Giáo dục

Phân tích Mị trong đêm tình mùa xuân chi tiết nhất

Mị là một trong những tuyến nhân vật được Tô Hoài khắc họa rõ nét làm nên thành công của tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Đã có rất nhiều bài phân tích Mị trong đêm tình mùa xuân. Đó là tình huống truyện độc đáo thể hiện khát khao sống của Mị. Phân tích Mị trong đêm tình mùa xuân chi tiết nhất đồng thời, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người con gái Mông ngày ngày lầm lũi trước xó nhà, bị thần quyền và cường quyền dồn ép.

Mở bài

Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Sức sáng tạo của Tô Hoài vô cùng dồi dào. Nếu ở Dế mèn phiêu lưu ký người ta thấy một câu chuyện về loài vật sâu sắc, thì đến Vợ chồng A Phủ lại là một bức tranh hiện thực đầy xót xa. Phân tích Mị trong đêm tình mùa xuân chi tiết nhất. Phân tích Mị trong đêm tình mùa xuân để thấy đó là bức tranh mà ở đó người dân lao động nghèo bị áp bức, cướp đi quyền được sống, được tự do. Một trong những điều làm nên thành công của Vợ chồng A Phủ đó chính là việc xây dựng tuyến nhân vật trung tâm. Trong đó, Mị là một trong những nhân vật xuyên suốt tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân được đánh giá có sức hút nhất – thể hiện tài năng miêu tả tâm lý nhân vật bậc thầy của Tô Hoài.

Phân tích Mị trong đêm tình mùa xuân
Mị trong đêm tình mùa xuân được đánh thức sức sống tiềm tàng bên trong trỗi dậy

Thân bài

Mị là nhân vật xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm. Hình ảnh một cô gái “chỉ biết cúi mặt, mặt buồn rười rượi ngồi ở xó cửa” đã gây ám ảnh cho người đọc về một kiếp người dưới đáy xã hội. Khác với nhiều nhân vật, Mị được khắc họa bởi số phận đau buồn về kiếp làm dâu gạt nợ trong nhà thống lý.

Mị vốn là một cô gái đẹp, là bông hoa của núi rừng Tây Bắc. Mị còn là một cô gái tài hoa với tài thổi sáo hay làm say mê biết bao chàng trai bản. Đặc biệt, Mị là con người yêu sự tự do, hiếu thảo. Khi biết bố sẽ gạt nợ mình cho nhà thống lý, Mị tha thiết van xin “Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Nhưng một cô gái bé nhỏ, mỏng manh như Mị chẳng thể nào chống lại được cường quyền và thần quyền.

Phân tích Mị trong đêm tình mùa xuân chi tiết nhất cho thấy đêm tình mùa xuân tưởng chừng là khoảng thời gian hạnh phúc, vui vẻ. Nhưng đó lại là một đêm bi kịch của Mị khi bị A Sử bắt về làm dâu. Người con gái ấy ban đầu có phản kháng, có đấu tranh. Mị khóc “hằng mấy tháng trời đêm nào Mị cũng khóc”. Dù tiếng khóc ấy bật lên bởi quá ức chế, không cam chịu, không chấp nhận sự thật ấy. Nhưng rồi, cô gái nhỏ bé ấy đã phải quyết định ném đi tuổi trẻ, hạnh phúc của mình, chấp nhận kiếp sống trâu ngựa ở nhà thống lý bởi chữ hiếu. Mị sợ mình chết đi rồi cha Mị còn khổ nữa. Thế nên cô đành chấp nhận ở lại cái địa ngục trần gian ấy.

Tuổi xuân của cô bị vùi dập đến héo úa, lụi tàn. Cuộc sống của Mị bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần “tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay xe đay, cuối mùa thì đi nương bẻ bắp”. Thế nên Mị thấy mình chẳng bằng con trâu, con ngựa. Chính bóng ma thần quyền đã áp chế làm Mị mất hết ý thức phản kháng. Vì thế, Mị sống trong vô cảm, tâm hồn trở nên câm nín “càng ngày Mị càng không nói, cứ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.

Tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức tâm hồn vốn đã chết của Mị

Bằng tấm lòng nhân đạo, Tô Hoài dường như đã đánh thức sức sống trong con người Mị – điều vốn đã chết từ lâu. Tác giả biết rằng đằng sau vẻ ngoài lặng câm vô cảm ấy là sức sống tiềm tàng, mãnh liệt đang ngày đêm âm ỉ cháy. Và chính đêm tình mùa xuân vô tình là cơn gió làm hồi sinh sức sống trong con người Mị.

Mùa xuân ở Hồng Ngài là mùa đẹp nhất, đó là khoảng thời gian con người được chìm đắm trong niềm vui tươi, hạnh phúc. Mùa xuân với đầy đủ thanh âm và màu sắc mang đến cho con người ta niềm vui sống. Đó là tiếng “đám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà”, là “những chiếc váy hoa đã được phơi ra mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiện nở trắng lại nở màu đỏ hau, đỏ thậm, rồi nở màu tím man mát”. Những thanh âm của mùa xuân ấy chính là cơn gió thổi tung đám tàn tro đang vây quanh cuộc đời Mị. Dường như chính không khí mùa xuân ở Hồng Ngài đã làm hồi sinh linh hồn vốn đã chết của cô gái trẻ người Mông ấy.

Và quan trọng nhất đó chính là tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân. Tiếng sáo đã làm thức tỉnh tâm hồn đã nguội lạnh của Mị. Tiếng sáo ấy như sợi dây vô hình đưa lối, dẫn đường cho Mị về một thời ký ức tươi đẹp. Nghe tiếng sáo vọng lại, Mị thiết tha bồi hồi, nhẩm lại lời theo tiếng sáo:

Mày có con trai con gái

Mày đi làm nương

Ta không có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu”

Từ suy nghĩ thổn thức, tiếng sáo làm Mị mạnh mẽ hơn và hành động “Mị lén lấy hũ rượu, uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát”. Hành động tìm đến rượu của Mị chính là thay đổi lớn nhất. Dường như Mị tìm đến rượu không phải để vui mà là để giải sầu. Thế nên cô uống “ừng ực” như nuốt căm hận vào lòng. Cùng với tiếng sáo, rượu chính là chất men say đánh thức cuộc đời Mị. Giờ đây Mị đã hồi sinh thực sự.

Men rượu đã làm Mị sống về những ngày trước “lòng Mị đang sống về ngày trước, tai văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.” Mị đã tự phá vỡ bức tường vô cảm để tìm đến mùa xuân của tuổi trẻ, của hạnh phúc. Mị nhận thức được cuộc sống của mình “Mị trẻ. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Nhận ra mình còn trẻ trong khi tuổi xuân bị tước đoạt và cuộc sống vốn đáng thương thật là một bi kịch. Ấy thế nhưng Mị vẫn vui sướng vì dù bị áp ức, Mị vẫn còn là chính mình với trái tim đầy khát vọng sống.

Khi tìm lại được chính mình, trong lòng Mị lại dâng lên một nỗi tủi thân. Cô tủi thân khi nghĩ về thực tại, nghĩ về người chồng chẳng yêu thương mình “không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”. Đó như một gáo nước lạnh dội thẳng vào mặt làm Mị tỉnh táo trở lại, làm tan biến tất thảy niềm vui sướng Mị đã chắt chiu được. Thế nên, Mị lại nghĩ đến cái chết, Mị ước “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”.

Dường như nỗi đau đớn của Mị chỉ có cái chết mới có thể giải thoát cô khỏi bi kịch. Khi Mị muốn chết có nghĩa cô đã tỉnh, tỉnh thức để nhận ra thực tại cay đắng không thể nào chấp nhận được. Nhưng tiếng sáo gọi bạn yêu ngoài kia lại làm thổn thức trái tim đang nồng nàn của Mị. Thế nên Mị không ngồi yên được nữa, Mị phải hành động “Mị cũng không nói, Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Ngọn đèn ấy như xua tan bóng tối u ám đang bao quanh cuộc đời Mị, đốt cháy khát khao vượt ra khỏi bức tường địa ngục để bước ra thế giới ngoài kia, nơi đang có tiếng sáo dập dìu.

