Giải Hóa 12 bài 11: Peptit và protein
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải bài tập Hóa học 12 bài 11: Peptit và protein, hy vọng bộ tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh rèn luyện giải bài tập Hóa học một cách hiệu quả hơn. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
A. Tóm tắt lý thuyết hóa 12 bài 11
I. Peptit
1. Khái niệm
Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.
Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit. Nhóm -CO-NH- giữa 2 đơn vị α-amino axit được gọi là nhóm peptit.Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α-amino axit bằng liên kết peptit theo một trật tự nhất định. Amino axit đầu N còn nhóm NH2, amino axit đầu C còn nhóm COOH.
Những phân tử peptit chứa 2, 3, 4,… gốc α -amino axit được gọi là đi-, tri-, tetrapeptit,… Những phân tử peptit chứa nhiều gốc α-amino axit (trên 10) được gọi là polipeptit.
Ta biểu diễn cấu tạo của các peptit bằng cách ghép từ tên viết tắt của các gốc α-amino axit theo trật tự của chúng. Ví dụ: hai đipeptit từ alanin và glyxin là: Ala-Gly và Gly-Ala.
2. Tính chất hóa học
Do có liên kết peptit, các peptit có hai phản ứng quan trọng là phản ứng thủy phân và phản ứng màu với Cu(OH)2.
a. Phản ứng thủy phân
Peptit có thể bị thủy phân hoàn toàn thành các α-amino axit nhờ xúc tác axit hoặc bazơ:
Peptit có thể bị thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ xúc tác axit hoặc bazơ và enzim.
b. Phản ứng màu biure
Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. Đó là màu của hợp chất phức giữa peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên với ion đồng.
II. Protein
1. Khái niệm
Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
Protein được phân thành hai loại:
* Protein đơn giản là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit
* Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần “phi protein”.
2. Cấu tạo phân tử
Tương tự peptit, phân tử protein được tạo bởi nhiều gốc α-amino axit nối với nhau bằng liên kết peptit, nhưng phân tử protein lớn hơn, phức tạp hơn (n >50, n là số gốc α-amino axit).
Các phân tử protein khác nhau không những bởi các gốc α-amino axit khác nhau mà còn bởi số lượng, trật tự sắp xếp của chúng khác nhau.
3. Tính chất
a. Tính chất vật lí
Nhiều protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo và bị đông tụ lại khi đun nóng.
Sự đông tụ và kết tủa protein cũng xảy ra khi cho axit, bazơ hoặc một số muối vào dung dịch protein.
b. Tính chất hóa học
Tương tự như peptit, protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim sinh ra các chuỗi peptit và cuối cùng thành các α-amino axit.
Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. Màu tím đặc trưng xuất hiện là màu của sản phẩm phức tạp giữa protein và ion Cu2+ .Đây là một trong các phản ứng dùng để phân biệt protein.
4. Vai trò của protein đối với sự sống
Protein là cơ sở tạo nên sự sống, có protein mới có sự sống.
Về mặt dinh dưỡng, protein là hợp phần chính trong thức ăn của người và động vật.
B. Giải bài tập trang 55 SGK Hóa 12
Bài 1 trang 55 SGK Hóa 12
Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
A. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH.
B. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH2CH2CONH-CH2CH2COOH.
D. H2N-CH2CH2CONH-CH2COOH.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án B.
Liên kết peptit là liên kết CONH được tạo bởi 2 phân tử α-amino axit
H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.
Bài 2 trang 55 SGK Hóa 12
Thuốc thử nào dưới đây dùng để phân biệt các dung dịch glucozo, glixerol, etanol, và lòng trắng trứng?
A. NaOH.
B. AgNO3/NH3.
C. Cu(OH)2.
D. HNO3.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án C.
Dùng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
+ Có màu tím là lòng trắng trứng (phản ứng màu biure)
+ Không có hiện tượng: etanol
+ Tạo dung dịch xanh lam: glucozơ, glixerol
Đun nóng hai dung dịch này, có kết tủa đỏ gạch là glucozơ, còn lại là glixerol.
