Giáo dục

Lập dàn ý Kể lại câu chuyện Thánh Gióng lớp 6

Lập dàn ý Kể lại câu chuyện Thánh Gióng lớp 6 bao gồm các dàn ý chi tiết giúp các em học sinh củng cố kỹ năng cách làm bài văn kể chuyện cổ tích, truyền thuyết, trau dồi vốn từ chuẩn bị cho bài viết văn đạt hiệu quả cao.

Dàn ý Kể chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em Mẫu 1

a) Mở bài: Giới thiệu câu chuyện kể Thánh Gióng.

b) Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện Thánh Gióng:

  • Người mẹ ướm chân lên một vết chân to thì mang thai, sinh ra Thánh Gióng
  • Khi đã 3 tuổi, Gióng vẫn không nói không cười, đặt đâu nằm đó
  • Khi nghe tin sứ giả đi tìm người cứu nước, Gióng liền cất tiếng nói đầu đời, nhờ mẹ gọi sứ giả vào nhà
  • Gióng dặn sứ giả về tâu với nhà vua, chuẩn bị 1 bộ giáp sắt, 1 con ngựa sắt, 1 cây gậy sắt rồi cậu sẽ đánh giặc cho
  • Sau đó, Gióng bắt đầu lớn nhanh như thổi, cơm vưa ăn đã đói, áo vừa mặc đã sứt chỉ
  • Người dân trong làng góp gạo cùng nuôi Gióng lớn
  • Khi sứ giả mang đủ giáp sắt, ngựa sắt, gậy sắt đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ
  • Gióng vỗ vào lưng ngựa sắt, con ngựa liền sống lại, phun lửa ầm ầm
  • Gióng cưỡi ngựa lao ra chiến trường, dũng mãnh diệt giặc
  • Khi gậy sắt bị gãy, Gióng nhổ bụi tre ngà ven đường để tiếp tục chiến đấu
  • Khi đất nước sạch bóng quân thù, Gióng cởi áo giáp sắt để lại trên đỉnh núi rồi cưỡi ngựa bay về trời
  • Nhà vua phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương, cho xây đền thờ để nhân dân tưởng nhớ

c) Kết bài:

  • Ý nghĩa của câu chuyện Thánh Gióng
  • Tình cảm, cảm xúc của em dành cho câu chuyện Thánh Gióng và người anh hùng Thánh Gióng

Dàn ý Kể chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em Mẫu 2

Dàn ý Kể chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em Mẫu 3

1. Mở bài: Giới thiệu truyền thuyết “Thánh Gióng”.

2. Thân bài (Diễn biến sự việc)

– Mở đầu: Đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng …

– Thắt nút: Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.

– Phát triển:

  • Nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
  • Đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con người sắt và một tấm áo giáp sắt”.

– Mở nút: Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng nhiên biến thành tráng sĩ.

– Kết thúc: Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.

3. Kết bài: Ý nghĩa câu chuyện: Tinh thần đoàn kết chống giặc cứu nước.

Dàn ý Kể chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em Mẫu 4

Dàn ý Kể lại chuyện Thánh Gióng

I. Mở bài: Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.

II. Thân bài

1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng

  • Hai ông bà đã già, chưa có con.
  • Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.
  • Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.
  • Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.

2. Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi

  • Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.
  • Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt.
  • Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.

3. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời

  • Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.
  • Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.
  • Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.
  • Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.
  • Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cởi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.
  • Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.

III. Kết bài: Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.

>> Tham khảo thêm: Lập dàn ý Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) lớp 6

Dàn ý Kể chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em Mẫu 5

1. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu cậu chuyện mơ gặp Thánh Gióng.

M: Một đêm mưa như trút nước, đêm khuya vắng vẻ và em đang chìm trong giấc ngủ say nồng. Trong giấc mơ diệu kỳ em đã được gặp Thánh Gióng đang rẽ mây cưỡi gió xuống trần gian. Trong giấc mơ em ao ước giá như mình vươn vai một cái để trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như Thánh Gióng.

2. Thân bài

a) Khung cảnh

  • Giữa làn sương khói bồng bềnh trên trần gian, em được đi dạo giữa một vùng quê yên bình đầy hoa thơm cỏ lạ. Những ngôi làng bao bọc những lũy tre làng đằng ngà vàng óng bên cạnh là những hồ ao nối tiếp nhau, mặt nước long lánh soi bóng trước mây trời.
  • Tiếng trống, tiếng chiêng nổi lên rộn rã, dòng người đông đúc nườm nượp kéo nhau đi trẩy hội về đền Gióng . Bất chợt trời tối sầm lại giữa những đám mây đen là một đám mây ngũ sắc hình cái ô lóe sáng trên bầu trời. Em ngước lên nhìn, trước mắt là Thánh Gióng, đầu đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt cười trên lưng con ngựa sắt trông mới oai phong và lẫm liệt làm sao. Trước mắt em giờ đây là người anh hùng dân tộc đã lưu danh sử sách muôn đời, người đã anh dũng đánh đuổi giặc Ân để bảo vệ bờ cõi nước Đại Việt ta. Một con người em vô cùng ngưỡng mộ.

