Hỏi đáp

Chất kẽm là gì? Lợi ích, vai trò của kẽm đối với sức khỏe mẹ và bé

Kẽm là một loại vitamin và khoáng chất tuy chiếm ít trong cơ thể nhưng lại quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết trong cơ thể, hỗ trợ tăng chiều cao,… Cùng AVAKids tìm hiểu chất kẽm là gì, mang lại tác dụng gì cho cơ thể và thường có trong thực phẩm nào ngay nhé!

1 Chất kẽm là gì?

Kẽm là vi chất dinh dưỡng có đặc tính sinh học và chiếm tỉ lệ khá ít trong cơ thể khoảng 2 – 3g và phân phối không đồng đều nhiều nhất ở tinh hoàn (300mcg/g), tóc (150mcg/g), xương (100mcg/g), gan, thận, cơ vân, da, não.

Kẽm có nửa đời sống sinh học ngắn (12.5 ngày) trong các cơ quan nội tạng cùng đặc tính không thể dự trữ nên dễ bị thiếu nếu khẩu phần ăn không cung cấp đủ.

Kẽm củng cố hệ thống miễn dịch nên những người thiếu kẽm thường dễ bị bệnh như cảm, tiêu chảy,… Ngoài ra kẽm còn tham gia vào hoạt động của enzym, phân chia tế bào và phát triển cơ thể nhất là với trẻ nhỏ, điều hoà vị giác, tạo cảm giác ngon miệng.

Kẽm là loại khoáng chất không thể thiếu trong cơ thể người

2Công dụng chung của chất kẽm đối với sức khỏe

2.1. Phát triển và cải thiện não bộ

Kẽm là nguyên tố quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của não bộ ở cả trẻ em lẫn người lớn. Trung tâm não bộ có chứa lượng lớn kẽm giúp cải thiện chức năng não bộ, hồi phục sau khi mắc bệnh hoặc bị chấn thương. Vitamin B6 và kẽm còn đẩy mạnh hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ.

2.2. Củng cố hệ miễn dịch

Thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến sự suy yếu của hệ miễn dịch của cơ thể. Môt nghiên cứu chứng minh việc bổ sung kẽm giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và thúc đẩy phản ứng miễn dịch ở người cao tuổi một cách đáng kể. Sử dụng 80 – 92 mg kẽm hằng ngày sẽ giúp giảm đến 33% thời gian cảm lạnh thông thường.

Siro Brauer Liquid Zinc bổ sung kẽm, vitamin D3 và C 200 ml (từ 1 tuổi)

2.3. Phát triển xương

Canxi và kẽm là một trong những chất cấu tạo nên hệ xương và răng giúp xương phát triển tốt và luôn chắc khỏe. Vì vậy, bạn luôn nên bổ sung đủ lượng canxi cũng như kẽm trong các loại thực phẩm chức năng hay thực phẩm hằng ngày.

2.4. Phát triển của thai nhi

Kẽm là thành phần của hơn 80 loại enzyme vô cùng cần thiết để tổng hợp các chất, ADN, ARN tạo thành protein trong cơ thể. Từ đó kẽm sẽ đẩy nhanh sự phát triển mạnh về chiều cao, cân nặng và trí tuệ của thai nhi trong bụng mẹ.

Siro Fitobimbi Ferro C bổ sung sắt, kẽm và vitamin C 200 ml (6 tháng – 12 tuổi)

2.5. Điều hòa chức năng nội tiết

Kẽm có khả năng điều hòa hoạt động các tuyến nội tiết giúp sản xuất các hormone cần thiết cho các quá trình sống của cơ thể như tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục,… Đối với nữ giới thì kẽm thường hỗ trợ điều hòa hoạt động kinh nguyệt, đồng thời ở nam giới thì chất này sẽ giúp điều hòa và phát triển các đặc tính sinh dục.

2.6. Hấp thu và chuyển hóa các chất

Chất kẽm sẽ tham gia vào sự hấp thu và chuyển hóa các chất vi lượng khác như magie, canxi, đồng, nhôm, mangan,… cùng hàng loạt các enzym khác có trong cơ thể. Theo nghiên cứu khoa học, kẽm còn thể hạn chế sự gây độc của các kim loại nặng như asen (as), cadimin (cad),… và làm chậm quá trình oxy hóa tế bào.

Siro Smartbibi ZinC bổ sung kẽm, vitamin C giúp tăng sức đề kháng 30 ml (từ 0 tháng)

2.7. Phát triển cơ thể toàn diện

Chất kẽm sẽ hỗ trợ cho sự phát triển toàn bộ cơ thể như giúp cơ bắp phát triển, mắt sáng khỏe, kích thích phát triển tiêu hóa, giúp điều hòa vị giác, hỗ trợ làn da giảm viêm, hạn chế hoạt động của tuyến bã nhờn.

3Vai trò của chất kẽm đối với sức khoẻ

3.1. Đối với người lớn

  • Kẽm giúp não bộ phát triển và hoạt động tốt, từ đó cải thiện trí nhớ.
  • Đối với nam giới kẽm giúp duy trì chất lượng và số lượng tinh trùng, nâng cao sinh lý và khả năng thụ thai.
  • Đối với nữ giới kẽm giúp điều hòa kinh nguyệt ổn định, làm giảm các triệu chứng về tiền mãn kinh.
  • Bên cạnh đó, kẽm còn kích thích sản sinh tái tạo móng tay, tóc, da. Mang lại mái tóc bóng bẩy và làn da khỏe mạnh cho bạn.
  • Trong xương có chứa một lượng kẽm nhất định, nên ngoài canxi thì bạn cần phải tăng cường bổ sung kẽm để xương được chắc khỏe hơn.
  • Kẽm là chất chống oxy hóa nên có thể ngăn chặn quá trình lão hóa tốt. Bổ sung kẽm cho cơ thể sẽ giúp vết thương nhanh lành và tăng cường được đề kháng.