Phương trình hóa học:
Bài 3 trang 55 SGK Hóa 12
Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiều liên kết peptit trong một tripeptit?
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH, viết tắt là Phe).
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.
Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α – amino axit.
Trong tripeptit có ba liên kết peptit
Các công thức cấu tạo của tripeptit:
Gly-Ala-Phe; Gly-Phe-Ala; Phe-Gly-Ala;
Phe-Ala-Gly; Ala-Gly-Phe; Ala-Phe-Gly.
Bài 4 trang 55 SGK Hóa 12
Phân biệt các khái niệm:
a) Peptit và protein.
b) Protein đơn giản và protein phức tạp.
c) Protein phức tạp và axit nucleic.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.
b) Protein đơn giản là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit, thí dụ như anbumin của lòng trắng trứng, fibroin của tơ tằm,…
Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần “phi protein” nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, …
c) Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần “phi protein” nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, …
Axit nucleic là protein của axit photphoric và pentozơ (monosaccarit có 5C, mỗi pentozơ lại liên kết với một bazơ nitơ (đó là các hợp chất dị vòng chứa nitơ được kí hiệu là A, X, G, T, U).
Bài 5 trang 55 SGK Hóa 12
Xác định phân tử khối gần của một hemoglobin (huyết cầu tố ) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử sắt).
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Khối lượng phân tử của hemoglobin là M = (56 . 100%) / (0,4%) = 14000 (đvC)
Bài 6 trang 55 SGK Hóa 12
Khi thủy phân 500 gam protein A thu được 170 gam alanin. Tính số mol alanin trong A. Nếu phân tử khối của A là 50000 đvC thì số mắt xích alanin trong phân tử A là bao nhiêu?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Số mol alanin nAla = 170/89 = 1,91 (mol)
Trong 500 g protein A có 1,91 mol Ala.
→ 50000 g protein A có 191 mol Ala.
Số mắt xích Alanin: 191 . 6,023.1023 = 1146.1023
C. Trắc nghiệm Hóa 12 Bài 11.
Ngoài các dạng bài tập câu hỏi hóa 12 bài 11 sách giáo khoa, các bạn học sinh có thể luyện tập củng cố kiến thức, thông qua các dạng bài tập dưới hình thức câu hỏi trắc nghiệm khách quan. VnDoc biên soạn tổng hợp bộ câu hỏi trắc nghiệm bài 11 Peptit và protein tại
Bài 1: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ?
A. H2N-CH2-CONH-CH2-CO-NH-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
D. H2N-CH2-CH2-CO-CH2-COOH.
Bài 2: Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Val-Ala-Gly, thu được tối đa bao nhiêu đipeptit mạch hở chứa Gly ?
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Bài 3: Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là
A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.
B. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl-.
C. 3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH(CH3)-COOHCl-.
D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.
Bài 4: Cho các phát biểu sau :
(a) Protein bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit.
(b) Tripeptit có khả năng tham gia phản ứng màu biure.
(c) Trong phân tử Gly-Ala-Gly có chứa 3 liên kết peptit.
(d) Hợp chất H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH là đipeptit.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Bài 5: Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 18,25.
B. 21,90.
C. 23,70.
D. 21,85.
–
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Hóa học 12 bài 11: Peptit và protein. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 12, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Mời các bạn cùng tham khảo thêm các tài liệu:
- Giải bài tập Hóa học 12 bài 12: Luyện tập Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein
- Giải bài tập Hóa học 12 bài 13: Đại cương về polime
- Giải bài tập Hóa học 12 bài 15: Luyện tập Polime và vật liệu polime
- Giải bài tập Hóa học 12 bài 16: Thực hành Một số tính chất của protein và vật liệu polime