Tranh

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Đặc điểm và ví dụ từ thực tế

Do đó, nội dung bài ngay hôm nay TUHA sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về thị trường cạnh tranh hoàn hảo từ khái niệm, ưu – nhược điểm, cho đến đặc điểm và ví dụ từ thực tế. Để từ đó, giúp bạn có được những đánh giá chính xác cho vấn đề này.

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì?

Tuy không phải là một thuật ngữ mới lạ, ít được đề cập đến nhưng “Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì?” vẫn luôn là một trong những câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều từ bạn đọc. Để hiểu rõ về thuật ngữ này chúng ta cần phải phân tách từng khái niệm ra một. Trong đó, thị trường được hiểu là môi trường gắn liền với nền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm – nơi diễn ra trực tiếp các hoạt động giao dịch, mua sắm giữa các đơn vị, cá thể với nhau. Còn cạnh tranh lại là hoạt động tranh đua, ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng một thị trường, cùng hướng đến những giá trị lợi ích giống nhau.

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì?

Trong cạnh tranh sẽ được phân chia thành nhiều kiểu khác nhau, nhưng về bản chất chung mọi người đều hiểu có sự tranh giành, ganh đua xảy ra giữa các bên. Như vậy, đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo nếu phát triển từ những khái niệm này đi lên chắn chắn sẽ khiến nhiều bạn bị hiểu sai. Mặc dù có sự xuất hiện của cụm từ “cạnh tranh” nhưng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì tính chất này lại có sự khác biệt rất nhiều so với khái niệm mà chúng tôi vừa đề cập đến. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, còn được biết đến với một cái tên vô cùng đặc biệt khác là cạnh tranh nguyên tử. Nó đề cập đến một thị trường cạnh tranh lý tưởng, với nhiều tiềm năng lớn khi rất nhiều người mua và người bán.

Đặc biệt, sẽ không có một nhà cung cấp hay một người tiêu dùng nào có thể tác động, ảnh hưởng đến giá cả phân phối trên thị trường. Điều này thì hoàn toàn đối ngược với cạnh tranh độc quyền mà bạn cũng dễ bắt gặp trong thực tế. Nhờ vậy, nó sẽ hạn chế tối đa nguy cơ hình thành nên các thế mạnh riêng biệt trên thị trường. Từ đó, đảm bảo rằng cả một thị trường sẽ không chịu sự chi phối từ một doanh nghiệp hay một nhóm tiêu dùng nào đó.

Có thị trường cạnh tranh hoàn hảo không?

Với vô số “lời khen có cánh” và với đánh giá của các nhà kinh tế học thì giá trị của mẫu hình kinh doanh này lại càng được đề cao hơn. Như vậy, thị trường cạnh tranh hoàn hảo chính là một mẫu hình lý tưởng mà ở đó lợi ích của cộng đồng luôn được đề cao. Nhưng cũng vì nó quá lý tưởng nên nhiều người đã không khỏi hoài nghi liệu có thị trường cạnh tranh hoàn hảo không. Nhiều bạn sẽ cho rằng là không có, bởi đã là đầu tư, kinh doanh dù theo thị trường ngách hay chiến lược đại dương xanh. Đến cuối cùng, các doanh nghiệp, cá nhân đều phải đối diện với “cuộc chiến” cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ của mình.

Có thị trường cạnh tranh hoàn hảo không?

Tuy nhiên, trên thực tế đúng rằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo không dễ để bắt gặp nhưng nó hoàn toàn vẫn có. Thậm chí, bạn cũng có thể kiểm chứng điều này qua việc xây dựng thị trường cạnh tranh tự do dưới sự can thiệp hợp lý của Chính phủ ở nhiều quốc gia. Lúc bấy giờ, Chính phủ sẽ cố gắng tạo ra sự hoàn hảo bằng những chính sách can thiệp đúng lúc, đúng chỗ và cần thiết. Hơn thế, các hãng còn có thể nhanh chóng đưa ra các quyết định của dù là cạnh tranh hoàn hảo ngắn hạn hay dài hạn đi chăng nữa. Bởi trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo các đơn vị sản xuất, bán hàng sẽ không cạnh tranh qua giá hay “đánh bại” đối thủ của mình bằng thước đo doanh số như các kiểu cạnh tranh thông thường khác mà bạn vẫn bắt gặp.

Thực tiễn thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở Việt Nam

Với xu thế toàn cần hóa, thị trường cạnh tranh nói chung và thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở Việt Nam đã có rất nhiều điểm khác biệt. Nền kinh tế của nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần. Mà theo đó, nền kinh tế này sẽ vận động dựa trên ba yếu tố là tư do cạnh tranh – tự do định đoạt của chủ thể kinh doanh – chế độ sở hữu đa thành phần. Nhìn nhận từ thực tế có thể thấy rằng, cạnh tranh vẫn luôn là yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế dù đi theo định hướng nào đi chăng nữa.

