Hỏi đáp

Kỹ năng sống là gì? Top 12 kỹ năng sống cần có để thành công

Thông minh chỉ là một phần nhỏ trong những điều cần thiết để có một cuộc sống hạnh phúc và thành công. Mỗi chúng ta còn cần phát triển các kỹ năng sống, bao gồm sự kết hợp giữa tâm lý và hành vi.

Kỹ năng sống là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống (Life skills) là những kỹ năng và khả năng cần thiết để tăng cường sức khỏe và năng lực mà mỗi người áp dụng để ứng phó với các tình huống, vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Đây là những kỹ năng về cảm xúc, xã hội và tư duy, giúp con người đương đầu với áp lực cuộc sống, tăng cường sự sẵn lòng, tư duy tích cực và định hướng tích cực đối với cuộc sống. Kỹ năng sống đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thịnh vượng và hạnh phúc của mỗi cá nhân và cộng đồng.

Các kỹ năng sống theo định nghĩa của WHO bao gồm:

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Khả năng tìm kiếm và áp dụng các giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề và thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

  • Kỹ năng quản lý cảm xúc: Khả năng nhận biết, hiểu và kiểm soát cảm xúc của bản thân, từ đó giữ được sự cân bằng tinh thần và đối mặt với stress một cách hiệu quả.

  • Kỹ năng giao tiếp: Khả năng tương tác và truyền đạt thông tin một cách hiệu quả, lắng nghe và thể hiện ý kiến một cách rõ ràng và tử tế.

  • Kỹ năng quản lý stress: Khả năng xử lý và ứng phó với áp lực, stress và tình huống khó khăn trong cuộc sống một cách tích cực.

  • Kỹ năng tư duy sáng tạo: Khả năng tưởng tượng và đưa ra các ý tưởng mới, giải pháp sáng tạo cho các tình huống khác nhau.

  • Kỹ năng tương tác xã hội: Khả năng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, có ý thức về đa dạng văn hóa và tôn trọng quyền lợi của người khác.

  • Kỹ năng ra quyết định: Khả năng đánh giá thông tin, xem xét các tùy chọn và đưa ra quyết định thông minh và có trách nhiệm.

  • Kỹ năng tự quản lý: Khả năng tự lập và tự điều chỉnh hành vi, định hướng cuộc sống và đạt được mục tiêu cá nhân.

Những kỹ năng này không chỉ giúp mỗi người cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội.

Kỹ năng sống là những hành vi, năng lực mà mỗi người áp dụng để ứng phó với các tình huống, vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

Top 12 kỹ năng sống quan trọng trong cuộc sống

Kỹ năng sinh tồn

Kỹ năng sinh tồn là khả năng tự bảo vệ, tìm kiếm phương án khi gặp tình huống khẩn cấp hoặc trong một môi trường khắc nghiệt. Chẳng hạn như tìm kiếm thức ăn, nước uống, tránh thú dữ, thoát khỏi rừng sâu, đánh lửa, điều trị vết thương cơ bản,…

Kỹ năng sinh tồn đặc biệt quan trọng khi gặp thiên tai hoặc bị mắc kẹt trong rừng, sa mạc, bị bắt cóc, cháy nhà,… Kỹ năng sinh tồn là những ý tưởng mà người xưa đã phát minh và được áp dụng trong hàng ngàn năm, cho dù ở thời đại nào, kỹ năng này cũng đặc biệt quan trọng và có ích.

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Tự chăm sóc bản thân là những kỹ năng mà mỗi người được học từ bé, chẳng hạn như vệ sinh, mặc đồ, nấu ăn,… kỹ năng sống này đóng vai trò quan trọng giúp mỗi người duy trì sức khỏe tốt, cân bằng tinh thần và khả năng ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống.

Khi biết tự chăm sóc bản thân tốt hơn, chúng ta có thể đạt được hiệu suất làm việc cao hơn, tăng cường khả năng độc lập, sự tự tin, vượt qua những áp lực, căng thẳng. Bên cạnh đó, chăm sóc bản thân cũng tạo ra một môi trường sống lành mạnh, an toàn và nhiều ý nghĩa.

Kỹ năng tự nhận thức

Tự nhận thức là khả năng tập trung vào chính mình. Nó liên quan đến việc đánh giá nhận thức của mỗi người về bản thân, bao gồm hành động, đặc điểm, hành vi hoặc cảm xúc.

Trau dồi khả năng tự nhận thức có nghĩa là dành thời gian để suy ngẫm về hành động hoặc suy nghĩ của bản thân. Tự nhận thức giúp tác động đến kết quả, cải thiện sự tự tin và hành động một cách rõ ràng, có mục đích. Nó cũng cho phép mỗi người hiểu các chủ đề, vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, giải phóng mỗi cá nhân ra khỏi các giả định và thành kiến. Từ đó ​​có thể cải thiện kỹ năng lãnh đạo và khả năng ra quyết định của mỗi người.

