Hoá học

Saccarozo là gì? Công thức cấu tạo, điều chế và tính ứng dụng

Saccarozơ được biết đến là nguồn cung cấp năng lượng nhanh cho cơ thể, đồng thời có vai trò quan trọng trong khẩu phần dinh dưỡng. Vậy cụ thể Saccarozo là gì? Tính chất vật lý, tính chất hóa học của Saccarozo như nào? Cấu trúc phân tử và ứng dụng của Saccarozo là gì?… Trong nội dung bài viết chi tiết dưới đây, DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn tổng hợp kiến thức về chủ đề này nhé!

Tìm hiểu Saccarozo là gì?

Định nghĩa về Saccarozo

Saccarozơ được biết đến như là một disaccharide (glucose + fructose) có công thức phân tử C12H22O11

Saccarozo còn được gọi với một số tên như:

  • Đường kính (đường có độ tinh khiết cao)
  • Đường ăn.
  • Đường cát.
  • Đường trắng.
  • Đường nâu (đường có lẫn tạp chất màu).
  • Đường mía (đường trong thân cây mía).
  • Đường phèn (đường ở dạng kết tinh).
  • Đường củ cải (đường trong củ cải đường).
  • Đường thốt nốt (đường trong cây thốt nốt).
Định nghĩa về Saccarozo
Định nghĩa về Saccarozo

Cấu trúc phân tử của Saccarozo

  • Công thức phân tử: C12H22O11
  • Công thức cấu tạo: Saccarozo hình thành từ một gốc alpha – glucozo và một gốc beta – fructozo bằng liên kết 1,2-glicozit.

Trong phân tử saccaozơ gốc alpha – glucozơ và gốc beta – fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi giữa C1 của glucozơ và C2 của fructozơ (C1−O−C2)

Nhóm OH – hemiaxetal không còn nên saccarozơ không thể mở vòng tạo nhóm -CHO

Cấu trúc phân tử của Saccarozo
Cấu trúc phân tử của Saccarozo

Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên

  • Saccarozơ chính là chất kết tinh và không màu, dễ tan trong nước và ngọt hơn glucozơ .
  • Nhiệt độ nóng chảy là: 185 độ C.
  • Có nhiều trong cây mía (nên saccarozơ còn được gọi là đường mía), củ cải đường, thốt nốt…
  • Có nhiều dạng sản phẩm: Đường phèn, đường kính, đường cát…
Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên
Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên

Tính chất hóa học của Saccarozơ

Vì không có nhóm chức andehit (−CH=O) nên saccarozo không có tính khử như glucozo (không có phản ứng tráng bạc). Saccarozơ chỉ có tính chất của ancol đa chức và có phản ứng của đisaccarit.

Tính chất của ancol đa chức

Dung dịch saccarozơ hòa tan kết tủa Cu(OH)2 thành dung dịch phức đồng – saccarozơ màu xanh lam

  • 2C12H22O11+Cu(OH)2→(C12H21O11)2Cu+2H2O

Phản ứng của đisaccarit (thủy phân)

Saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ

  • C12H22O11+H2O→C6H12O6+C6H12O6

Ứng dụng và sản xuất Saccarozơ

Ứng dụng của Saccarozơ

Saccarozơ thường được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, để sản xuất bánh kẹo, hay nước giải khát… Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

Sản xuất đường Saccarozơ

Saccarozo được sản xuất từ cây mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt.

Ứng dụng và sản xuất Saccarozơ
Ứng dụng và sản xuất Saccarozơ

Đồng phân của saccarozo (Mantozo)

Công thức phân tử Mantozo

Công thức phân tử Mantozo: C12H22O11

Công thức cấu tạo Mantozo: được tạo thành từ sự kết hợp của 2 gốc alpha – glucozơ bằng liên kết α−1,4−glicozit

Công thức phân tử Mantozo
Công thức phân tử Mantozo

Tính chất hóa học của mantozo

Do khi kết hợp 2 gốc glucozơ, phân tử mantozơ vẫn còn 1 nhóm CHO và các nhóm OH liền kề nên mantozơ có tính chất hóa học của cả Ancol đa chức và anđehit.

