Văn học

Giáo án PTNN: Thơ ” Về quê”

I. Mục đích – yêu cầu:

* Kiến thức:

– Trẻ nhớ tên bài thơ, tác giả.

– Dạy trẻ thuộc thơ, trẻ hiểu nội dung bài thơ.

– Trẻ trả lời các câu hỏi theo nội dung bài thơ.

* Kĩ năng:

– Trẻ đọc to, rõ lời thể hiện tình cảm qua bài thơ.

– Rèn kĩ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

– Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định

* Thái độ:

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.

– Giáo dục trẻ biết yêu quý quê hương

II. Chuẩn bị:

– Tranh minh họa bài thơ, nhạc bài hát “ Quê hương tươi đẹp”

– Giáo án lên lớp.

III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Ổn dịnh tổ chức, gây hứng thú:

– Trẻ hát ” Quê hương tươi đẹp”

– Bạn nào giỏi cho cô biết chúng mình vừa hát bài hát gì?

– Có bao giờ các con về quê chơi chưa?

– Quê con ở đâu? Quê con có những gì?

– Khi được về quê chơi con cảm thấy như thế nào?

– Quê hương là chùm khế ngọt cho con chèo hái mỗi ngày, quê hương là đường đi học con về rợp bóng vàng bay.

=> Tác giả Nguyễn Lãm Thắng đã sáng tác một bài thơ rất hay nói về các bạn nhỏ với mong ước nghỉ hè được về quê chơi, đó là bài thơ “ Về quê ” đấy chúng mình cùng nghe cô đọc nhé.

* Hoạt động 1:Đọc thơ

+ Đọc lần 1: đọc diễn cảm

– Cô vừa đọc bài thơ gì ?

– Bài thơ của tác giả nào ?

– Nội dung: Bài thơ nói về một bạn nhỏ nghỉ hè về quê thăm ông bà, bạn được đi lên rẫy, được thả diều, câu cá, tắm sông bạn ấy rất là thích.Và bạn rất là yêu quý quê hương của mình. Để hiểu rõ hơn nội dung bài thơ thì bây giờ chúng mình cùng hướng lên màn hình nghe cô đọc một lần nữa nhé

– Cô đọc lần 2: Tranh minh họa

– Ai nhắc lại cho cô biết cô vừa đọc bài thơ gì ?

– Bài thơ của tác giả nào ?

* Hoạt động 2: Trích dẫn đàm thoại:

– Trong bài thơ bạn nhỏ được đi đâu?

– Khi về quê bạn nhỏ được làm gì?

=> Nghỉ hè bé về quê thăm ông bà, được lên rẫy, thả diều, câu cá, tắm sông bạn nhỏ rất là vui sướng

– Câu thơ nào nói lên điều đó ?

“ Nghỉ hè bé lại thăm quê

……………………………

Thả diều, câu cá…sướng không chi bằng”

– Giải thích từ khó: “rẫy” có nghĩa là đất trồng trọt ở vùng rừng núi

– Buổi tối bạn nhỏ làm gì?

– Ông đã kể chuyện gì cho bạn nhỏ nghe?

– Trong lúc ông kể chuyện cho bé nghe thì bà đã làm gì?

=> Khi đêm đến bạn nhỏ cùng ông ngồi ngắm trăng và thường được ông kể chuyện chị Hằng ngày xưa

“ Đêm về ngồi ngắm ông trăng

……………………………

Mời ông bà, bé say sưa chuyện trò”

– Tình cảm của chúng mình đối với quê hương như thế nào?

=> Ai sinh ra cũng có quê hương của mình, quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi các con sinh ra và lớn lên nên dù có đi đâu về đâu các con cũng phải nhớ về quê hương của chúng mình các con nhớ chưa? Và các con nhớ là phải chăm ngoan học giỏi vâng lời ông bà cha mẹ để sau này lớn lên chở thành người có ích cho quê hương

* Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ

* Tổ chức hội thi “ Bé yêu thơ”

* Phần thi thứ nhất: “Chung sức”

– Trẻ đọc thơ theo cả lớp 2 đến 3 lần

*Phần 2: “ Thử tài cho bé ”

– Thi đua tổ nhóm

*Phần 3: “ Tài năng nhí”

* Hoạt động 4: Kết thúc – nhận xét

– Hát quê hương tươi đẹp

– Trẻ hát.

– Quê hương tươi đẹp

– Trẻ trả lời

– La Bằng, có đồi chè, cánh đồng lúa

– Vui ạ

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ lắng nghe

– Về quê

– Nguyễn Lãm Thắng

– Trẻ lắng nghe

– Về quê

– Tác giả Nguyễn Lãm Thắng

– Thăm quê

– Được lên rẫy, tắm sông, thả diều

– Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ lắng nghe

– Bạn ngắm trăng

– Kể chuyện chị Hằng

– Bà rang đậu lạc

– Trẻ lắng nghe

– Yêu mến quê hương

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ đọc thơ.

– Đọc thơ dưới nhiều hình thức.

– Trẻ đọc thơ

– Trả hát

Back to top button