,, mang đến âm hưởng vui tươi, rộn ràng, náo nức cho đoạn thơ.
  • Hệ thống ngôn từ, hình ảnh gợi hình, gợi cảm thông qua biện pháp liệt kê về rất nhiều hình ảnh đẹp về cảnh sắc thiên nhiên: “hoa của đồng nội”, “lá của cành tơ”, “yến anh… khúc tình si”, “ánh sáng… chớp hàng mi”, “buổi sớm… thần Vui hằng gõ cửa”.- Bằng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tác giả đã thể hiện sự cảm nhận tinh tế về sự ngọt ngào của dòng thời gian: “tuần tháng mật”.
  • “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”: Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác đã thể hiện nhà thơ đã cảm nhận cuộc sống bằng tất cả các giác quan.
  • → Câu thơ còn thể hiện quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của nhà thơ Xuân Diệu: con người là chuẩn mực của cái đẹp.
  • Đang đắm say với cảnh sống đẹp đẽ, nhà thơ đột ngột tiếc nuối:
    • Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
    • Nhà thơ vừa sung sướng trước cảnh sắc quyến rũ của thiên nhiên đã lại vội vàng trước sự trôi chảy của thời gian.
    • Xuân Diệu tiếc nuối cả những gì đang có, thể hiện thái độ trân quý từng phút giây đối với thực tại đang diễn ra.

c. Ý niệm về thời gian (câu 14 – câu 29)

  • Thời gian có thể làm phai tàn sự sống, phai tàn cái đẹp
    • Biện pháp nghệ thuật đối lập: “xuân đương tới – xuân đương qua”, “xuân còn non – xuân sẽ già”, “lòng tôi rộng – lượng trời cứ chật”, “còn trời đất – chẳng còn tôi mãi”.
    • Liên từ “nghĩa là”, “nói làm chi”, “nhưng” để lí giải đã đem đến giọng điệu sôi nổi, nhịp thơ tranh luận.
  • Nhà thơ không chỉ nhạy cảm với thời gian mà còn ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân+ Xuân Diệu đã ngầm khẳng định: Tuổi xuân con người ngắn ngủi, chỉ có một lần và trở nên vô giá.+ Nhà thơ cũng đau xót nhận ra vũ trụ là vĩnh hằng nhưng “cái tôi” thì hữu hạn và là duy nhất.
  • Nhà thơ cảm nhận thời gian bằng nhiều giác quan: khứu giác – “mùi tháng năm”, thị giác và vị giác – “rớm vị chia phôi”.
    • Cùng với sự cảm nhận về thời gian là sự ý thức về không gian: “Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…”.
    • Biện pháp tu từ nhân hóa và câu hỏi tu từ đã giúp nhà thơ khắc họa sự phai tàn, chia phôi của mỗi sự vật.
    • “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”. Câu cảm thán kết hợp cách ngắt nhịp 3/1/4 độc đáo vừa thể hiện tâm trạng tiếc nuối, xót xa vừa thể hiện sự vội vàng, hối thúc.
    • → Điều này xuất phát từ sự tự ý thức sâu xa về giá trị của sự sống cá thể đang phai tàn trong dòng chảy thời gian.

d. Triết lí sống vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu (câu 30 – câu 39)

  • Sống vội vàng trước hết là sống với tốc độ phi thường: Câu trúc câu cầu khiến Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm như lời giục giã, thôi thúc mọi người sống hối hả, cuống quýt.
  • Sống sâu sắc, mãnh liệt:
    • Điệp khúc “Ta muốn”: khao khát mạnh mẽ của nhà thơ cùng sự khơi gợi tình yêu cuộc sống của mọi người.
    • Hệ thống điệp từ ngày càng mạnh: “ôm”, “riết”, “say”, “thâu”, “cắn”, thể hiện sự cảm nhận cuộc sống bằng cả tâm hồn, bản thể, nhấn mạnh triết lí sống sâu sắc, mãnh liệt, hết mình.
    • Liệt kê những danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân, tính từ chỉ xuân sắc: “sự sống… mơn mởn”, “mây đưa”, “gió lượn”, “cánh bướm”, “tình yêu”, “non nước”, “cây”, “cỏ rạng”, “thanh tân”, “thời tươi”, “xuân hồng”: tái hiện một thế giới tươi đẹp, tình tứ.
    • Động từ chỉ trạng thái tăng tiến: “chếnh choáng”, “đã đầy”, “no nê”: cảm xúc say mê, nồng nàn, cuồng nhiệt
    • Nhịp thơ nhanh, hối hả, gấp gáp: phản chiếu tình yêu đời sôi nổi trào dâng.
  • Tất cả tình yêu đời và khát vọng sống đã được dâng tụ ở câu thơ cuối cùng: “- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”.
    • Hình ảnh ẩn dụ “xuân hồng” gợi một cuộc sống đầy quyến rũ, mời gọi, tình tứ như người thiếu nữ giữa tuổi thanh xuân.
    • Động từ “cắn” thể hiện khát vọng hưởng thụ, chiếm lĩnh mọi vẻ đẹp của hương sắc cuộc đời.

3. Kết bài

Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

Back to top button
rongbachkim | tài xỉu sunwin