Tranh

Khám phá nghề chép tranh

1. Vì sao cần có nghề chép tranh?

Tranh là một dạng hình ảnh được tạo nên từ các đường nét, màu sắc bằng cách tô, vẽ, sắp đặt trên bề mặt của các chất liệu như giấy, vải, tường, kính,… Mỗi bức tranh mang một ý tưởng, một niềm cảm hứng, sự sáng tạo của người sáng tác tranh (họa sĩ).

Tranh là những tác phẩm nghệ thuật đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. Những người yêu tranh thì họ cảm thấy rất thoải mái, sảng khoái, cảm xúc khi ngắm tranh. Ngày nay tranh có là một vật trang trí trong nhà, thể hiện sự giàu có, sang trọng của gia chủ. Hoặc chỉ đơn thuần là gia chủ muốn treo tranh để mang tài lộc, may mắn đến cho mình theo các yếu tố phong thủy.

Chép tranh là hoạt động vẽ tranh bắt chước các bức tranh đã có từ trước. Chép tranh có thể hiểu là vẽ lại tranh.

Sở dĩ có nghề chép tranh do nhu cầu sở hữu tranh của nhiều người. Mỗi bức tranh của họa sĩ thường mang tính độc nhất, trong khi nhiều người lại muốn sở hữu bức tranh đó. Ngoài ra, do tranh chép lại thường rẻ hơn tranh gốc nên người sở hữu tranh có thể tiết kiệm đáng kể chi phí.

Ví dụ như bức tranh Nàng Mona Lisa của danh họa Leonardo De Vinci có giá trị lên đến hàng trăm triệu USD, tuy nhiên nếu mua tranh nhái thì giá chỉ vài triệu việt nam đồng.

Câu hỏi đặt ra là vì sao không photocopy tranh mà cần phải chép tay lại cho mất công ? Câu trả lời là do nhu cầu của người chơi tranh, họ thường thích những bức tranh vẽ bằng tay hơn là tranh in từ máy in. Tranh vẽ bằng thay có nét tự nhiên hơn, đẹp hơn nhiều lần so với một tờ giấy photo.

Người chép tranh còn được gọi là thợ chép tranh.

Khám phá nghề chép tranh

2. Nghề chép tranh làm công việc gì ?

Chép tranh thường có 2 hình thức: chép tranh theo yêu cầu của khách hoặc tự chép tranh sau đó bán cho khách thích mua

Các công việc của người chép tranh là:

– Nhận mẫu tranh cần chép hoặc tìm kiếm mẫu tranh để chép

– Tư vấn, báo giá chi phí chép tranh cho khách hàng

– Nghiên cứu tranh mẫu để tìm cách vẽ, kỹ thuật vẽ

– Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ để chép tranh: giấy, màu vẽ, bút vẽ,…

– Thực hiện chép tranh, vẽ lại tranh

– Bán tranh chép cho khách hàng và thu tiền

Trong các công việc của người chép tranh thì khâu nghiên cứu tranh mẫu và thực hiện chép tranh là 2 bước tốn nhiều thời gian nhất.

3. Các yêu cầu nghề nghiệp khi làm nghề chép tranh ?

Người chép tranh cần phải có kỹ năng hội họa tốt, tức là phải biết vẽ tranh. Bạn có thể học vẽ tại các trung tâm dạy vẽ, các lớp dạy vẽ hoặc nếu có năng khiếu thì tự học qua nghiên cứu tài liệu, video hướng dẫn.

Thông thường, đối tượng sinh viên mỹ thuật là những người thường hay chép tranh. Họ coi đó như là một cách tập luyện kỹ năng vẽ tranh

4. Nghề chép tranh kiếm tiền ra sao ?

Người vẽ tranh thường kiếm thu nhập từ việc bán các bức tranh vẽ hoặc tiền công chép tranh. Trung bình dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng cho mỗi bức tranh chép lại.

Tuy nhiên nhu cầu chép tranh lại không có thường xuyên, nên thu nhập của thợ chép tranh cũng thường không ổn định. Nhiều người chỉ xem chép tranh như một công việc làm thêm để thỏa mãn niềm đam mê khi rảnh rỗi.

5. Một số lưu ý khi chọn nghề chép tranh?

– Chép tranh để bán, khai thác thương mại là hoạt động có thể vi phạm bản quyền. Họa sĩ tác giả bức tranh có quyền khởi kiện và yêu cầu người chép tranh bồi thường nếu họ phát hiện người chép tranh thu lợi từ việc sao chép tác phẩm của họ

– Nghề chép tranh thực chất chỉ là sao nhái từ ý tưởng của người khác, vì vậy về mặt đạo đức thì bạn cũng đang vi phạm. Việc sao chép ý tưởng không giúp bạn tiến bộ lên được.

– Hoạt động chép tranh làm giảm giá trị nghệ thuật của bức tranh: một bức tranh có quá nhiều tranh đạo nhái theo thì giá trị bức tranh gốc có thể giảm xuống nhiều lần, do người chơi tranh sẵn sàng mua tranh đạo nhái thay vì bỏ nhiều tiền mua tranh gốc.

Back to top button
Stick War Legacy hack | Minecraft 1.20 | FB88 | Luck8 | Luck8