b) Diễn biến

  • Thánh Gióng đến gần vui vẻ cất tiếng nói: “Xin chào cậu bé ta là Thánh Gióng nghe lời ước nguyện của cậu, nay ta xuống cõi phàm trần cô có muốn ta giúp điều gì?”
  • Thoáng một chút giật mình ngơ ngác em bình tĩnh lại vội vàng bày tỏ: “Thưa ngài! Em cũng như các bạn trên thế gian, chỉ ao ước làm sao mình vươn vai một cái trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như ngài: Xin hỏi ngài có bí quyết nào giúp em biến ước mơ thành hiện thực.”
  • Thân hình cao lớn, Thánh Gióng cười vang động viên tôi: “Ô cháu giỏi lắm, tuổi thơ các cháu có những giấc mơ như vậy là rất tốt. Ngày xưa ta cũng như các cháu, nhờ dân làng góp gạo nuôi ta lớn nhanh để đi đánh giặc , sức mạnh của ta chính là sức mạnh chính nghĩa của lòng yêu nước. Còn bí quyết thì đó là sự nỗ lực và quyết tâm các cháu có thể làm được nhiều điều còn lớn lao hơn ta . Hãy cố gắng nhé!”
  • Nói rồi Thánh gióng chào tạm biệt rồi bay về trời, ẩn hiện trong làn sương khói mờ ảo.
  • Ông Gióng ra đi trong sự ngỡ ngàng của tôi. Ngẫm nghĩ lại tôi mới nghiệm ra một chân lí rằng: mọi thành quả, mọi trái ngọt trong cuộc sống đều phải đánh đổi bằng mồ hôi công sức của chính bản thân mình, không có điều tốt đẹp nào xảy đến với ta như một phép thần kì, phải nỗ lực và cố gắng hết mình để đạt được.

3. Kết bài: Giấc mơ kết thúc

M: Đang mơ màng bỗng em nghe thấy tiếng mẹ gọi liền choàng tỉnh giấc. Tiếng nói của ngài còn văng vẳng đâu đây. Em tự hứa lòng mình sẽ học tập, phấn đấu không ngừng để thực hiện ước mơ cao đẹp ấy.

>> Tham khảo: Văn mẫu lớp 6: Trong vai sứ giả hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng

Dàn ý Kể chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em Mẫu 6

I. Mở bài: Chọn một nhân vật để kể lại chuyện Thánh Gióng

M: Tôi lên là Gióng, sinh ra vào thời Vua Hùng thứ 16, tại tỉnh Bắc Ninh cũ nay thuộc thành phố Hà Nội. Tôi được lịch sử vinh danh là nhân vật đánh giặc và vinh danh là Thánh Gióng.

II. Thân bài: kể chuyện tưởng tượng Thánh Gióng

1. Lúc trước khi tôi đánh giặc:

  • Ba mẹ tôi đã già yếu mà không có con
  • Một hôm ba mẹ tôi ra đổng và thấy một dấu chân lạ
  • Mẹ tôi ướm thử vào dấu chân và về nhà có thai tôi
  • Sau này mẹ tôi sinh ra một đứa con trai là tôi
  • Tôi sinh ra không lớn, không biết ăn biết nói

2. Kể chuyện khi tôi đánh giặc

  • Khi giặc Ân sang nước ta xâm lược
  • Vua sai sứ giả thông báo tìm người cứu nước
  • Tôi nghe thế nói mẹ tôi gọi sứ giả vào
  • Sứ giả vào tôi nói tôi sẽ đánh giặc
  • Tôi yêu cầu sứ giả cấp cho tôi roi và ngựa sắt
  • Sứ giả về tâu vua
  • Bỗng tôi lớn như gió thổi
  • Mọi người dân làng góp gạo thổi cơm cho tôi ăn
  • Sứ giả mang đầy đủ những thứ tôi yêu cầu, tôi vươn vai và trở thành tráng sĩ, tôi đánh tan giặc Ân.

III. Kết bài: Đoạn kết của chuyện Thánh Gióng

Ví dụ: Sau khi tôi đánh tan giặc Ân, vua phong cho tôi là Phù Đổng Diên Vương và lập đền thờ tôi. Sau đó các ao làng tại làng là dấu ngựa sắt để lại, những cây tre vàng là do ngựa sắt phun lửa.

Ngoài ra, chúng tôi còn hướng dẫn viết các Bài văn mẫu lớp 6 CTST khác, cùng các bài Soạn văn chi tiết và Ngắn gọn môn Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo Tập 1 . Mời các bạn tham khảo.

Back to top button