Tô Hoài đã sử dụng liên tục những câu văn ngắn để thể hiện sự mãnh liệt trong ý chí và hành động của Mị “Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách”. Dù A Sử vẫn còn hiển hiện ở đó, nhưng giờ đây Mị chẳng còn sợ, Mị hành động một cách thản nhiên như chẳng có ai. Giờ đây, bóng ma thần quyền đã không thể làm gì Mị nữa rồi. Nhưng, sự độc ác của giai cấp thống trị miền núi – mà A Sử là đại diện đã dập tắt khát vọng và sự trỗi dậy đó của Mị. “A Sử bước lại, nắm Mỵ, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột, Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa”.

Dù bị hành hạ thể xác nhưng Mị không hề hấn gì, bởi giờ đây Mị đang sống bằng tâm hồn. Thế nên dù A Sử trói được thể xác của Mị nhưng không thể ngăn được tâm hồn Mị đang đi theo tiếng sáo gọi người yêu trong đêm tình mùa xuân. Giờ đây, tâm hồn Mị không còn bị trói buộc bởi cái lỗ vuông bằng ban tay kia nữa, Mị sống cùng đêm tình của tuổi trẻ “đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”.

Tâm hồn Mị đã sống lại sau chuỗi ngày ngủ quên

Tiếng sáo dập dìu ấy đưa Mị đến những cuộc vui. Để rồi, “Mị vùng bước đi”. Dường như Mị đã quên mất mình đang bị trói. Thế nên “tay chân đau không cựa được” làm Mị bừng tỉnh trở về với hiện thực cay đắng. “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Cả đêm ấy sức sống trong tâm hồn Mị vẫn cháy âm ỉ. Mị lúc tỉnh lúc mê, lúc mê thì “hơi rượu tỏa” cùng tiếng sáo gọi bạn tình làm Mị bồi hồi. Lúc tỉnh lại “nồng nàn tha thiết nhớ”. Rồi cũng trong đêm ấy, Mị tỉnh rồi nhớ về người đàn bà bị chồng trói chết ở căn nhà này “Mị sợ quá, Mị cựa quậy. Xem mình còn sống hay chết”. Lần đầu tiên Mị sợ chết, có lẽ đây là biểu hiện của lòng ham sống. Sức sống của Mị chẳng phải vì những đau đớn về thể xác mà lụi tàn, ngược lại nó mãnh liệt hơn nhưng những đợt sóng ngầm không có gì có thể dập tắt nổi.

Sức sống của Mị trong đêm tình mùa xuân ấy đã được hồi sinh. Giờ đây, chỉ chờ một cơn gió là ngọn lửa ấy sẽ bùng lên trên tất thảy. Sức sống ấy không phải là hành động bộc phát, nó tiềm ẩn trong Mị và bây giờ mới có điều kiện làm nó hiển hiện lên. Từ đó, ta thấy được sức sống mãnh liệt vô cùng trong hình hài một cô gái mỏng manh, yếu đuối.

Lời kết

Phân tích Mị trong đêm tình mùa xuân ta thấy được sự sắc sảo của Tô Hoài trong miêu tả tâm lý nhân vật. Cũng qua đó, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị – đại diện cho một lớp người nghèo khổ bị cường quyền và thần quyền đàn áp. Sức sống ấy đã mang đến sức mạnh vô hình để những con người bé nhỏ vùng lên giành lấy quyền sống, quyền tự do và hạnh phúc của mình.

>> Tham khảo thêm: Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ chi tiết, dễ hiểu

Back to top button
Stick War Legacy hack | Minecraft 1.20 | FB88 | Luck8 | Luck8