Tiếng anh

ER là gì? ER khó hay dễ? Vai trò của ER trong doanh nghiệp là gì?

1. ER là gì?

ER trong tiếng anh là viết tắt của từ Employee Relation nghĩa là mối quan hệ nhân viên. Cụm từ này liên quan trực tiếp đến công việc phòng nhân sự nhưng ER ở đây là một người có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và nhìn nhận để qua đó phát triển khả năng tiềm ẩn trong việc đánh giá năng lực của một nhân viên trong doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy khả năng cống hiến và óc sáng tạo cũng như tài năng của từng cá nhân cho sự phát triển chung của công ty.

Vị trí quan hệ nhân viên là một bộ phận hỗ trợ đắc lực cho bộ phận nhân sự là chức năng nhiệm vụ phòng nhân sự và là cầu nối cho sự phát triển các mối quan hệ nhân viên – nhân viên, sếp – nhân viên gắn bó mật thiết trong sự hòa hợp về cách làm việc.

Công việc này thường xuất hiện trong các doanh nghiệp lớn, việc quan tâm đến công việc và khả năng phát triển năng lực của từng cá nhân trong một doanh nghiệp là điều cần thiết. Xong, bên cạnh đó việc gắn kết và tạo một sự thống nhất trong một tập thể bằng cách tạo sự làm việc “ăn ý” trong việc làm giữa những nhân viên trong cùng một bộ phần và giữa các bộ phận với nhau là điều đặc biệt được quan tâm. ER chính là người thực hiện các công việc được nêu ở trên.

Chưa dừng lại ở đó, ER còn là người mang vai trò của một vị thẩm phán trong một phiên tòa xét xử kẻ đúng người ngay, và từ đó mang đến những hình phạt cũng như khen thưởng cho các đối tượng mang lại giá trị cho doanh nghiệp, hay xử phạt, phê bình những đối tượng là những nhân viên thực hiện đúng nề nếp, làm thiệt hại cũng như gây ra những rắc rối làm giảm đi giá trị lợi nhuận của công ty hay đối với năng suất lao động của nhân viên khác trong công ty. “Đại sứ hòa bình” có lẽ cũng là một danh xưng khác phù hợp đối với vai trò này của ER.

Bên cạnh việc chăm sóc đặc biệt và tạo chất xúc tác cho sự gắn kết lâu dài giữa các mối quan hệ trong một tập thể thì vai trò là một người giám sát hay theo dõi sát sao đến công việc của từng nhân viên trong công ty cách mà họ làm việc như thế nào hay thái độ của họ với công việc của họ ra sao. Từ đó, đưa ra được các phương hướng cụ cho sự giúp đỡ cá nhân đó, đánh giá năng lực và đưa ra những quyết định phù hợp đối với từng trường hợp. từ việc làm này dẫn đến các việc làm cụ thể được nếu như ở trên của ER.

Vậy, ER chính là cầu nối trực tiếp cho sự tiếp nối phát triển nguồn nhân lực của HR, và đồng thời cũng là người với vai trò như một vị “thẩm phán” đưa ra những phán quyết dựa trên việc làm và kết quả lao động cụ thể của một nhân viên qua quá trình chăm sóc giám sát trước đó. Và họ cũng chính là người đưa ra những đánh giá một cách công bằng nhất cho sự phát triển năng lực trong công việc và áp dụng tài năng cá nhân vào sự phát triển chung của một tập thể một cách sát sao nhất.

Xem thêm: Cách đặt tên Email cá nhân chuyên nghiệp nhất

2. Công việc cụ thể của một ER trong một doanh nghiệp là gì?

Trong bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào bộ phận nhân sự và quan hệ nhân viên cũng đồng hành và đi đôi cùng sự phát triển bền vững đối với một doanh nghiệp. Chính vì vậy mà vai trò của vị trí quan hệ nhân viên được đánh giá là một vị trí tiền đề cho sự phát triển đồng bộ vững mạnh về chất và bền vì lượng thông qua việc làm đánh thức năng lực tiềm ẩn cá nhân bên trong.

Vậy công việc cụ thể mà vị trí này cần làm là gì? Hay nói cách khác nhiệm vụ chính của một nhân viên ER là gì ?