Kỹ năng sống tự nhận thức

Kỹ năng tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo liên quan đến khả năng hiểu vấn đề và cũng như khả năng xác định lại vấn đề đó, biến đổi suy nghĩ, diễn giải lại thông tin và bỏ qua các ranh giới hiện có để tìm giải pháp mới. Tư duy sáng tạo liên quan đến sự trôi chảy, độc đáo và công phu.

Kỹ năng sống này cũng bao gồm khả năng giữ một tâm hồn cởi mở. Giúp mỗi người có thể thích ứng và cải tiến ý tưởng để đáp ứng các yêu cầu hoặc thay đổi trong cuộc sống và công việc.

Kỹ năng từ chối đúng lúc

Trong kỹ năng sống, kỹ năng từ chối đúng lúc cực kỳ cần thiết. Việc biết khi nào nên/ không nên và cách từ chối như thế nào có thể giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng, thể hiện được một người độc lập, bản lĩnh và biết điều.

Việc từ chối đúng lúc sẽ giúp mỗi người tránh những tình huống không thoải mái và giữ cho mối quan hệ với người khác được lành mạnh và tốt đẹp hơn. Những người không biết từ chối thường bị quá tải về mặt thời gian và công việc, hoặc có thể bị áp lực từ những yêu cầu/ lời mời mà bản thân không muốn hoặc không có thời gian để thực hiện.

Tuy nhiên, cách từ chối cũng cần phải được thực hiện một cách tế nhị và lịch sự, tránh gây ra những hiểu lầm, mất lòng tin của người khác và làm tổn thương một mối quan hệ đang tốt đẹp. Chẳng hạn, thay vì nói “Tôi không thể đến buổi tiệc hôm đó”, hãy nói “Rất cảm ơn anh vì lời mời này, nhưng hiện tại tôi đã có kế hoạch cho gia đình vào thời điểm đó.”

Tự chữa lành

Thế hệ trẻ ngày nay mà mọi người thường gọi là “Gen Z” đã biết cách tự chữa lành và đề cao sức khỏe tinh thần. Khi rơi vào trạng thái năng lượng cạn kiệt trong công việc, cuộc sống, nhiều người thường tìm mình đến thiên nhiên để tự chữa lành.

Kỹ năng sống này là trạng thái mà mỗi người mưu cầu đạt đến sự ổn định, cân bằng của cơ thể và tâm trí. Tự chữa lành bao gồm nhiều phương pháp như trở về thiên nhiên, ăn chay, thiền định, Yoga, trị liệu tâm lý,…

Phát triển kỹ năng tự chữa lành giúp mỗi người hiểu được rằng những bài học lớn nhất có thể đến từ những thất bại. Việc chấp nhận rủi ro và thử những điều mới là một điều quan trọng, đặc biệt là trong một thế giới biến động liên tục như hiện nay. Và thất bại cũng là một phần của quá trình học tập, giúp xây dựng một khả năng tự phục hồi, để vượt qua những thử thách, mạnh mẽ đối đầu với những khó khăn mới.

Cuối cùng, quá trình tự chữa lành cũng giúp chúng ta trở nên độc lập và tự tin hơn trong việc quản lý và kiểm soát cuộc sống của mình. Việc này sẽ giúp mỗi người có một quãng nghĩ để cảm nhận được cuộc sống vẫn tươi đẹp và nhiều ý nghĩa.

kỹ năng sống tự chữa lành là thuật ngữ phổ biến trong giới trẻ ngày nay

Lòng biết ơn

Trong cuộc sống, đôi khi quá bận tâm vào những điều tồi tệ xung quanh mà chúng ta không biết rằng, song song đó vẫn còn nhiều điều tốt đẹp đang tồn tại. Trong kỹ năng sống, lòng biết ơn đối với mọi thứ xung quanh có thể giúp mỗi người nạp vào nhiều năng lượng hơn, kéo chúng ta thoát ra cái vòng luẩn quẩn tồi tệ trong tâm trí, mang lại cái nhìn khách quan và thấu cảm hơn. Lòng biết ơn còn giúp chúng ta tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khích lệ sự hợp tác trong các mối quan hệ.

Đồng cảm

Đồng cảm rất quan trọng trong kỹ năng sống vì nó giúp mỗi người hiểu được cảm giác của người khác nhằm phản với với mỗi tình huống sao cho phù hợp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự đồng cảm lớn hơn dẫn đến những hành vi giúp đỡ nhiều hơn.

Đồng cảm là khả năng hiểu, cảm thông với cảm xúc, suy nghĩ và cảm nhận của người khác. Giúp cho mỗi người phát triển khả năng giải quyết xung đột và xử lý tình huống khó khăn một cách hiệu quả. Do đó, đồng cảm đặc biệt quan trọng trong các mối quan hệ cá nhân, trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày.

