Hỏi đáp

Mô hình kinh doanh Chuỗi là gì? Những yếu tố quan trọng khi mở Chuỗi.

Các mô hình chuỗi là xương sống của kinh doanh và bán lẻ, vì chúng mang lại rất nhiều lợi thế và hiệu quả. Họ cung cấp dịch vụ khách hàng ở mức độ cao hơn và tạo cơ hội tốt hơn cho lợi thế theo quy mô. Trước tiên chúng ta cần biết mô hình chuỗi là gì? Một số loại hình kinh doanh chuỗi phổ biến hiện nay và những yếu tố quan trọng khi kinh doanh theo mô hình Chuỗi để chuẩn bị chiến lược đầu tư dài hạn.

1. Định nghĩa mô hình Chuỗi là gì?

Kinh doanh theo chuỗi trong tiếng Anh là business chain.

Mô hình kinh doanh theo chuỗi còn được gọi là “chuỗi” hoặc “chuỗi bán lẻ”. Một nhà bán lẻ sở hữu quản lý nhiều đơn vị của cùng một cửa hàng để tiếp thị sản phẩm; và dịch vụ cho nhiều khách hàng hơn.

Các mô hình chuỗi là xương sống của kinh doanh và bán lẻ; vì chúng mang lại rất nhiều lợi thế và hiệu quả. Họ cung cấp dịch vụ khách hàng ở mức độ cao hơn; và tạo cơ hội tốt hơn cho lợi thế theo quy mô. Các doanh nghiệp bán lẻ được vận hành liên tục; nhằm tập hợp nguồn lực giữa các chuỗi để tập trung chi phí; nâng cao hiệu quả và tạo ra lợi thế theo quy mô.

2. Đặc điểm của kinh doanh theo chuỗi:

Một hệ thống kinh doanh theo chuỗi gồm từ hai hay nhiều cửa hàng được sở hữu và quản lý tập trung. Với sự sắp xếp này, một hệ thống thường có một trụ sở trung tâm được kết nối với hệ thống cửa hàng bán lẻ và/hoặc chi nhánh tọa lạc rộng khắp thị trường. Một trong những đặc điểm quan trọng của hệ thống kinh doanh theo chuỗi là kinh doanh một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng.

Các phần tử trong chuỗi có thể hội nhập theo chiều ngang; nghĩa là với việc thêm một cửa hàng mới; thì toàn bộ hệ thống lại tiếp cận thêm một nhóm khách hàng mới. Hoặc theo hội nhập theo chiều dọc thông qua việc duy trì các trung tâm phân phối nơi họ có thể mua từ các nhà sản xuất; dự trữ hàng hóa và từ đó phân phối cho các cửa hàng trong hệ thống.

3. Các loại hình kinh doanh theo Chuỗi phổ biến trên thị trường

3.1 Theo sản phẩm kinh doanh

  • Chuỗi kinh doanh/bán lẻ hàng hóa
  • Chuỗi kinh doanh/bán lẻ dịch vụ

3.2 Theo lượng dịch vụ cung cấp trong chuỗi

  • Chuỗi cửa hàng bán lẻ tự phục vụ
  • Cửa hàng bán lẻ cung cấp dịch vụ hạn chế
  • Chuỗi cửa hàng bán lẻ cung cấp dịch vụ đầy đủ

3.3 Theo dòng sản phẩm cung ứng

  • Chuỗi cửa hàng chuyên biệt
  • Cửa hàng tiện lợi
  • Chuỗi cửa hàng bách hóa
  • Chuỗi siêu thị
  • Trung tâm thương mại

3.4 Theo phương thức tổ chức kinh doanh

  • Chuỗi cửa hàng thông thường (Regular Chain) là hệ thống cửa hàng chuỗi do một doanh nghiệp sở hữu.
  • Chuỗi tự nguyện (Voluntary Chain) bao gồm một loạt các nhà bán lẻ độc lập kinh doanh cùng một mặt hàng/nhóm hàng hoặc cùng một lĩnh vực kinh doanh tự nguyện liên kết với nhau để thực hiện các hoạt động trong quá trình kinh doanh nhằm đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô.
  • Hợp tác xã của nhà bán lẻ
  • Nhượng quyền thương mại