– Quan sát, nhìn nhận, đánh giá qua đó thúc đẩy sự phát triển tiềm lực cá nhân bên trong cho sự phát triển chung của doanh nghiệp

– Đánh giá khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm cho từng nhân viên trong công ty dựa trên những bằng chứng hay kết quả cụ thể trong công việc

– Cập nhật thông tin chính xác đầy đủ nhất theo luật lao động và tư vấn hỗ trợ cho bộ phận nhân sự

– Tạo cầu nối, tính liên kết trong công việc giữa các vị trí khác nhau trong doanh nghiệp bằng việc tuyên truyền, cổ vũ, tạo động lực cho từng nhân viên

– Tạo sự gắn kết và hiểu lẫn nhau trong mối quan hệ sếp – nhân viên và mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau. tạo sự nhất quán về quan điểm làm việc cũng như giảm thiểu được các cuộc xung đột, mâu thuẫn trong nội bộ.

– Lắng nghe – phản hồi hai chiều từ các mối quan hệ nhân viên với nhau hay sếp và nhân viên về các vấn đề xảy ra. Từ việc làm trên ER mang vị trí trung gian luôn là người đứng giữa nhưng thực hiện những nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Tuyển dụng trợ lý nhân sự

3. Tại sao lại cần đến vị trí quan hệ nhân viên trong doanh nghiệp?

“Để đi nhanh hơn thì đi một mình để đi xa hơn thì đi cùng nhau”

Câu nói này thật hữu ích để áp dụng cho câu trả lời tại sao lại cần đến vị trí quan hệ nhân viên trong doanh nghiệp?

Điều đó cho thấy một doanh nghiệp không chỉ cần đến “tướng giỏi” mà còn cần đến “đồng đội thông minh”. Sự phát triển của một tập thể dựa trên các mối quan hệ cần và cũng phụ thuộc lẫn nhau. “không một ai thông minh bằng tất cả chúng ta” câu nói được trích dẫn từ một quyển sách vị giám đốc một phút của tác giả Ken Blanchard. Vậy việc tìm kiếm, tuyển dụng, trọng dụng và phát triển nhân tài là điều luôn được chú trọng hàng đầu. khẳng định vai trò cốt lõi và quan trọng của bộ phận nhân sự nói chung và vị trí quan hệ nhân viên trong một doanh nghiệp. Thị trường lao động nhân công không thiếu nhưng sự khan hiếm của nguồn lực chất lượng cao mới là điều đáng để bàn tới.

Trên thực tế, một doanh nghiệp lớn đòi hỏi một số lượng nhân viên phải đủ nhiều để đáp ứng được nhu cầu về khối lượng công việc đó. Vậy, chỉ duy nhất bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm cho vấn đề này liệu có đảm đương được hết mọi công việc nêu trên?

Hiểu được tình hình đó, ER đã ra đời như một ngọn lửa sáng rực góp phần làm nên một sức “nóng” và là bệ phóng hoàn hảo cho sự phát triển của một tập thể.

– ER ra đời gánh bớt trách nhiệm cũng như khối lượng công việc khổng lồ mà HR đang phải gánh. Giảm áp lực và chia sẻ công việc cho bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp đó. Công việc của nhân sự gồm những gì chắc các bạn cũng biết đó là cả một khối lượng công việc lớn.

– ER đi sâu vào phân tích và hiểu rõ vấn đề hơn trong việc phân tích các vấn đề liên quan đề giữa các mối quan hệ trong doanh nghiệp

– ER dựa trên luật pháp để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục hơn

– Giải quyết mâu thuẫn nội bộ thúc đẩy tính cạnh tranh (công bằng) trong doanh nghiệp đối với các mối quan hệ.

Tuyển dụng

4. Những yếu tố cần có trong vị trí quan hệ nhân viên là gì?

– Kiến thức chuyên môn đặc biệt là kiến thức về nhân sự và luật lao động là điều vô cùng cần thiết trong việc tư vấn cũng như đưa ra quyết định để đánh giá hay xử lý bất cứ nhân viên nào. ER cần đưa ra những bằng chứng, dẫn chứng đủ mạnh, thuyết phục và cụ thể.