Thực tiễn thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở Việt Nam

Chế độ cạnh tranh trong kinh tế tại Việt Nam đang dần hình thành nên một bộ khung pháp lý. Kèm theo đó có cả những cơ quan chuyên trách về vấn đề này, để xây dựng nên một cơ chế kinh tế thị trường – thị trường tự do đúng nghĩa. Cùng với đó, để hiện thực hóa lý thuyết thị trường cạnh tranh hoàn hảo Chính phủ nước ta cũng đã đưa ra những sự can thiệt rất hợp lý. Tuy nhiên, người tiêu Việt do vẫn còn chưa có nhiều thông tin, hiểu biết về pháp luật nên chưa thực sự nắm bắt hết những quyền lợi của mình khi thị trường lý tưởng này được hình thành.

Như vậy, thực tiễn thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở Việt Nam ở thời điểm hiện tại vẫn khó để chúng ta có thể nhận biết một cách quá rõ nét. Nhưng từ các doanh nghiệp – chủ thể tham gia kinh doanh cho đến các cơ quan nhà nước, Chính phủ đã có những động thái tích cực cho vấn đề này. Đương nhiên, đây sẽ là một chặng đường dài để chúng ta có thể kiểm chứng được một kết quả cụ thể và đồng bộ cho tất cả.

Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Thực tế, thị trường cạnh tranh hoàn hảo chưa hề xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Vì vậy, để lấy ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo và nhất là ví dụ thực tế không là điều dễ dàng chút nào. Phần lớn chúng ta sẽ thấy những biến thể của nó nhiều hơn, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc thị trường cạnh tranh hoàn hảo không tồn tại ở thực tế. Bạn có thể dễ dàng lấy ví dụ cho thị trường này ngay trong ngành nông sản, với việc kinh doanh các mặt hàng ít tính cạnh tranh như gạo, thịt gia cầm, gia súc,… ở nước ta hiện nay.

Ví dụ về thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Ví dụ điển hình đó là các quầy bán thịt lợn ở các khu chợ truyền thống, luôn có rất nhiều người bán và người mua tập trung. Hàng hóa có sự đồng nhất, mức giá tương đồng, người mua hay người bán đều nắm rõ mức giá tại khu vực của mình. Người bán không có sự cạnh tranh về giá thành, người mua không bị “dắt mũi”. Các thông tin bán hàng hóa rất hoàn hảo, người mua lẫn người bán còn hiểu cả về đặc điểm cả nhau khi giao dịch.

Ví dụ tiếp theo chính là sự cạnh tranh giữa hai hệ thống siêu thị lớn tại nước ta là BigC và Coopmart. Cả hay cùng bán các nhóm sản phẩm do cùng một đơn vị cung cấp, mức giá thì gần như không có sự khác biệt. Thậm chí, không có nhiều điểm để phân biệt sản phẩm, hàng hóa giữa hai cái tên này. Từ đó, hình thành nên một cơ chế cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường, ở đó người tiêu dùng đều có thể dễ dàng đưa ra sự lựa chọn cho mình.

Một ví dụ khác trong ngành công nghệ có một thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở mức độ tương đối. Điển hình là ba cái tên Sixdegrees.com, Blackplanet.com và Asianave.com, không đơn vị nào có thị phần chi phối hoàn toàn. Hơn thế các địa chỉ website này phần lớn là miễn phí, nên nó mang đến những thông tin bán hàng hoàn hảo cho cả hai bên.

Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Nếu như bạn đang muốn đánh giá xem một thị trường cụ thể nào đó có được coi là hoàn hảo hay không thì cần phải căn cứ vào các đặc điểm dưới đây. Những đặc điểm này, cũng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của cạnh tranh hoàn hảo khi xây dựng lên một thị trường lý tưởng.

Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

1. Nhiều người mua và nhiều người bán: Đặc điểm này về cơ bản đã xuất hiện ngay trong khái niệm của thuật ngữ này. Nhưng nó đồng thời cũng chính là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Đối với thị trường này, dù có đông người bán nhưng các doanh nghiệp, công ty sẽ hoạt động độc lập. Mỗi người bán và người mua sẽ không thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

2. Sản phẩm có sự đồng nhất: Đặc điểm này sẽ bao gồm cả hàm ý về đặc tính, tính năng, chất lượng cho đến việc chào bán hàng hóa. Do đó sẽ không có tình trạng người tiêu dùng yêu thích, đánh giá cao sản phẩm của doanh nghiệp này hơn doanh nghiệp khác nếu chỉ dựa hoàn toàn vào sản phẩm mà thôi.

