Hỏi đáp

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE (HEALTH SUPPLEMENT) LÀ GÌ?

Ngày 08/08/2016, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 4288/QĐ-BYT về việc “Ban hành tài liệu hướng Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplements)”. Và theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm ngày 02 tháng 02 năm 2018 có định nghĩa về “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement)” như sau:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement): là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người và chứa một hoặc nhiều hoặc là hỗn hợp các chất sau:

a. Vitamin, khoáng chất, acid amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.

b. Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa.

c. Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại (a) và (b) trên đây.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ dưới những dạng chế biến như viên nang, viên nén, bột, lỏng… và không bao gồm các chế phẩm vô trùng (ví dụ như sản phẩm để tiêm hay để nhỏ mắt).

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Điều 28, kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2019, các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải áp dụng Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo đó các Công ty sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải xây dựng và áp dụng Thực hành sản xuất tốt (GMP) theo hướng dẫn tại Quyết định số 4288/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

Thực tế, những cơ sở muốn đạt GMP phải đầu tư rất lớn từ cơ sở vật chất, nhà xưởng, hệ thống thông khí đến hệ thống bảo vệ phải cách biệt với môi trường ô nhiễm; người chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ phụ trách sản xuất đạt GMP tối thiểu phải có bằng đại học trong lĩnh vực chuyên ngành. Bên cạnh đó, cơ sở sản xuất phải đáp ứng các quy định chặt chẽ về hệ thống hồ sơ sổ sách, nhất là kiểm soát chặt nguyên liệu đầu vào, đạt yêu cầu về hệ thống kiểm nghiệm. Nếu không áp dụng đúng theo các tiêu chuẩn GMP thì ước tính số lượng cơ sở đủ điều kiện chỉ vào khoảng vài trăm trên tổng số 4.000 cơ sở trong cả nước.

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI để được tư vấn, đánh giá, xây dựng GMP – Thực hành sản xuất tốt cho Thực phẩm bảo vệ sức khỏe một cách chi tiết và chính xác.

Back to top button