Bộ 2 lọ viên uống Herbland IQKARE bổ sung vitamin và khoáng chất 30 viên

3.2. Đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú

  • Kẽm là dưỡng chất không thể thiếu của phụ nữ trong quá trình thai kỳ.
  • Phụ nữ mang thai nếu thiếu chất kẽm sẽ có triệu chứng ốm nghén nặng hơn. Đặc biệt khi mang thai những thiếu dưỡng chất này, sẽ làm thai nhi chậm phát triển, dị tật và nhẹ cân.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú, thiếu chất kẽm sẽ làm sữa không đủ dinh dưỡng và gây chán ăn ở mẹ bỉm.

3.3. Đối với trẻ em

  • Đối với trẻ nhỏ chất kẽm có thể kích thích vị giác và khứu giác của trẻ, khiến trẻ ăn ngon miệng hơn. Từ đó trẻ được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nên phát triển đồng đều từ chiều cao, cân nặng và trí tuệ.
  • Thiếu kẽm có thể khiến trẻ dễ nhiễm khuẩn, sức khỏe yếu hay mắc bệnh.
  • Bên cạnh đó, kẽm giúp cho tinh thần của trẻ được ổn định và thoải mái hơn. Ngoài ra chất kẽm còn có tác dụng trị được bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

Siro Fitobimbi Immuno bổ sung vitamin 200 ml (6 tháng – 12 tuổi)

4 Những biểu hiện thừa và thiếu kẽm

  • Triệu chứng thiếu kẽm: Ăn không ngon, thiếu chất suy dinh dưỡng, vết thương lâu lành, rụng tóc, tiêu chảy,…
  • Triệu chứng thiếu kẽm nặng: Đối với trẻ nhỏ sẽ có dấu hiệu chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm phát triển. Đối với người lớn sẽ bị tổn thương ở vùng mắt, sinh lý yếu, mê man không tỉnh.
  • Triệu chứng thừa kẽm: Có cảm giác như trong miệng chứa kim loại, tiêu chảy, buồn nôn, đắng miệng,…

5 Nhu cầu chất kẽm với cơ thể

Kẽm huyết thanh μq/dl (μmol/L)

Hệ số quy đổi μmol/L = μmol/dL: 6.54

Nhóm tuổi<10 tuổi>=10 tuổiTrẻ emNữ giớiNam giớiKhông có thaiCó thaiBuổi sáng khi đóiKhông có70 (10,7)

3 tháng đầu: 56 (8,6)

6 tháng sau: 50 (7,6)

74 (11,3)Buổi sáng65 (9,9)66 (10,1)70 (10,7)Buổi chiều57 (8,7)59 (9,0)61 (9,3)

Bảng nhu cầu kẽm một ngày của cơ thể phân theo độ tuổi

6 Một số thực phẩm bổ sung kẽm

Có 2 cách đơn giản để có thể bổ sung kẽm cho cơ thể đó chính là uống viên kẽm và bổ sung các thực phẩm giàu kẽm vào khẩu phần ăn của mình:

  • Hải sản được cho là nguồn kẽm dồi dào nhất đặc biệt là hàu, cua và tôm. Ngoài ra một số loài cá khác giàu kẽm như cá hồi, cá bơn…
  • Đối với thịt thì bạn nên ưu tiên dùng thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu để dùng nhé.
  • Các loại rau củ chứa nhiều kẽm có thể kể đến như: nấm, rau bi na, đậu nành, đậu Hà Lan. Ngoài ra một số loại hạt như điều, hạnh nhân, đậu phộng, hạt óc chó cũng là nguồn kẽm tuyệt vời.
  • Trẻ em nhất là trẻ sơ sinh, biếng ăn, thấp còi có thể dùng sữa bột và phụ nữ mang thai có thể dùng sữa bầu để bổ sung kẽm nhé.

Sữa bầu Meiji Mama 350g

7Các vấn đề cần lưu ý khi bổ sung kẽm

  • Những người cần bổ sung kẽm để giảm nguy cơ thiếu hụt bao gồm: Người ăn chay (cần nhiều hơn người không ăn chay đến 50%), người bị rối loạn tiêu hóa, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ em đang bú mẹ (trên 7 tháng tuổi), người nghiện rượu (bị tổn thương hệ tiêu hóa và bài tiết nhiều).
  • Rượu bia và cà phê kích thích việc đi tiểu mà càng đi tiểu nhiều thì nồng độ kẽm trong cơ thể càng giảm vì thế cần tránh 2 loại thực phẩm này.
  • Kẽm dễ bị mất khi tiếp xúc với nhiệt độ quá cao vì thế những món chín quá kĩ như hấp cách thủy, luộc hay nướng sẽ bị mất một nửa lượng kẽm.

Chất kẽm dù chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ thể nhưng lại là vi chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể con người. Hi vọng bài viết đã đáp ứng được phần nào những thắc mắc của bạn xoay quanh chất kẽm. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì bạn hãy liên hệ với AVAKids qua tổng đài 1900.866.874 (7h30 – 22h00) để được giải đáp nhé!

Back to top button