Văn học

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 Cánh diều | Giải SBT Ngữ văn 6 Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 bộ sách Cánh diều chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách bài tập Ngữ Văn 6 sẽ giúp học sinh làm bài tập về nhà trong SBT Ngữ Văn 6 dễ dàng hơn.

Mục lục Giải sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1 – Cánh diều

Bài Mở đầu

Bài 1: Truyện

  • Bài tập đọc hiểu: Thánh Gióng

  • Bài tập đọc hiểu: Thạch Sanh

  • Bài tập đọc hiểu: Sự tích Hồ Gươm

  • Bài tập tiếng Việt trang 15 – 16

  • Bài tập viết trang 17

Bài 2: Thơ

  • Bài tập đọc hiểu: À ơi tay mẹ

  • Bài tập đọc hiểu: Về thăm mẹ

  • Bài tập đọc hiểu: Ca dao Việt Nam

  • Bài tập tiếng Việt trang 20 – 21

  • Bài tập viết trang 21 – 22

Bài 3: Kí

  • Bài tập đọc hiểu: Trong lòng mẹ

  • Bài tập đọc hiểu: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

  • Bài tập đọc hiểu: Thời thơ ấu của Hon-đa

  • Bài tập tiếng Việt trang 24 – 25

  • Bài tập viết trang 26

Bài 4: Văn bản nghị luận

  • Bài tập đọc hiểu: Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

  • Bài tập đọc hiểu: Vẻ đẹp của một bài ca dao

  • Bài tập đọc hiểu: Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

  • Bài tập tiếng Việt trang 30 – 31

  • Bài tập viết trang 31 – 32

Bài 5: Văn bản thông tin

  • Bài tập đọc hiểu: Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”

  • Bài tập đọc hiểu: Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

  • Bài tập đọc hiểu: Giờ Trái Đất

  • Bài tập tiếng Việt trang 37 – 38

  • Bài tập viết trang 38

Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1

Bài Mở đầu

Câu 1 trang 5 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 – Cánh diều: Các nội dung nào đã được nêu lên trong phần Yêu cầu cần đạt của Bài Mở đầu?

Bài mở đầu giúp HS hiểu được:

A. Yêu cầu rèn luyện các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe, các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung trong Chương trình Ngữ văn 2018

B. Những nội dung chính và hình thức cơ bản của một văn bản – tác phẩm văn học

C. Nội dung khái quát, cấu trúc của sách và các bài học trong SGK Ngữ văn 6

D. Phương pháp học và yêu cầu đánh giá kết quả học tập

Câu 1 trang 5 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 – Cánh diều: Các nội dung nào đã được nêu lên trong phần Yêu cầu cần đạt của Bài Mở đầu?

Bài mở đầu giúp HS hiểu được:

A. Yêu cầu rèn luyện các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe, các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung trong Chương trình Ngữ văn 2018

B. Những nội dung chính và hình thức cơ bản của một văn bản – tác phẩm văn học

C. Nội dung khái quát, cấu trúc của sách và các bài học trong SGK Ngữ văn 6

D. Phương pháp học và yêu cầu đánh giá kết quả học tập

Trả lời:

Đáp án C. Nội dung khái quát, cấu trúc của sách và các bài học trong SGK Ngữ văn 6.

Trả lời:

Đáp án C. Nội dung khái quát, cấu trúc của sách và các bài học trong SGK Ngữ văn 6.

Câu 2 trang 5 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 – Cánh diều: Phương án nêu đúng những loại văn bản lớn trong SGK Ngữ văn 6?

A. Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin

B. Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản truyện

C. Văn bản nghị luận, văn bản thông tin, văn bản thơ lục bát

D. Văn bản nghị luận, văn bản thông tin, văn bản truyền thuyết

Trả lời:

Đáp án A. Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin

Câu 3 trang 5 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 – Cánh diều: Phương án nào nêu tên các thể loại của văn bản văn học trong SGK Ngữ văn 6 ?

A. Truyện, thơ, văn bản thông tin

B. Truyện, thơ, văn bản nghị luận

C. Truyện thơ, kí

D. Truyện, văn nghị luận, văn bản thông tin.

Trả lời:

Đáp án C. Truyện thơ, kí

Câu 4 trang 5 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 – Cánh diều: Trong Bài Mở đầu, mục I gồm: Đọc hiểu văn bản truyện; Đọc hiểu văn bản thơ; Đọc hiểu văn bản kí; Đọc hiểu văn bản nghị luận; Đọc hiểu văn bản thông tin; Rèn luyện tiếng Việt. Phương án nêu đúng nội dung chính các phần lớn của mỗi mục?

A. Nêu lên mục tiêu các bài học

B. Nêu lên các yêu cầu cần đạt

C. Tóm tắt nội dung các bài học

D. Tóm tắt cách đọc các văn bản

Trả lời:

Đáp án C. Tóm tắt nội dung các bài học

Câu 5 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 – Cánh diều:

a) SGK Ngữ văn 6 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại truyện nào?

A. Truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại, truyện ngắn

B. Truyền thuyết, truyện nước ngoài, truyện ngắn

C. Truyền thuyết, đồng thoại, truyện nước ngoài

D. Truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại, truyện dân gian

b) Đọc mục 1. Đọc hiểu văn bản truyện trong SGK và điền vào cột bên phải tên văn bản có nội dung nêu ở cột bên trái:

Nội dung

Tên văn bản

Truyện về hai cha con Dế Vần và chú chim nhỏ

Truyện về ông lão đánh cá và bà vợ tham lam, ích kỉ

Truyện về chàng trai nghèo nhưng trung thực, dũng cảm, bao dung

Truyện về một nhân vật kiêu căng, hống hách nhưng biết ân hận về những việc làm không đúng

Truyện về ba người bạn nhỏ, ban đầu có ý định trả thù, cuối cùng kết thúc thành một khối yêu thương

Truyện về người em gái có tấm lòng và tình cảm trong sáng, vô tư

Truyện về sự tích vua Lê trả lại gươm thần

Truyện về người anh hùng làng Gióng đánh giặc cứu nước

Truyện về em bé tội nghiệp chết vì đói rét trong đêm Giáng sinh

Trả lời:

a) Đáp án A. Truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại, truyện ngắn

b)

Nội dung

Tên văn bản

Truyện về hai cha con Dế Vần và chú chim nhỏ

Chích bông ơi!

Truyện về ông lão đánh cá và bà vợ tham lam, ích kỉ

Ông lão đánh cá và con cá vàng

Truyện về chàng trai nghèo nhưng trung thực, dũng cảm, bao dung

Thạch Sanh

Truyện về một nhân vật kiêu căng, hống hách nhưng biết ân hận về những việc làm không đúng

Bài học đường đời đầu tiên

Truyện về ba người bạn nhỏ, ban đầu có ý định trả thù, cuối cùng kết thúc thành một khối yêu thương

Điều không tính trước

Truyện về người em gái có tấm lòng và tình cảm trong sáng, vô tư

Bức tranh của em gái tôi

Truyện về sự tích vua Lê trả lại gươm thần

Sự tích Hồ Gươm

Truyện về người anh hùng làng Gióng đánh giặc cứu nước

Thánh Gióng

Truyện về em bé tội nghiệp chết vì đói rét trong đêm Giáng sinh

Cô bé bán diêm

Bài 1: Truyện

Bài tập đọc hiểu: Thánh Gióng

Câu 1 trang 11 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 – Cánh diều: Nội dung nào trả lời đúng câu hỏi: Truyện truyền thuyết là gì?

A. Là truyện cổ dân gian có sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo; kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc; qua đó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân

B. Là truyện cổ dân gian; có sử dụng yếu tố hoang đường, ki áo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử; giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương

C. Là những câu chuyện cổ có sử dụng yếu tố hoang đường, kỳ ảo; kể về các loài vật và được nhân hoá như người; qua đó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân

D. Là truyện cổ có sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo; kể về các nhân vật như nhân vật ngốc nghếch, nhân vật bất hạnh, nhân vật thông minh; người mang lốt vật,…

Trả lời:

Nội dung trả lời đúng câu hỏi: Truyện truyền thuyết là gì?

B. Là truyện cổ dân gian; có sử dụng yếu tố hoang đường, ki áo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử; giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương

Câu 2 trang 11 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 – Cánh diều: Yêu cầu nào không phải là yêu cầu khi đọc truyền thuyết?

A. Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì

B. Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào?

C Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì?

D. Nhân vật chính thuộc kiểu nhân vật nào?

Trả lời:

Khi đọc truyện truyền thuyết, các em cần chú ý:

+ Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì? Nhân vật nào nổi bật?

+ Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào? Đâu là chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo?

+ Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em?

Như vậy, đáp án D: Nhân vật chính thuộc kiểu nhân vật nào? không phải là yêu cầu khi đọc truyền thuyết

Câu 3 trang 11 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 – Cánh diều: Xác định ý nghĩa của truyện truyền thuyết Thánh Gióng. Ý nghĩa ấy còn có giá trị đối với cuộc sống hiện nay như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa của truyện truyền thuyết Thánh Gióng chủ yếu là nêu lên và ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng và tinh thần đoàn kết cộng đồng. Ý nghĩa ấy luôn luôn hiện hữu và cần thiết với dân tộc ta, một dân tộc đã từng chịu nhiều ách xâm lăng, đô hộ. Và ngay cả trong thời bình, chúng ta vẫn cần nhớ về cội nguồn truyền thống anh hùng của cha ông, phát huy lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

Câu 4 trang 11 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 – Cánh diều: (Câu hỏi 2, SGK) Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất nào? Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng?