Cho đi và nhận lại

Trong kỹ năng sống, cho đi và nhận lại giúp tạo ra một môi trường sống tích cực và đầy lòng nhân ái. Khi biết cho đi và nhận lại sẽ tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp với người khác, đồng thời giúp bản thân mỗi người cảm thấy hạnh phúc và đầy ý nghĩa. Nhận lại cũng giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của sự giúp đỡ, đóng góp và ý nghĩa sự hiện diện của họ trong cuộc đời mình.

Có thể thấy, trong khoảng thời gian giãn cách xã hội năm 2021 do dịch bệnh Covid, nhiều tấm lòng nhân ái đã dang tay ra giúp đỡ những lao động khó khăn bằng cách chia sẻ lương thực, phát khẩu trang miễn phí,… Mỗi hành động nhỏ trong lúc đó đều thắp lên niềm tin, niềm hy vọng và vun đắp, tô đậm thêm truyền thống nhân ái của người Việt Nam bao đời nay.

Kỷ luật bản thân

Kỷ luật bản thân giúp mỗi người có thể tự giác và kiểm soát các hành động của mình, tăng khả năng tự quản lý và có thể đạt được nhiều hơn các mục tiêu đặt ra. Kỷ luật bản thân bao gồm việc thiết lập, duy trì các thói quen tốt, đặt ra mục tiêu rõ ràng và lên kế hoạch kỹ lưỡng để đạt được chúng.

Thiếu kỹ năng sống này khiến mỗi người có thể lãng phí thời gian, sức khỏe, tiền bạc và cơ hội. Kỷ luật bản thân đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực rất lớn. Đặc biệt là khi thiết lập những thói quen mới, từ bỏ những thói quen cũ cũng là một vấn đề không hề đơn giản.

Lãnh đạo bản thân

Kỹ năng lãnh đạo bản thân giúp mỗi người có khả năng tự quản lý bản thân, tự định hướng và đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc sống. Kỹ năng này còn giúp mỗi người có thể đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn cho người khác để cùng nhau phát triển. Điều này đặc biệt quan trọng mỗi khi cần đưa ra những quyết định lớn và đối phó với những tình huống khó khăn trong cuộc sống.

Trong quá trình rèn luyện kỹ năng sống này, khi nhận những lời chỉ trích mang tính xây dựng từ người khác, hãy suy xét kỹ lưỡng và biết chấp nhận khi cảm thấy lời chỉ trích đó đúng, đảm bảo tránh phạm phải những sai lầm tương tự. Hãy coi những lời chỉ trích mang tính xây dựng là một cơ hội để phát triển.

Thấu hiểu bản thân

Kỹ năng thấu hiểu bản thân là kỹ năng sống quan trọng nhất mà mỗi người cần phải có để phát triển bản thân một cách toàn diện và đạt được sự hài lòng, hạnh phúc trong cuộc sống.

Kỹ năng thấu hiểu bản thân giúp cho mỗi người hiểu rõ về những giá trị, niềm tin, sở thích, mục tiêu của bản thân mình. Điều này giúp tập trung vào những điều quan trọng và biết cách định hướng cuộc đời một cách đúng đắn, chẳng hạn như khi biết đam mê và thế mạnh của mình là khả năng sáng tạo, một người có thể theo học các chuyên ngành về truyền thông, báo chí, Marketing.

Bên cạnh đó, kỹ năng thấu hiểu bản thân còn giúp cho mỗi người quản lý cảm xúc hiệu quả. Bằng cách thấu hiểu bản thân, họ có thể nhận ra những tình huống khiến mình căng thẳng, lo lắng hay bực bội rồi tìm ra cách giải quyết.

Kỹ năng thấu hiểu bản thân là kỹ năng sống quan trọng nhất mà mỗi người cần phải có để phát triển bản thân một cách toàn diện và đạt được sự hài lòng, hạnh phúc trong cuộc sống.

Tầm quan trọng của kỹ năng sống

  • Linh hoạt ứng phó với mọi vấn đề trong cuộc sống, tăng khả năng tự tin, độc lập và hạnh phúc

  • Là chìa khóa cho sức khỏe tinh thần để trở nên lạc quan, tích cực

  • Tiến tới những thành công trong sự nghiệp và cuộc sống

  • Cân bằng cảm xúc, đối phó với áp lực và stress trong cuộc sống

  • Thích nghi nhanh chóng với thay đổi, tạo ra những cơ hội mới.

Phát triển và làm chủ các kỹ năng sống có thể giúp mỗi người quản lý những hoạt động, thách thức trong công việc và cuộc sống cá nhân. Những nhà tuyển dụng ngày nay tìm kiếm các kỹ năng sống cụ thể ở ứng viên, chẳng hạn như tư duy sáng tạo, kỷ luật bản thân,… Hiểu và cải thiện những kỹ năng sống khác nhau giúp mỗi người có thể thăng tiến cao hơn trong sự nghiệp.

Back to top button