Tác dụng với Cu(OH)2 cho phức đồng – mantozơ màu xanh lam

  • 2C12H22O11+Cu(OH)2→(C12H21O11)2Cu+2H2O

Khử [Ag(NH3)2]OH và Cu(OH)2 khi đun nóng

Mantozơ thuộc loại đisaccarit có tính khử

  • C12H22O11+2AgNO3+2NH3+H2O→2Ag+NH4NO3+C12H22O12

Bị thủy phân khi có mặt axit xúc tác hoặc enzim sinh ra 2 phân tử glucozơ

  • C12H22O11+H2O→2C6H12O6(glucozo)

Cách điều chế mantozo

Mantozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ anzim amilaza (có trong mầm lúa). Phản ứng thủy phân này cũng xảy ra trong cơ thể người và động vật.

Cách điều chế mantozo
Cách điều chế mantozo

Một số bài tập về saccarozo

Bài 1: Hãy giải thích tại sao khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí ở đầu đoạn mía thường có mùi rượu etylic.

Cách giải:

Khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí, đường saccarozơ có trong mía sẽ bị vi khuẩn và hơi nước có trong không khí lên men chuyển thành glucozơ, sau đó thành rượu etylic.

  • C12H22O11+H2O→C6H12O6+C6H12O6
  • C6H12O6→2C2H5OH+2CO2

Bài 2: Từ 1 tấn nước mía chứa 13% saccarozơ có thể thu được bao nhiêu kg saccarozơ? Cho biết hiệu suất thu hồi đường đạt 80%.

Cách giải:

Trong 1 tấn mía chứa 13% saccarozơ có: 1.13100=0,13 tấn saccarozơ.

Khối lương saccarozơ thu được: 13100.80100=0,104 tấn hay 104 kg.

Bài 3: Nêu phương pháp hóa học phân biệt ba dung dịch sau: glucozơ, rượu etylic, saccarozơ.

Cách giải:

Cho các mẫu thử tác dụng với Ag2O trong dung dịch NH3

Chất nào có phản ứng tráng bạc đó là glucozơ (có chất màu xám bám lên thành ống nghiệm)

C6H12O6+Ag2O→NH3C6H12O7+2Ag

Còn lại là rượu etylic và saccarozơ.

Cho vào 2 mẫu thử dung dịch HCl sau đó đun nóng tiến hành phản ứng thủy phân, lấy sản phẩm thủy phân đem tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3

Sản phẩm nào tạo kết tủa trắng thì ban đầu là Saccarozo (Do saccarozo thủy phân ra glucozo và tham gia phản ứng tráng bạc tạo kết tủa Ag)

Không có hiện tượng thì ban đầu là rượu etylic

Bài 4: Khi đốt cháy một loại gluxit (thuộc một trong các chất sau: glucozơ, saccarozơ), người ta thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33: 88. Xác định công thức của gluxit trên.

Cách giải:

Qua công thức glucozơ: C6H12O6 và saccarozơ C12H22O11 ta nhận thấy nH=2nO nên ta đặt công thức của gluxit là CnH2mOm

Phản ứng đốt cháy:

CnH2mOm+nO2→nCO2+mH2O

Thu được khối lượng latex]H_{2}O[/latex] và CO2 theo tỉ lệ 33 : 88 ⇒ tỉ lệ số mol latex]H_{2}O[/latex] và CO2 là:

mn=3318:8814=1112

⇒ Chọn n = 12, m = 11

Công thức phù hợp là C12H22O11

Một số bài tập về saccarozo
Một số bài tập về saccarozo

Xem thêm:

  • Phương trình hóa học là gì? Ý nghĩa và Các dạng bài tập
  • Công thức hóa học là gì? Ý nghĩa và Bài tập về công thức hóa học
  • Điều chế khí oxi là gì? Phản ứng phân hủy là gì? – Hóa học 8 Bài 27

Bài viết trên đây của DINHNGHIA.VN đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về chủ đề saccarozơ cùng những nội dung liên quan. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến chủ đề saccarozơ là gì, đừng quên để lại ở nhận xét bên dưới nhé. Chúc bạn luôn học tập tốt!

Back to top button