3. Tự do gia nhập và rời bỏ thị trường: Đặc điểm này có nghĩa này doanh nghiệp có thể tự do gia nhập và rời bỏ thị trường cạnh tranh hoàn hảo mà không có bất kỳ rào cản, trở ngại nào. Doanh nghiệp có thể đề ra định hướng ngắn hại hoặc dài hạn dựa trên chiến lược kinh doanh tổng thể của mình.

4. Những thông tin bán hàng sẵn có hoàn hảo: Đặc điểm này đề cập đến việc cả người bán lẫn người mua đều có những thông tin đầy đủ về thị trường, sản phẩm. Người bán sẽ đưa ra được những nhận định, chính sách đúng đắn. Còn người mua có thể tiếp cận sản phẩm, thông tin người bán một cách nhanh chóng.

Ưu, nhược điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo được đánh giá là một mẫu hình lý tưởng, nhiều người mua mà cũng nhiều người bán. Quan trọng hơn cả không có sự cạnh tranh về giá, sản phẩm đồng nhất và các doanh nghiệp không theo định hướng cạnh tranh về doanh số. Với những điều này, có lẽ nhiều người nghe qua sẽ cho rằng thì thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ toàn là “điểm cộng”. Tuy nhiên, mọi điều đều có tính chất hai mặt luôn song song cùng với nhau. Theo đó, thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ có những ưu – nhược điểm như sau:

Ưu, nhược điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

+ Ưu điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo:• Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp, công ty – người bán hàng sẽ không phải tốn kém quá nhiều các chi phí cho việc quảng cáo, tiếp thị cho sản phẩm, dịch vụ của mình.• Người bán hàng sẽ không phải lo lắng về các “cuộc chiến” về giá thành để nâng cao sức cạnh tranh của mình.• Vì các sản phẩm có tính đồng nhất cao, nên người tiêu dùng không cần phải lo lắng về chất lượng, mất nhiều thời gian, công sức cho việc mua sắm.• Người tiêu dùng sẽ nhanh chóng nắm bắt các thông tin về sản phẩm, đặc biệt là giá thành. Điều này sẽ tránh rơi vào các trường hợp mua sản phẩm có mức giá cao hơn bình thường.• Người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm các nhà cung ứng sản phẩm, dịch vụ ưng ý cho mình.

+ Nhược điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo: • Phần lớn các doanh nghiệp tham gia thị trường cạnh tranh hoàn hảo đều có quy mô nhỏ và hoạt động độc lập. Nên không đủ sức để tạo nên sức ảnh hưởng riêng cho mình.• Không tạo ra động lực giúp các doanh nghiệp, công ty, người bán hàng thay đổi hoặc phát triển các sản phẩm, dịch vụ của mình. Vì vậy, mà các sản phẩm theo thời gian vẫn không có sự thay đổi.

So sánh thị trường cạnh tranh hoàn hảo và không hoàn hảo

Có thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì cũng có thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, đơn giản nó là mẫu hình đối ngược lẫn nhau. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo sẽ không đáp ứng đầy đủ các điều kiện của thị trường cạnh tranh hoàn hảo, với 4 đặc điểm mà chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu đến ở phần trên. Đúng hơn, đây chính là những thị trường cạnh tranh khốc liệt, phần lớn là cạnh tranh độc quyền. Lúc này, các doanh nghiệp sẽ dồn lực đề cạnh tranh, giành thị phần và tạo ra sức ảnh hưởng của mình.

So sánh thị trường cạnh tranh hoàn hảo và không hoàn hảo

Nếu như việc tham gia thị trường cạnh tranh hoàn hảo là đơn giản và có thể dễ dàng rút ra thì ở thị trường không hoàn hảo thì hoàn toàn khác biệt. Doanh nghiệp sẽ khó tham gia hơn do chịu sự quy định của loạt nguyên tắc, rào cản và ngay cả khi rút lui cũng vậy. Cùng với đó, những đơn vị tham gia vào thị trường hoàn toàn có quyền đặt mức giá riêng cho mình và họ còn độc quyền trong cả sản phẩm, tức là bỏ qua sự đồng nhất về sản phẩm.

Cuối cùng, trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo thì quảng cáo, truyền thông lại được sử dụng một cách thông dụng. Thậm chí còn được coi là công cụ không thể bỏ qua trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty. Nhưng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì điều này dù được sử dụng nhưng không được đánh giá cao bằng.

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo được coi là “hình mẫu” lý tưởng, mang đến nhiều giá trị lợi ích nhất cho cộng đồng. Nhưng để tạo ra một thị trường như vậy và duy trì, phát triển nó lại không phải là điều đơn giản. Hơn thế, nó cũng có những mặt hạn chế nhất định, xem xét về mặt lâu dài sẽ làm các doanh nghiệp tham gia “lười” thay đổi cho sản phẩm của mình. Mong rằng, những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ cũng như đưa ra những đánh giá chính xác hơn.

Back to top button