– Kỹ năng “ thu phục lòng người” hay “chọn mặt gửi vàng” cũng vô cùng quan trọng trong việc phân tích tâm lí, hành động để đưa ra phương án phát triển năng lực cá nhân phù hợp cho từng đối tượng

– Kỹ năng giao tiếp: Một người lắng nghe – chia sẻ – phản hồi mà lúc nào cũng gắt gỏng thì ai dám tin tưởng mà sẻ chia hay trao đổi thông tin? Chính điều đó mà đòi hỏi ở vị trí này một tố chất bên trong đối với vị trí quan hệ nhân viên được thể hiện ra ngoài chính bằng việc áp dụng “nhu” “ cương” đúng người đúng thời điểm.

– Tính trách nhiệm trong công việc: Bất kỳ công việc nào cũng cần đến trách nhiệm vậy trách nhiệm đối với vị trí quan hệ nhân viên ở đây là gì? Trách nhiệm ở đây là luôn đáp ứng được mọi nhiệm vụ về công việc được giao và luôn duy trì, phát huy được sự hài hòa về các mối quan hệ trong doanh nghiệp, nói là làm, không lợi dụng khả năng của bản thân trong các mối quan hệ đó mà “bớt xén” công việc.

– Chăm chỉ ham học hỏi không chỉ về luật pháp, pháp lý mà còn về các kiến thức liên quan.

– Cự tôn trọng đối với cấp trên và cả giữa các đồng nghiệp với nhau là điều tất yếu mà một vị trí nhân viên quan hệ phải có.

– Góp phần làm tưới mát hay đổi mới và làm thay đổi tạo môi trường làm việc “trong lành” hơn cho toàn bộ nhân viên.

Tạo CV

5. Những khó khăn trong công việc của vị trí nhân viên quan hệ

Là người chuyên đi thu gom và nhận lấy tất cả những vấn đề rắc rối mà người khác đang gặp phải về mình rồi lại chuyển hóa vấn đề đó hay nói cách khác là “ chuyên gia gỡ rối”. Chính vì thế mà vấn đề đầu tiên mà một ER gặp phải ở đây đó chính là:

– Cơ hội lựa chọn nghề nghiệp thu hẹp bởi công việc này chủ yếu cho các doanh nghiệp lớn. Và để có thể làm việc trong một doanh nghiệp lớn lại đòi hỏi trình độ cũng như kinh nghiệm cao.

– Áp lực đè nặng trong công việc từ nhiều phía khác nhau

– Thực hiện nhiều nhiệm vụ trong việc đảm bảo duy trì các mối quan hệ: hỗ trợ, giải quyết, xử lý, đánh giá

– Khối lượng công việc cần xử lý khá nặng trong một khoảng thời gian nhất định mà lại luôn phải đảm bảo một tính hiệu quả trong công việc

– Là người trung gian – đứng giữa phải nghe ý kiến từ nhiều luồng thông tin khác nhau nhưng không được giải quyết mang tính cá nhân. Vì vậy mới xảy ra nhiều tình huống, mách bạn tình huống nhân sự và cách giải quyết để có thể dễ dàng hơn trong xử lí các mối quan hệ.

Qua đó ta có thể thấy được để trở thành một nhân viên quan hệ không chỉ đòi hỏi kiến thức, kĩ năng mà còn phải chịu được áp lực trong môi trường làm việc luôn cần sự tập trung và khả năng xử lí tình huống ôn hòa nhất có thể, sự đa năng trong công việc luôn được đề cao trong vị trí này.

Qua bài viết ER là gì? ER khó hay dễ? Vai trò quan trọng của ER trong doanh nghiệp là gì? Nếu bạn đã đọc đến những dòng cuối chữ cuối cùng này thì tôi có thể khẳng định rằng bạn đang rất quan tâm đến vị trí cũng như đến công việc này. Để trở thành một nhân viên quan hệ không khó nếu bạn đã chấp nhận “dấn thân” và hết mình vì công việc mình làm. Tôi tin rằng bằng những cố gắng và hết mình của bản thân bạn sẽ đạt được những thành quả nhất định trong công việc. Bởi “không thành công cũng thành nhân” hãy cứ lựa chọn dám ước mơ, dám đương đầu, dám thử thách bản thân.

Xem thêm: Bạn đã biết cách xử lý thông minh khi đến muộn phỏng vấn

Back to top button