Hỏi đáp

Chỉ số FiO2 là gì và có ý nghĩa như thế nào?

FiO2 chỉ phần trăm lượng khí O2 trong thể tích được đo. Vậy cụ thể chỉ số FiO2 là gì? Việc đo chỉ số FiO2 có ý nghĩa như thế nào?

Chỉ số FiO2 là gì?

FiO2 (Fraction of inspired oxygen) là thuật ngữ chỉ phần trăm lượng oxy hít vào trong thể tích đó được. Chỉ số này thường được dùng để chỉ phần trăm lượng O2 tham gia quá trình trao đổi khí. Nếu như bệnh nhân đang cảm thấy khó thở, thì các xét nghiệm này sẽ phản ánh được nồng độ oxy trong máu là bao nhiêu. Với cách này, bác sĩ đã có thể xác định được độ bão hoà oxy máu, tình trạng pH và nồng độ O2 và kể cả CO2. Từ đó đưa ra những kết quả từ giúp cho việc chẩn đoán các liên quan đến các bệnh lý về hô hấp trở nên chính xác hơn.

Chỉ số FiO2 bình thường là bao nhiêu?

Ở ngoài không khí tự nhiên, O2 chiếm khoảng 20.9% thể tích, nghĩa là chỉ số FiO2 ở ngoài không khí là 0.209. Thế nhưng, tỉ lệ này có thể thay đổi trong khoảng 0.21 đến 1.00. Nếu như đạt đến mức 1.00 thì nghĩa là khối không khí đó toàn bộ là O2. Thế nhưng nếu như nồng độ O2 quá cao cũng có thể gây ngộ độc khí O2 khiến người bị thiệt mạng. Còn nếu như thấp quá thì người bệnh có thể cảm thấy bị khó thở, các bác sĩ sẽ làm tăng lượng O2, tức là làm tăng chỉ số FiO2 trong máu đến mức ổn định. Thông thương để đảm bảo bệnh nhân có thể thở bình thường thì chỉ số FiO2 sẽ được duy trì ở mức 0.5.

Khi nào thì có chỉ định yêu cầu xét nghiệm FiO2

Xét nghiệm FiO2 được chỉ định trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ bạn đang gặp các bất thường ở các cơ quan như phổi, thận hay gặp rắc rối về chuyển hoá và trao đổi chất, bị chấn thương đầu, cổ ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Ngoài ra, xét nghiệm này cũng được xét nghiệm ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh đang gặp khó khăn khi thở. Để tiến hành kiểm tra khí máu, bác sĩ sẽ lấy máu từ cuống rốn của trẻ. Từ đó có thể tìm ra những rối loạn hô hấp tìm ẩn, đưa ra biện pháp xử trí kịp thời và hiệu quả.

Ý nghĩa của chỉ số FiO2

Chỉ số FiO2 đánh giá độ bão hòa oxy, đo tỉ lệ PaO2/FiO2 để xác định sự hiện diện và mức độ nặng của rối loạn trao đổi khí phế nang. Theo đó nếu tỉ lệ P/F > 350 (80mmHg/0.21) thì đây là người khoẻ mạnh. Nếu giá trị này nhỏ hơn thì sẽ báo hiệu có sự rối loạn trao đổi khí trong cơ thể bệnh nhân. Nếu P/F < 300 thể hiện bệnh nhân đang phải chịu tổn thương phổi cấp. Tệ hơn khi giá trị P/F < 200 hội chứng suy hô hấp cấp đang tiến triển nặng nề.

Còn với những bệnh nhân đang thở oxy, nếu như PaO2 bệnh nhân < 80 mmHg, có thể xảy ra tình trạng rối loạn oxy cung cấp nặng, chẩn đoán có thể là do shunt trong phổi. Nguyên nhân là do vùng phổi được tưới máu mà không có thông khí, xẹp phổi, thoát dịch phế nang, viêm mô phổi cấp hoặc đông đặc phổi.

Chỉ số FiO2 sẽ phản ánh được mức độ khó thở của một người. Từ chỉ số này các bác sĩ sẽ chẩn đoán một cách chính xác về tình trạng, độ bảo hoà oxy trong máu của người bệnh. Bên cạnh đó, từ những chỉ số này các bác sĩ cũng có thể biết được cơ quan nào trong cơ thể hoạt động không tốt, đang có vấn đề xảy ra.

Ngoài ra, từ xét nghiệm khí máu động mạch để có được chỉ số FiO2 còn cung cấp cho chúng ta những thông tin khác như phân lượng oxy khi hít vào, phân áp oxy động mạch, phân áp CO2 máu động mạch.

Tất cả những giá trị này sẽ giúp cho bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và nhanh chóng về các rối loạn thăng bằng kiềm – toan và suy hô hấp.

Như vậy qua bài viết các bạn đã hiểu thêm về chỉ số FiO2 là gì và tầm quan trọng của chỉ số này. Nếu nhận được yêu cầu kiểm tra FiO2 thì đừng quá lo lắng mà thực hiện ngay theo yêu cầu để các bác sĩ nhanh chóng đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Hoàng Vi

Nguồn tham khảo: Web Y Khoa

Back to top button