Toán học

Giải Toán 11 Bài tập cuối chương 4 – Kết nối tri thức

Bài 4.42 trang 103 Toán 11 Tập 1: Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, AA’.

a) Xác định giao điểm của mặt phẳng (MNP) với đường thẳng B’C.

b) Gọi K là giao điểm của mặt phẳng (MNP) với đường thẳng B’C. Tính tỉ số KB’KC .

Lời giải:

a) Trong mặt phẳng (ABB’A’), gọi D là giao điểm của PM và BB’.

Vì D thuộc BB’ nên D thuộc mặt phẳng (BCC’B’), N thuộc BC nên N thuộc mặt phẳng (BCC’B’), do đó trong mặt phẳng (BCC’B’) nối D với N, đường thẳng DN cắt B’C tại K.

Vì D thuộc PM nên D thuộc mặt phẳng (MNP), do đó DN nằm trong mặt phẳng (MNP).

Mà K thuộc DN nên K thuộc mặt phẳng (MNP).

Do vậy, K là giao điểm của mặt phẳng (MNP) với đường thẳng B’C.

b) Xét tam giác A’AB có P, M lần lượt là trung điểm của các cạnh AA’, AB nên PM là đường trung bình của tam giác A’AB, suy ra PM // A’B hay PD // A’B.

Lại có A’P // BD (vì AA’ // BB’ do nó là các cạnh bên của hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’).

Do đó, tứ giác A’PDB là hình bình hành. Suy ra A’P = BD.

Mà P là trung điểm của AA’ nên A’P = 12 AA’, suy ra BD = 12 AA’.

Lại có AA’ = BB’ (do ABC.A’B’C’ là hình lăng trụ tam giác).

Từ đó suy ra BD = 12 BB’ (1) ⇒ BDB’D=13 (2).

Gọi E là trung điểm của B’C. Vì N là trung điểm của BC, do đó EN là đường trung bình của tam giác BB’C, suy ra EN // BB’ và EN = 12 BB’ (3).

Từ (1) và (3) suy ra EN = BD (4).

Từ (2) và (4) suy ra ENB’D=13 .

Xét tam giác KDB’ có EN // B’D (vì EN // BB’), theo định lí Thalés ta có:

KEKB’=ENB’D=13.

Suy ra KE = 13 KB’ ⇒ KE = 12 EB’.

Mà EB’ = EC (do E là trung điểm của B’C).

Do đó, KE = 12EC . Suy ra K là trung điểm của EC. Khi đó KC = 12EC .

Mà EC = 12 B’C. Suy ra KC = 12.12B’C=14B’C . Từ đó suy ra KC = 13 KB’.

Vậy KB’KC=3 .

Lời giải bài tập Toán 11 Bài tập cuối chương 4 hay, chi tiết khác:

  • Bài 4.35 trang 102 Toán 11 Tập 1: Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P) ….

  • Bài 4.36 trang 102 Toán 11 Tập 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm của cạnh SD ….

  • Bài 4.37 trang 102 Toán 11 Tập 1: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Mặt phẳng (AB’D’) song song với mặt phẳng ….

  • Bài 4.38 trang 102 Toán 11 Tập 1: Cho ba mặt phẳng (P), (Q), (R) đôi một song song với nhau ….

  • Bài 4.39 trang 102 Toán 11 Tập 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh SB, SD ….

  • Bài 4.40 trang 102 Toán 11 Tập 1: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Gọi M, M’ lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, B’C’ ….

  • Bài 4.41 trang 103 Toán 11 Tập 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang, AB // CD và AB < CD ….

  • Bài 4.43 trang 103 Toán 11 Tập 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành ….

  • Bài 4.44 trang 103 Toán 11 Tập 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi G, K lần lượt là trọng tâm của các tam giác SAD, SCD ….

  • Bài 4.45 trang 103 Toán 11 Tập 1: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của cạnh AD, A’B’ ….

  • Bài 4.46 trang 103 Toán 11 Tập 1: Cho tứ diện ABCD. Trên cạnh AB lấy điểm M sao cho BM = 3AM ….

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

  • Toán 11 Bài 15: Giới hạn của dãy số

  • Toán 11 Bài 16: Giới hạn của hàm số

  • Toán 11 Bài 17: Hàm số liên tục

  • Toán 11 Bài tập cuối Chương 5

  • Toán 11 Một vài áp dụng của toán học trong tài chính

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
Back to top button