Giáo dục

Cảm nhận của em về bài thơ ”Đi đường” của Hồ Chí Minh

Dàn ý

1. Mở bài

– Giới thiệu về Bác Hồ

– Giới thiệu về bài thơ: Nằm trong tập “Nhật kí trong tù”

– Ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi tinh thần, ý chí vượt gian khổ của Bác.

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:

– Được sáng tác khi Người bị giam ở nhà từ Tưởng Giới Thạch

– Sau những lần chuyển lao vất vả

b. Ý nghĩa bài thơ gửi gắm:

– Ghi lại chân thực những khó khăn Hồ Chí Minh trải qua

– Khẳng định triết lý: Vượt qua hết thử thách sẽ tới thành công.

c. Phân tích nội dung bài thơ:

– Câu một: Lời nhận xét, chiêm nghiệm từ thực tế:

+ Câu thơ là lời nhận xét từ kinh nghiệm di chuyển của người tù với xiềng xích

+ Bác Hồ thấu hiểu những khó khăn, gian khổ ấy

+ “Tẩu lộ”: Lặp lại, cho thấy những chặng đường dài cứ nối tiếp nhau, không thấy đích đến.

→ Khó khăn chồng chất, đường dài kéo lê chân người tù, miêu tả chân thực hiện thực→ Rút ra kinh nghiệm sống: Phải bắt tay vào công việc mới thấy được khó khăn.

→ Những khó khăn mà Cách mạng đang gặp phải trong những buổi đầu.

– Câu hai: Những khó khăn, gian lao chồng chất trước mắt Bác Hồ:

+ Núi non liên tiếp xuất hiện trước tầm mắt

+ Điệp từ “trùng san”: xuất hiện ở đầu và cuối câu → Núi non trập trùng trước mắt, kéo dài bất tận không ngớt.

+ Người tù phải trải qua hết khó khăn này tới khó khăn khác, phải vượt chặng đường dài → Khó khăn vất vả.

+ Miêu tả chặng đường Cách mạng với nhiều khó khăn trước mắt, cần người chiến sĩ Cách mạng có ý chí kiên cường.

+ Hai câu thơ cuối: Khẳng định kết quả sau khi vượt qua mọi khó khăn:

– Câu ba: Hình ảnh núi non tiếp nối, nhịp điệu câu thơ dồn dập, hối hả tiến về phía trước, bước chân tới “tận cùng” đỉnh núi.

– Câu bốn: Niềm hạnh phúc vỡ òa khi được đứng trước thiên nhiên rộng lớn.

+ Nhịp thơ ở đây nhanh, mạnh mẽ, hối hả, cảm xúc vui sướng dạt dào.

+ Hình ảnh Hồ Chí Minh vui sướng như được tự do khi đứng trước thiên nhiên.

→ Muốn khẳng định: Con đường Cách mạng phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng khi vượt qua hết, nhất định sẽ có được thắng lợi vẻ vang

d. Kết luận chung:

+ Bài thơ là bức tranh hiện thực của Hồ Chí Minh khi chuyển lao ở nhà tù Tưởng Giới Thạch.

+ Bức tranh về ý chí kiên cường cũng như tâm hồn thơ đầy xúc cảm của một người chiến sĩ Cách mạng.

+ Gửi gắm chân lý về cuộc đời cũng như con đường Cách mạng: gian khổ, khó khăn, gập ghềnh, cần ý chí kiên cường, nhưng thành công sẽ vô cùng xứng đáng.

3. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề.

– Hồ Chí Minh – Người chiến sĩ Cách mạng, thi nhân xuất sắc của dân tộc.

Back to top button