Hoá học

Đơn chất, hợp chất, phân tử khối. Công thức Hóa học (CTHH) các chất

Tiếp tục, Gia sư Hóa xin chia sẻ đến các em học sinh những nội dung và bài tập về Đơn chất, hợp chất, phân tử khối, công thức Hóa học (CTHH) của các chất. Xin mời các em cùng tham khảo.

  1. I. Đơn chất, hợp chất và phân tử khối

  2. 1. Đơn chất, hợp chất là gì?

– Đơn chất: là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

– Gồm: đơn chất kim loại: Cu, Al… và đơn chất phi kim: khí hidro, cacbon, than…

– Hợp chất: là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.

– Gồm: hợp chất vô cơ (NaOH, H2SO4,…) và hợp chất hữu cơ (CH4, C2H5OH,…)

  1. 2. Phân tử – Phân tử khối là gì?

– Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

– Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

Ví dụ: PTK của khí oxi (O2): 2 x 16 = 32 đvC;

PTK axit nitric (HNO3): 1 + 14 + 3×16 = 63 đvC.

  1. II. Công thức Hóa học

  2. 1. Công thức Hóa học (CTHH) là gì?

Công thức hóa học (CTHH) là cụm từ được dùng để biểu thị các thông tin về các nguyên tố của 1 hoặc nhiều hợp chất hóa học hoặc đơn chất hóa học. Ngoài ra, nó còn được dùng để biểu thị các phản ứng hóa học xảy ra như thế nào. Với phân tử, nó là công thức phân tử, gồm ký hiệu hóa học các nguyên tố với số các nguyên tử các nguyên tố đó trong phân tử.

  1. 2. Ý nghĩa của công thức Hóa học (CTHH)

– Những nguyên tố nào tạo thành chất.

– Số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo thành một phân tử chất.

– Phân tử khối của chất.

VD: Từ CTHH của axit sunfuric H2SO4 cho biết:

+ Do 3 nguyên tố: H, S và O tạo nên.

+ Trong đó có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O.

+ PTK: 2.1 + 32 + 4.16 = 98 đvC

  1. 3. Công thức Hóa học của đơn chất

– Kim loại (A): Al, Fe, Cu…

– Phi kim:

+ Rắn => X: S, C, P…

+ Khí => X2: O2, N2, H2…

  1. 4. Công thức Hóa học của hợp chất:

Gồm KHHH của những nguyên tố tạo thành phân tử hợp chất, có ghi chỉ số ở chân kí hiệu.

Ví dụ: Công thức Hóa học của: Nhôm ôxit: Al2O3; Kẽm clorua: ZnCl2; Đồng sunfat: CuSO4

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG CHO CẢ 2 PHẦN

  1. 1. BÀI TẬP PHẦN ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT, PHÂN TỬ KHỐI

Bài 1. Hãy chép các câu sau đây với đầy đủ các cụm từ thích hợp:

Chất được phân chia thành hai loại lớn là…….. và………. Đơn chất được tạo nên tử một………… còn………… được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Đơn chất lại chia thành………. và……….. Kim loại có ánh kim, dẫn điện và nhiệt, khác với…không có những tính chất này (trừ than chì dẫn được điện). Có hai loại hợp chất là: hợp chất………. và hợp chất………………”

Bài 2.

a/ Kim loại đồng, sắt tạo nên từ nguyên tố nào? Nêu sự sắp xếp nguyên tử trong một mẫu đơn chất kim loại.

b/ Khí nitơ, khí clo tạo nên từ nguyên tố nào? Biết rằng hai khí này là đơn chất phi kim giống như hidro, khí oxi. Hãy cho biết các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào?

Bài 3. Trong số các chất cho dưới đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, hợp chất.

a/ Khí amoniac tạo nên từ N và H

b/ Photpho đỏ tạo nên từ P

c/ Axit clohidric tạo nên từ H và Cl.

d/ Canxi cacbonat tạo nên từ Ca, C, và O.

e/ Glucozo tạo nên tử C, H và O.

f/ Kim loại magie tạo nên từ Mg.

(Xem đầy đủ tại file ở trên)

Xem thêm:

  • – Phương trình Hóa học, các bước viết phương trình, cách cân bằng PTHH
  • – Bảng hóa trị hóa học lớp 8
  • – Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
  • – Dãy điện hóa kim loại
  • – Bảng nguyên tử khối
  • – Công thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol
  • – Oxit và các loại Oxit
  • – Oxi là gì?
  • – Mol và công thức tính số Mol
  • – Phản ứng Hóa học
  • – Nguyên tử và nguyên tố Hóa học
Back to top button