Trả lời:

(Câu hỏi 2, SGK) Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất: yêu nước, dũng cảm và vô tư, không vụ lợi… Tên truyện Thánh Gióng đã cho ta thấy thái độ của người kể cũng như là thái độ nhân dân với Thánh Gióng: Thánh (phong Thánh): bậc kí tài bậc nhất, khác thường có công lao to lớn, được nhân dân tôn vinh, lập đền, đình,… thờ cúng. Từ tên truyện là Thánh Gióng có thể thấy thái độ ngưỡng mộ, sùng bái, tôn kinh của người kể. Qua đó còn thể hiện niềm tin, khát khao về một hình tượng anh hùng đẹp đẽ, hoàn hảo, là niềm mơ ước của nhân dân về một cuộc sống yên bình, dưới sự bảo vệ của thánh thần.

Câu 5 trang 11 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 – Cánh diều: (Câu hỏi 3, SGK) Tìm các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử.

Trả lời:

(Câu hỏi 3, SGK) Các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử.: đó là các di tích, dấu tích lịch sử vẫn còn để lại ở các vùng quê (làng Gióng, làng Cháy, hội Gióng, đền thờ Gióng, tre đằng ngà).

Bài tập đọc hiểu: Thạch Sanh

Câu 1 trang 12 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 – Cánh diều: Nội dung nào không phải là nội dung khái niệm truyện cổ tích?

A. Là loại truyện dân gian có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc

B. Truyện dân gian, kể về cuộc đời của nhân vật bất hạnh, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch,

C. Truyện dân gian thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,…

D. Là truyện cổ dân gian; kể về các sự việc và nhân vật liên quan đến lịch sử; giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương

Trả lời:

Đáp án D: Là truyện cổ dân gian; kể về các sự việc và nhân vật liên quan đến lịch sử; giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương không phải là nội dung khái niệm truyện cổ tích.

Câu 2 trang 12 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 – Cánh diều: Đọc đoạn văn sau và tìm ra từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy), ít nhất mỗi loại một từ.

Hồn chằn tinh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới giấu vào gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

Trả lời:

Hồn chằn tinh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới giấu vào gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

– Từ đơn: hồn, bàn, kho, lỗi, bắt.

– Từ phức: lang thang, của cải, vu vạ (từ láy); chằn tinh, đại bàng, báo thù, nhà vua, ăn trộm (từ ghép).

Câu 3 trang 12 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 – Cánh diều: (Câu hỏi 3, SGK) Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.

Trả lời:

(Câu hỏi 3, SGK) Thạch Sanh là người thật thà, chất phác; dũng cảm, thông minh, tài trí; nhân hậu, độ lượng…

+ Thật thà, chất phác (tin lời Lý Thông nhiều lần), coi trọng tình nghĩa (bị lừa thế mạng nhưng vẫn giúp Lý Thông cứu công chúa).

+ Dũng cảm, thông minh, tài trí (diệt chằn tinh, đại bàng, những yêu quái có nhiều phép biến hóa; xả thân cứu người bị hại).

+ Lòng nhân đạo, khoan dung (tha cho mẹ con Lí Thông; hòa hiếu và còn thết đãi quân xâm lược thua trận).

Câu 4 trang 12 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 – Cánh diều: (Câu hỏi 4, SGK) Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật Thạch Sanh?

Trả lời:

(Câu hỏi 4, SGK) Tác dụng của các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thạch Sanh:

– Thạch Sanh là thái tử do Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai làm con vợ chồng nhà nọ → Khẳng định nguồn gốc cao quý của Thạch Sanh.

– Thạch Sanh giết chằn tinh và đại bàng (hai con vật có nhiều phép lạ) → khẳng định tài năng phi thường của Thạch Sanh

– Thạch Sanh cứu con trai vua Thủy Tề và được mời xuống chơi Thủy Cung → ước mơ của nhân dân: ở hiền sẽ gặp lành

– Hồn chằn tinh và đại bàng tìm cách vu oan cho Thạch Sanh → Sức sống dai dẳng của cái ác.

– Niêu cơm thần ăn mãi không hết → ước mơ về cuộc sống no đủ của nhân dân. – Cây đàn thần giúp Thạch Sanh giải oan, làm cho đất nước hòa bình → tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa

=> Những chi tiết này nhằm tăng sức hấp dẫn cho truyện thể hiện quan niệm của người dân lao động về công lí và mơ ước ở đời.

Câu 5 trang 12 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 – Cánh diều: (Câu hỏi 5, SGK) Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh” cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?

Trả lời:

(Câu hỏi 5, SGK) Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh” thể hiện ước mơ công lý xã hội (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác) và ước mơ của nhân dân về sự đổi đời.

………………………………

………………………………

………………………………

Back to top button
Minecraft 1.20 | FB88 | Luck8 | Luck8