Đề thi môn văn vào lớp 10 ở Hà Nội
– Sáng nay 9/6, các học sinh Hà Nội đã trải qua đã bài thi môn Ngữ văn trong đợt tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2017-2018.
VietNamNet giới thiệu đề thi môn Ngữ văn của Hà Nội với thời gian làm bài trong 120 phút:
Hầu hết các thí sinh nhận xét đề thi dễ
Vũ Đức Anh, học sinh Trường THCS Lý Thường Kiệt cho hay em hoàn thành hết và dự kiến 7 điểm, dù không làm hết được 1 ý trong câu của đề (do em không ôn đến nội dung này). Đõ Hải Đăng, Trường THCS Phan Đình Giót làm hết đề và dự kiến được cỡ 8 điểm. Đề thi cơ bản và không khó.
Hoàng Thị Huyền – Giáo viên Tuyensinh247.com
Nhận định chung: Đề thi không khó, không có câu hỏi đánh đố nhưng khó phân loại học sinh. Với đề này các em không khó để có 7 điểm.
1. Về cấu trúc: Cấu trúc đề thi không khác nhiều so với cấu trúc đề thi mọi năm, gồm 2 phần. Phần I: 4 điểm, phần II: 6 điểm. Mỗi phần đều có sự tích hợp giữa kiến thức văn bản văn học, tiếng Việt và Tập Làm Văn
2. Về nội dung:
Phần I: Đề kiểm tra học sinh về kiến thức của văn bản Nói với con. Đây là những kiến thức cơ bản và học sinh trung bình có thể làm tốt. Bên cạnh đó đề tích hợp một câu nghị luận xã hội, yêu cầu bàn về vấn đề: niềm hạnh phúc khi được sống trong sự yêu thương. Đây là vấn đề rất quen thuộc, học sinh dễ dàng lấy ví dụ trong đời sống và trong các văn bản đã học, đặc biệt là các văn bản lớp ở chương trình THCS.
Phần II: Đề thi kiểm tra kiến thức cơ bản của văn bản Làng – một tác phẩm quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 và đa phần học sinh đều có sự chuẩn bị kĩ càng . Nôi dung Tiếng Việt và Tập làm văn được tích hợp hài hòa trong câu hỏi cuối cùng. Kiến thức Tiếng Việt kiểm tra đó là kiểu câu phân loại theo mục đích nói, câu ghép. Đề yêu cầu học sinh viết đoạn văn quy nạp. Để làm tốt phần viết
Đề thi nhân văn
Chia sẻ về đề thi, cô Nguyễn Thị Lan Hương – Tổ trưởng Tổ Văn Trường THPT Cao Bá Quát (Gia Lâm) – nhận xét: Nội dung cũng như yêu cầu của đề rất vừa sức với học sinh với chủ đề quen thuộc những cũng hết sức phù hợp và nhân văn là tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
“Đề thi đã chạm đến bài học đầu đời vô cùng quan trọng với những học sinh bước vào trường THPT, đó là bài học nhận thức về tình yêu gia đình, quê hương. Giới trẻ hiện nay không ít em bị ảnh hưởng bởi lối sống thực dụng, đuổi theo giá trị vật chất. Đề thi nhắc nhở các con sống cân bằng giữa đời sống vật chất và tinh thần” – cô Nguyễn Thị Lan Hương cho hay.
Gợi ý cách làm với nội dung về truyện ngắn Làng, cô Nguyễn Thị Lan Hương cho rằng, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản đã được học trên lớp; nắm vững được những biểu hiện tình yêu làng của ông Hai luôn gắn liền tình yêu nước và đó cũng là sự phát triển trong nhận thức của người nông dân sau cách mạng. Tính cảm của ông Hai với làng quê vốn là tình cảm gốc rẽ sâu bền của người Việt Nam.
Với nội dung thứ 2, học sinh cần thuộc 2 khổ thơ đầu của bài thơ “Nói với con”; thấy được nhà thơ muốn thông qua lời người cha để nói với con: con người ai cũng phải có gia đình, quê hương, đó chính là cuội nguồn sinh dưỡng thiêng liêng của con người.
Cô Thẩm Thị Lý – Hiệu trưởng Trường THCS Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội) – thì nhận định: Đề thi Ngữ văn thi vào lớp 10 năm nay của Hà Nội bám sát kiến thức cơ bản, có độ phân hóa học sinh rõ nét; đặc biệt đề có phần vận dụng kiến thức vào thực tế khá hay.
“Phần 1, câu 3, yêu cầu học sinh hãy trình bày suy nghĩ khoảng 12 câu về quan điểm được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người. Yêu cầu này có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phân môn trong môn Ngữ văn là Tiếng Việt, Văn học và Tập làm văn, phát huy được tính sáng tạo của học sinh. Để làm được tốt nội dung này, yêu cầu học sinh phải biết tự vận dụng kiến thức” – cô Thẩm Thị Lý cho hay.
(Theo Giáo dục và Thời đại)
Thanh Hùng