Đọc hiểu Chạy giặc trắc nghiệm (2 đề)
Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Chạy giặc trắc nghiệm: Bài thơ Chạy giặc là của tác giả nào? Bài thơ Chạy giặc được viết theo thể thơ nào? rong bài thơ Chạy giăc, hình ảnh nào lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam? Bài thơ Chạy giặc còn có tên gọi khác là gì? Khi giặc đến, đất nước rơi vào tình thế như thế nào?
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
CHẠY GIẶC
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dảo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước ,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
(Nguyễn Đình Chiểu)
Đọc hiểu Chạy giặc trắc nghiệm – Đề số 1
Câu 1. Bài thơ Chạy giặc là của tác giả nào?
A. Cao Bá Quát
B. Nguyễn Khuyến
C. Nguyễn Đình Chiểu
D. Trần Tú Xương
Câu 2. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nội dung bài thơ Chạy giặc, bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Sau khi Pháp tấn công Đà Nẵng ngày 31/8/1858
B. Sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp tấn công ngày 17/2/1859
C. Sau khi kinh thành Huế bị thực dân Pháp tấn công ngày 17/2/1859
D. Sau khi Vĩnh Long bị thực dân Pháp tấn công ngày 17/2/1859
Câu 3. Bài thơ Chạy giặc được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn trường thiên
C. Thất ngôn
D. Thất ngôn bát cú
Câu 4. Nội dung chính của các câu thơ dưới đây là gì?
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ thơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
A. Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược
B. Tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh nước mất, nhà tan
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 5. Giá trị hiện thực thể hiện trong bài thơ Chạy giặc là:
A. Bộc lộ nỗi đau mất nước
B. Bộc lộ lòng yêu nước
C. Tái hiện chân thực cảnh quê hương khi thực dân Pháp đến tàn sát
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6. Giá trị tư tưởng được thể hiện trong bài thơ Chạy giặc là:
A. Tái hiện chân thực cảnh quê hương khi thực dân Pháp đến tàn sát
B. Thể hiện tình yêu thương nhân dân tha thiết
C. Bộc lộ lòng yêu nước, thương dân tha thiết, lòng căm thù giặc sâu sắc
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 7. Đáp án không phải nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Chạy giặc?
A. Các biện pháp tu từ: từ láy, phép đối
B. Vận dụng sáng tạo hình ảnh, thành ngữ dân gian
C. Hình ảnh thơ gợi hình gợi cảm
D. Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc
Câu 8. Bài thơ Chạy giặc còn có tên gọi khác là gì?
A. Chạy Mĩ
B. Chạy Pháp
C. Chạy Tây
D. Chạy loạn
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1. C
Bài thơ Chạy giặc là của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 2. B
Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nội dung bài thơ Chạy giặc, bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh: Sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp tấn công ngày 17/2/1859.
Câu 3. D
Bài thơ Chạy giặc được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú.
Câu 4. A
Sua câu thơ đầu là cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược.
Câu 5. C
Giá trị hiện thực thể hiện trong bài thơ Chạy giặc là: Tái hiện chân thực cảnh quê hương khi thực dân Pháp đến tàn sát.
Câu 6. C
Giá trị tư tưởng được thể hiện trong bài thơ Chạy giặc là: Bộc lộ lòng yêu nước, thương dân tha thiết, lòng căm thù giặc sâu sắc.
Câu 7. B
Giá trị nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Chạy giặc là:
– Các biện pháp tu từ: từ láy, phép đối
– Hình ảnh thơ gợi hình gợi cảm
– Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc
Câu 8. C
Bài thơ Chạy giặc còn có tên gọi khác là Chạy Tây.
Đọc hiểu Chạy giặc trắc nghiệm – Đề số 2
Câu 1. Thời điểm khi diễn ra cuộc tàn sát của thực dân Pháp?
A. Tan học
B. Tan chợ
C. Tan ca
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 2. Trong bài thơ Chạy giăc, hình ảnh nào lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam?
A. Bầy chim
B. Dân đen
C. Tan chợ
D. Súng Tây
Câu 3. “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”. “Súng Tây” là chỉ tiếng súng của ai?
A. Thực dân Pháp
B. Đế quốc Mĩ
C. Thực dân Anh
D. Tất cả đều sai
Câu 4. Khi giặc đến, đất nước rơi vào tình thế như thế nào?
A. Trong tư thế sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù
B. Đang phòng thủ, chuẩn bị lực lượng chiến đấu
C. Tình thế bất ngờ, thất thế, mất chủ động
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5. Địa danh nổi tiếng nào được tác giả Nguyễn Đình Chiểu nhắc đến trong bài thơ Chạy giặc?
A. Bến Nghé
B. Đồng Nai
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 6. Hai câu thơ nào sau đây trong hài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ nét nhất sự hoảng hốt, ngơ ngác, mất phương hướng của nhân dân khi giặc Pháp xâm lược?
A. “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, / Một bàn cờ thế phút sa tay”
B. “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, / Mất ổ đàn chim dáo dác bay”
C. “Bến Nghé của tiền tan bọt nước / Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”
D. “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng / Nỡ để dân đen mắc nạn này?”
Câu 7. “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/ Mất ổ đàn chim dáo dác bay”. Hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. Nhân hóa
D. Đảo ngữ
Câu 8. “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng/ Nỡ để dân đen mắc nạn này?”. Hai câu thơ bộc lộ tâm tư gì của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
A. Kêu gọi dân chúng không nên sợ giặc, phải quyết tâm đứng lên đánh đuổi quân thù.
B. Phê phán triều đình Huế không quan tâm đến việc bảo vệ người dân, đồng thời thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải sự xuất hiện của trang dẹp loạn để cứu nước.
C. Muốn ra tay cứu giúp dân chúng qua cơn lửa đạn.
D. Sự phẫn uất và bế tắc trước hiện thực
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1. B
Thời điểm khi diễn ra cuộc tàn sát của thực dân Pháp là vào lúc tan chợ.
Câu 2. D
Trong bài thơ Chạy giăc, hình ảnh “súng Tây” lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam.
Câu 3. A
“Súng Tây” là chỉ tiếng súng của thực dân Pháp.
Câu 4. C
Khi giặc đến, đất nước rơi vào tình thế bất ngờ, thất thế, mất chủ động.
Câu 5. C
Địa danh nổi tiếng được tác giả Nguyễn Đình Chiểu nhắc đến trong bài thơ Chạy giặc là Bến Nghé và Đồng Nai.
Câu 6. B
Hai câu thơ nào sau đây trong hài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ nét nhất sự hoảng hốt, ngơ ngác, mất phương hướng của nhân dân khi giặc Pháp xâm lược là: “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/ Mất ổ đàn chim dáo dác bay”
Câu 7. D
“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/ Mất ổ đàn chim dáo dác bay”. Hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ.
Câu 8. B
“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng/ Nỡ để dân đen mắc nạn này?”. Hai câu thơ bộc lộ tâm tư của tác giả Nguyễn Đình Chiểu đó là: Phê phán triều đình Huế không quan tâm đến việc bảo vệ người dân, đồng thời thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải sự xuất hiện của trang dẹp loạn để cứu nước.
–
Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Chạy giặc trắc nghiệm. Những câu trả lời dựa trên ngữ liệu văn bản, được chắt lọc kỹ càng đảm bảo chính xác nhất. Hy vọng bài đọc hiểu sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!