3.5 Theo phương thức bán hàng

  • Chuỗi cửa hàng truyền thống
  • Chuỗi cửa hàng hiện đại

4. Những yếu tố quan trọng khi mở chuỗi

Với thị trường hơn 95 triệu dân, tốc độ đô thị hóa cao và tầng lớp trung lưu phát triển nhanh chóng, Việt Nam được xem là mảnh đất màu mỡ để DN xây dựng thương hiệu, phát triển chuỗi cửa hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là cửa hàng tiện ích, ẩm thực, cà phê, thời trang, giày dép, nội thất.

Quá trình mở chuỗi đòi hỏi DN phải có khả năng quản trị chuỗi, phải xác định đúng phân khúc khách hàng và có kế hoạch đầu tư dài hạn ngay từ đầu nếu không muốn xảy ra tình trạng chuỗi càng lớn càng khó kiểm soát, làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu và mất khách hàng.

Bên cạnh đó cũng cần chú trọng xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới, xây dựng và phát triển bộ phận chăm sóc khách hàng và có chiến lược marketing hiệu quả. Tuy nhiên, thời điểm mở rộng, áp dụng phương thức nào, mở rộng đến đâu còn tùy thuộc năng lực nội tại của từng DN. Có 4 tiêu chí chính DN cần lưu ý khi triển khai mở rộng chuỗi cửa hàng:

4.1 Yếu tố năng lực.

Dựa vào khối lượng bán hàng và nhịp độ tăng trưởng, tỷ trọng và thị phần (số lượng và cơ cấu người mua, tỷ lệ của mức bán buôn và bán lẻ), thị phần của các nhóm khách hàng mục tiêu (đây là điều nhà sản xuất quan tâm), thực trạng cơ cấu bán hàng (số lượng các đại diện bán hàng, bao gồm cả những người bán hàng theo giá niêm yết, hiệu quả từ hoạt động kinh doanh của họ), sự xâm nhập thị trường khu vực (số lượng các chi nhánh, vị trí của chúng, thị phần của những khách hàng chủ yếu tại thị trường địa phương)…

4.2. Chỉ số về công tác hậu cần.

Cụ thể như diện tích và tình trạng của nhà kho (bao gồm cả tại các địa phương), đặc điểm về giao thông vận tải, chu kỳ cung ứng, số hàng lưu kho bị hỏng. Thông số này ngày càng trở nên quan trọng trong tình huống tình hình thị trường thay đổi, các nhà phân phối bắt đầu định vị lại mình giống như nhà cung ứng hậu cần, mặc dù trong thực tế, họ có nhiều chức năng hơn.

4.3. Thực trạng các chỉ số tài chính.

Liên quan đến giá trị và biến động công nợ, độ quay vòng dự trữ kho, khả năng thanh toán, nhu cầu vốn lưu động, điều khoản đối với người mua.

4.4. Hình ảnh.

Yếu tố quan trọng này thường bị bỏ qua; mặc dù hình ảnh của nhà phân phối trung gian là một phần thương hiệu bán hàng của họ. Ở đây, sự phù hợp của việc giới thiệu hình ảnh; danh tiếng của nhà sản xuất; và nhà phân phối trung gian rất quan trọng để thực hiện kế hoạch bán hàng. Việc lựa chọn nhà phân phối trung gian là yếu tố cốt lõi của các chính sách tiếp thị. Một điểm quan trọng khác là sự phù hợp của kênh phân phối với quan điểm tiếp thị sản phẩm.

Mô hình chuỗi là xương sống của nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới và trong nước. Tuy nhiên để giải quyết bài toán và vận hành doanh nghiệp Chuỗi cần nhiều nỗ lực; quá trình mở rộng chuỗi cửa hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược đầu tư dài hạn; và đi từng bước vững chắc. Hi vọng qua bài viết mô hình chuỗi là gì này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường chuỗi bán lẻ; cung cấp một số thông tin cần thiết.

Tìm hiểu thêm: [Cập nhật 2021] CRM là gì? Hiểu từ A-Z về CRM – AntBuddy

Back to top button