Sinh học

Với câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Sinh 11 Bài 2.

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 có đáp án (sách mới)

  • (Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

    Xem chi tiết

  • (Cánh diều) Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

    Xem chi tiết

Lời giải sgk Sinh học 11 Bài 2:

  • (Kết nối tri thức) Giải Sinh 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

    Xem lời giải

  • (Chân trời sáng tạo) Giải Sinh 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

    Xem lời giải

  • (Cánh diều) Giải Sinh 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

    Xem lời giải

Lưu trữ: Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 (sách cũ)

Câu 1. Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bảo và

A. tế bào nội bì. B. tế bào lông hút.

C. mạch ống. D. tế bào biểu bì.

Câu 2. Động lực của dòng mạch rây là sự chệnh lệch áp suất thẩm thấu giữa

A. lá và rễ. B. cành và lá.

C. rễ và thân. D. thân và lá.

Câu 3. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

B. từ mạch gỗ sang mạch rây

C. từ mạch rây sang mạch gỗ

D. qua mạch gỗ

Câu 4. Trong các đặc điểm sau :

(1) Các tế bào nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ.

(2) Gồm những tế bào chết.

(3) Thành tế bào được linhin hóa.

(4) Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

(5) Gồm những tế bào sống.

Mạch gỗ có bao nhiêu đặc điểm đã nói ở trên?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 5. Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là

A. fructôzơ. B. glucôzơ.

C. saccarôzơ. D. ion khoáng.

Câu 6. Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau khoảng một ngày?

A. Ngọn cây (phần xa mặt đất nhất) chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ (phần sâu nhất dưới đất) chỉ có thuốc nhuộm vàng.

B. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.

C. Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.

D. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng.

Câu 7. Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là

A. hoocmôn thực vật. B. axit amin, vitamin và ion kali.

C. saccarôzơ. D. cả A, B và C.

Câu 8. Hình ảnh bên là mạch gỗ của thực vật có hoa.

Một học sinh đã chú thích cho các số 1,2, 3 và 4 trên hình như sau:

1 – Lỗ bên ; 2 – Mạch gỗ.

3 – Lỗ bên ; 4 – Mạch ống.

Học sinh đó đã chú thích theo phương án nào dưới đây?

A. 1 – Đ ; 2 – S ; 3 – Đ ; 4 – S.

B. 1 – Đ ; 2 – S ; 3 – S ; 4 – Đ.

C. 1 – Đ ; 2 – Đ ; 3 – S ; 4 – Đ.

D. 1 – Đ ; 2 – S ; 3 – Đ ; 4 – Đ.

Câu 9: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

A. nước và các ion khoáng.

B. các chất dự trữ.

C. glucozơ và tinh bột.

D. các chất hữu cơ.

Câu 10: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

A. nước

B. các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ

C. các ion khoáng

D. nước và các ion khoáng

Câu 11: Dòng mạch gỗ của cây hạt kín có thành phần chủ yếu là:

A. nước và vitamin

B. các ion khoáng và chất hữu cơ

C. nước và các ion khoáng

D. nước và các chất hữu cơ

Câu 12: Trong các đặc điểm sau :

(1) Các tế bào nối với nhau qua các bản rây thành ống dài đi từ lá xuống rễ.

(2) Gồm những tế bào chết.

(3) Thành tế bào được linhin hóa.

(4) Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

(5) Gồm những tế bào sống.Mạch gỗ có bao nhiêu đặc điểm đã nói ở trên?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 13: Mạch gỗ có đặc điểm:

A. Gồm những tế bào chết.

B. Thành tế bào được linhin hóa.

C. Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

D. Cả A, B và C

Câu 14: Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá

A. Lực đẩy (áp suẩt rễ)

B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá

C. Lực liên kết giừa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch

D. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.

Câu 15: Nước được vận chuyển trong thân từ dưới lên, do nguyên nhân nào?

A. Lực liên kết trong dung dịch keo của chất nguyên sinh.

B. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước.

C. Lực đẩy của rễ do áp suất rễ

D. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:

  • Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3: Thoát hơi nước
  • Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
  • Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 5: Dinh dưỡng Ni-tơ ở thực vật
  • Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng Ni-tơ ở thực vật (tiếp)
  • Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
Back to top button