Hỏi đáp

Quy định nuôi chó mèo trong chung cư, có được nuôi không?

Bạn muốn nuôi động vật trong chung cư? Được nuôi thú cưng hay không sẽ tùy thuộc vào quy định nuôi chó mèo trong chung cư của mỗi tòa nhà. Cư dân trong tòa nhà muốn nuôi thú cưng phải chấp nhận ràng buộc quy định của quản lý tòa nhà. Cùng công ty quản lý tòa nhà Nhật Bản Asahi Japan tìm hiểu chi tiết hơn về quy định nuôi thú cưng trong chung cư.

I. Quy định chính phủ về thú cưng trong khu vực nhà chung cư

Ở Việt Nam, pháp luật hiện không có quy định rõ ràng về việc cấm nuôi thú cưng trong căn hộ chung cư. Tuy nhiên, cá nhân hay gia định khi có nhu cầu nuôi thú cưng trong nhà chung cư cần lưu ý các quy định sau:

  • Khoản 3, điều 35 nghị định số 99/2015/NĐ-CP đã quy định về các hành vi như chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư sẽ đều bị nghiêm cấm.
  • Theo mẫu nội quy sử dụng chung cư tại phụ lục số 02 ban hành kèm theo thông tư số 28/2016/TT-BXD ngày 15/12/2016, nhà nước đã quy định cấm chăn, thả gia súc, gia cầm và các hành vi gây ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng. Việc đánh giá mức độ như thế nào là ảnh hưởng sẽ do hội nghị nhà chung cư xem xét, quyết định.
Quy định nuôi chó mèo trong chung cư
Nhà nước cấm nuôi gia súc, động vật nếu ảnh hưởng đến người khác

Các khoản số 6, 7, 8 điều 2 luật chăn nuôi 2018 đã quy định:

  • Gia súc là các loài động vật có vú, 4 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.
  • Gia cầm là các loài động vật có 2 chân, có lông vũ, có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.
  • Động vật khác trong chăn nuôi là các loài động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài danh mục những loài nguy cấp, hiếm, quý được ưu tiên bảo vệ.
  • Động vật ngoài danh mục động vật rừng nguy cấp, hiếm, quý. Động vật rừng thông thường, thủy sản, ngoài danh mục động vật rừng hoang dã thuộc phụ lục của công ước quốc tế về việc buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Như vậy, nếu thú cưng được nuôi là gia súc, gia cầm thì cá nhân hay hộ gia đình không được chăn thả trong khu vực chung cư. Trường hợp thú cưng là các loài động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài danh mục động vật nêu trên thì pháp luật Việt Nam không cấm nuôi.

>>>||Xem thêm: Quy định về quỹ bảo trì nhà chung cư với chủ đầu tư, cư dân

II. Có được nuôi chó mèo trong chung cư không?

Ở góc độ pháp lý, pháp luật hiện nay nghiêm cấm nuôi động vật ở chung cư. Tuy nhiên, thú cưng (chó, mèo) thuộc loại động vật khác nên được cho phép nuôi. Với một khu chung cư cụ thể, việc có được nuôi chó mèo trong chung cư hay không sẽ được thảo luận và quyết định tại hội nghị nhà chung cư.

Trường hợp nội quy của chung cư cho phép nuôi thú cưng thì cư dân phải đảm bảo vệ sinh, không để thú cưng phóng uế bừa bãi. Cư dân cũng cần đeo rọ mõm cho vật khi đến những khu vực công cộng tránh nguy hiểm cho người xung quanh.

Quy định nuôi chó mèo trong chung cư
Cư dân phải tuân theo quy định của nội quy chung cư

Các quy định nuôi chó mèo của ban quản lý chung cư hoặc chủ đầu tư tòa nhà soạn thảo cho vào sổ tay cư dân mà chưa được hội nghị nhà chung cư thông qua thì không có giá trị về mặt pháp lý. Hiện pháp luật chưa quy định cư dân trong khu chung cư phải thực hiện theo sổ tay cư dân.

III. Quy định về nuôi thú cưng (chó, mèo) ở căn hộ, nhà chung cư

Một số khu nhà chung cư quy định nếu cư dân vi phạm nuôi thú cưng lần thứ 3, ban quản lý sẽ không cung cấp các dịch vụ (điện, nước sinh hoạt). Các chế tài này chỉ được quy định trong sổ tay cư dân, chưa được thông qua tại hội nghị nhà chung cư. Do đó, nhiều cư dân không đồng tình với các quy định trên.

Quy định nuôi chó mèo trong chung cư
Nuôi chó mèo có thể bị phạt tài chính hoặc cảnh cáo

Tại nhiều chung cư tại Việt Nam, cư dân trong khu chung cư cũng nảy sinh nhiều quan điểm xoay quanh việc quy định nuôi chó mèo trong chung cư. Điều này càng gây tranh cãi khi một số chung cư chưa thành lập ban quản trị chung cư, chưa tổ chức hội nghị khu chung cư nên không thể lấy ý kiến của cư dân.

Về quy định xử phạt khi cư dân nuôi chó, mèo làm ảnh hưởng đến người khác. Ban quản lý có thể phạt tiền hoặc cảnh cáo tùy thuộc vào ban quản lý chung cư. Ban quản lý, bảo vệ tòa nhà chung cư không nên dùng biện pháp như cắt điện, nước vì việc này sẽ khiến sinh hoạt tối thiểu của cư dân bị ảnh hưởng và có thể dẫn tới tranh chấp, kiện tụng.

Trong trường hợp hợp chủ nuôi thú cưng và ban quản lý không tìm được tiếng nói chung, cư dân có thể khởi kiện ra tòa và ngược lại. Vì vậy, trước khi mua hoặc thuê chung cư phải tìm hiểu kỹ quy định kỹ càng xem phương án quản lý vận hành chung cư có ghi chép cho nuôi chó mèo hay không để đưa ra lựa chọn tốt nhất.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin và lời khuyên về quy định nuôi chó mèo trong chung cư. Asahi Japan mong rằng những kiến thức này sẽ giúp ích được cho bạn nuôi thú cưng.

*Thông tin liên hệ:

  • Trụ sở chính: T.18 Tòa nhà Center Building, 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Điện thoại (Phone): 0918.650.033
  • Website: https://asahijapan.com/

>>Xem thêm:

  • Mẫu Nội quy quản lý nhà chung cư gồm những quy định gì?
  • kinh nghiệm nhận nhà chung cư cần nắm rõ chi tiết nhất
  • Nhiệm vụ, vai trò của bảo vệ tòa nhà chung cư chuyên nghiệp
Back to top button
rongbachkim | tài xỉu sunwin