Toán học

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 25 SGK Toán 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Giải SGK Toán lớp 6 trang 25 tập 1 Chân trời sáng tạo – Bài 7. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5. Bài 2 trang 25: Không thực hiện phép tính, em hãy cho biết những tổng (hiệu) nào sau đây chia hết cho 2, chia hết cho 5.

Bài 1 trang 25 SGK Toán 6 tập 1 – Chân trời sáng tạo

Trong những số sau: 2 023, 19445, 1010, số nào:

a) chia hết cho 2?

b) chia hết cho 5?

c) chia hết cho 10?

Phương pháp:

+Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 (tức là chữ số chẵn) thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.

+Các số có chữ số tận cùng là 0 và 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5.

+Các số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho 10.

Lời giải:

a) Số chia hết cho 2 là: 1 010 (Vì 1 010 có chữ số tận cùng là 0).

b) Số chia hết cho 5 là: 19 445; 1 010 (Vì 19 445, 1 010 có chữ số tận cùng là 0 và 5).

c) Số chia hết cho 10 là: 1 010 (Vì 1 010 vừa chia hết cho 2 và 5 nên 1 010 chia hết cho 10).

Bài 2 trang 25 SGK Toán 6 tập 1 – Chân trời sáng tạo

Không thực hiện phép tính, em hãy cho biết những tổng (hiệu) nào sau đây chia hết cho 2, chia hết cho 5.

a) 146 + 550;

b) 575 – 40;

c) 3.4.5 + 83;

d) 7.5.6 – 35.4

Phương pháp:

Nếu a( vdots )n và b( vdots )n thì (a + b) ( vdots )n

Nếu a( vdots )n và b( vdots )n thì (a – b) ( vdots )n

Nếu trong một tổng và một hiệu có 1 số không chia hết cho n thì tổng (hiệu) đó không chia hết cho n.

Lời giải:

a) Số 146 có tận cùng là 6 nên 146 chia hết cho 2, 550 có chữ số tận cùng là 0 nên 550 chia hết cho 2. Do đó 146 + 550 chia hết cho 2 (theo dấu hiệu chia hết của một tổng).

b) Số 575 có tận cùng là 5 nên 575 chia hết cho 5, 40 có tận cùng là 0 nên 40 chia hết cho 5. Do đó 575 – 40 chia hết cho 5.

c) Ta có: 3.4.5 = 3.2.2.5 chia hết cho 2 và chia hết cho 5, nhưng 83 có chữ số tận cùng là 3 nên 83 không chia hết cho 2 và không chia hết cho 5. Do đó 3.4.5 + 83 không chia hết cho 2, không chia hết cho 5.

d) Vì 7.5.6 ⋮ 2 và 35.4 ⋮ 2 nên 7.5.6 – 35.4 ⋮ 2.

Vì 7.5.6 ⋮ 5 và 35.4 ⋮ 5 nên 7.5.6 – 35.4 ⋮ 5.

Do đó 7.5.6 – 35.4 chia hết cho 2 và chia hết cho 5.

Bài 3 trang 25 SGK Toán 6 tập 1 – Chân trời sáng tạo

Lớp 6A, 6B, 6C, 6D lần lượt có 35, 36, 39, 40 học sinh.

a) Lớp nào có thể chia thành 5 tổ có cùng số tổ viên?

b) Lớp nào có thể chia tất cả các bạn thành các đôi bạn học tập?

Phương pháp:

Xét xem số HS các lớp có chia hết cho 5, cho 2 không?

Lời giải:

a) Để biết lớp nào có thể chia thành 5 tổ có cùng số tổ viên thì ta xét xem số học sinh của lớp đó có chia hết cho 5 hay không.

Ta có: 35 ⋮ 5 (vì 35 có chữ số tận cùng là 5)

40 ⋮ 5 (vì 40 có chữ số tận cùng là 0)

Nên: Lớp 6A và 6D có thể chia thành 5 tổ mà các tổ có cùng số tổ viên

b) Một đôi bạn thì gồm 2 bạn nên muốn biết lớp nào có thể chia tất cả các bạn thành các đôi bạn học tập thì ta xét xem số học sinh của mỗi lớp đó có chia hết cho 2 hay không.

Ta có: 36 ⋮ 2 (Vì 36 có chữ số tận cùng là 6)

40 ⋮ 2 (Vì 40 có chữ số tận cùng là 0)

Nên: Lớp 6B và 6D có thể chia tất cả các bạn thành các đôi bạn học tập.

Bài 4 trang 25 SGK Toán 6 tập 1 – Chân trời sáng tạo

Bà Huệ có 19 quả xoài và 40 quả quýt. Bà có thể chia số quả này thành 5 phần bằng nhau (có cùng số xoài, có cùng số quýt) được không?

Phương pháp:

Xét xem số xoài và số quýt cho chia hết cho 5 không rồi suy ra tổng có chia hết cho 5 không? Và kết luận

Lời giải:

Vì 19 không chia hết cho 5 (do 19 có chữ số tận cùng là 9), nhưng 20 lại chia hết cho 5 (do 20 có chữ số tận cùng là 0).

Vì vậy bà Huệ không thể chia số quả xoài và quýt thành 5 phần bằng nhau (có cùng số xoài, có cùng số quýt mà không được cắt quả).

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Back to top button