Giáo dục

Cảm nhận của em về bài thơ Con cò của Chế Lan Viên

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Con cò của Chế Lan Viên

cam nhan ve bai tho con co cua che lan vien

Bài văn mẫu Cảm nhận của em về bài thơ Con cò của Chế Lan Viên

I. Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Con cò của Chế Lan Viên

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ: Chế Lan Viên viết bài thơ “Con cò” năm 1962, bài thơ rất đỗi bình dị với hình ảnh con cò qua lời ru mẹ mà khiến ta không khỏi nghẹn lòng bởi tình mẹ bao la, dạt dào, sâu rộng như biển cả.

2. Thân bài

– Cánh cò là một chất liệu quen thuộc trong ca dao dân ca được nhà thơ vận dụng sáng tạo để biểu trưng cho:+ Những lời ru của mẹ+ Những ân tình mẹ, tấm lòng của mẹ- Lời ru của mẹ đi vào tâm hồn bé thơ của con thật tự nhiên, đưa con đến chân trời mới- Lòng mẹ luôn dõi theo, bước cùng con trong mỗi bước đi cuộc đời như chính cánh cò vậy:+ Lời ru mẹ đưa con vào những giấc ngủ nồng say khi con bé thơ+ Khi con bước vào tuổi đến trường, mẹ vẫn theo con mỗi ngày đến lớp+ Con bước đi thì trái tim mẹ vẫn theo con trên mọi nẻo đường, nơi- Sâu thẳm tâm hồn của những người mẹ, họ luôn hết lòng vì con, vì cuộc đời con

3. Kết bài

Đọc bài thơ, ai trong chúng ta, mỗi người con đều thấu hiểu thêm tấm lòng của những đấng sinh thành, họ đã giành cho ta tất cả những gì tốt đẹp nhất, đáng trân quý nhất mà họ có được.

II. Bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Con cò của Chế Lan Viên

1. Cảm nhận về bài thơ Con cò, mẫu số 1 (Chuẩn):

Tình mẹ có lẽ là tình cảm đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mà chúng ta có được. Dù là ở nơi đâu, dù là khi nào và dù chúng ta có lỗi lầm bao nhiêu đi nữa thì sau cùng mẹ vẫn là người bảo dung nhất, thứ tha cho ta tất cả. Trong suốt cuộc đời, mẹ vẫn luôn bên ta, từ những lời ru khi ta còn thơ bé, đến những ngày ta đã trưởng thành, bay đi theo những ước mơ, những khát vọng mới mẹ vẫn ở đó, vẫn luôn dõi theo ta từng ngày.

Trân quý những tình cảm thiêng liêng ấy mà những nhà văn, nhà thơ viết về mẹ đầy xúc động. Một trong số đó có thể kể đến Chế Lan Viên với bài thơ “Con cò”, bài thơ rất đỗi bình dị với hình ảnh con cò qua lời ru mẹ mà khiến ta không khỏi nghẹn lòng bởi tình mẹ bao la, dạt dào, sâu rộng như biển cả.

” Con còn bế trên tayCon chưa biết con còNhưng trong lời mẹ hátCó cánh cò đang bay

“Con cò bay laCon cò bay lảCon cò Cổng phủCon cò Đồng Đăng…”

Cánh cò là một chất liệu quen thuộc trong ca dao dân ca. Thơ xưa thường nói về cò như một biểu tượng của làng quê yên bình, xinh đẹp:

” Mấy cánh cò chốc chốc vụt bay ra”

Cánh cò trắng bay thảnh thơi trên bầu trời, khung cảnh của đồng quê rất đỗi dịu dàng, nên thơ. Nói về cò người ta còn nói đến sự hy sinh, lam lũ của người phụ nữ, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời, như Tú Xương từng viết:

” Quanh năm buôn bán ở mom sôngNuôi đủ năm con với một chồngLặn lội thân cò khi quãng vắngÈo sèo mặt nước buổi đò đông:”

Hãy trong ca dao:

” Cái cò, cái vạc, cái nôngGánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”

trinh bay cam nghi cua em ve bai tho con co cua che lan vien

Trong tác phẩm hình ảnh cánh cò được vận dụng một cách đầy sáng tạo. Cánh cò đã đi sâu vào tiềm thức mỗi đứa trẻ qua lời ru của mẹ. Dù con còn thơ bé, con chưa biết rõ về hình dáng cò ra sao, nhưng trong lời ru dịu dàng thân thương ấy, con vẫn cảm nhận được có cánh cò đang bay, bay mãi. Từ thì liệu dân ca của những câu hát ru ngày xưa:

” Con cò cò bay lả lá bay laBây từ từ cửa phủ, bay ra là ra cánh đồng”

Tác giả đưa vào thơ thật tự nhiên, tự nhiên mà sâu sắc như chính tình yêu của mẹ, mang theo cánh cò bé nhỏ chạm vào tâm hồn con. Đưa tâm hồn bé thơ ấy đến với những chân trời mới, những chân trời không tên bên tiếng ru ngọt ngào, thiết tha của mẹ.

“Ngủ yên! Ngủ yên! Con ơi chớ sợ!Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nângTrong lời ru của mẹ thấm hơi xuânCon chưa biết con cò, con vạcCon chưa biết những cành mềm mẹ hátSữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân.”

Trong tiếng hát của mẹ là cả sự yêu thương, chở che. Lời ru mẹ đưa con vào những giấc ngủ nồng say, bình yên, lời rũ thấm đượm hơi xuân, thấm đượm những ân tình của lòng mẹ. Lời ru mang cả niềm hy vọng cho con một giấc ngủ vẹn tròn, chẳng phân vân nghĩ ngợi. Mẹ vẫn ở đấy, vẫn bên con canh giữ cho giấc ngủ con thơ, cất tiếng ru từ những năm tháng ngày xưa bà đã từng ru mẹ để mẹ con bây giờ, thật thân thương biết bao nhiêu lòng mẹ nâng đỡ tâm hồn mỗi người con bay thật xa.

“Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.Mai khôn lớn, con theo cò đi học,Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.”

Cò mang tình mẹ hãy cánh cò chính là lòng mẹ. Cò luôn bên em như mẹ luôn sát cánh cùng em trên mỗi bước đường. Hình ảnh cánh cò trong câu thơ không chỉ là biểu tượng cho tình yêu, sự chở che của người mẹ mà còn trở thành người bạn đồng hành cùng con trong giấc ngủ cũng như trên đường đời sau này. Khi con bước vào tuổi đến trường, mẹ vẫn theo con mỗi ngày đến lớp, mỗi bài học, mỗi vần thơ của con đều có bóng hình mẹ trong đó, mỗi bước chân con đi đều có cánh cò theo gót, có lòng mẹ dõi theo.

Đến khi con chạm ngõ vào đời, tự mình bước đi thì trái tim mẹ vẫn theo con trên mọi nẻo đường, nơi hiên nhà mẹ lặng lẽ mẹ vẫn ngồi đó ngóng con về, theo suốt mỗi bước chân.

“Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉTrước hiên nhàVà trong hơi mát câu văn”

Với mỗi người mẹ, con chính là tình yêu, là sự sống, là ánh mặt trời diệu kỳ. Dẫu có khoảng cách bao nhiêu đi chăng nữa thì không thể làm tình mẹ vơi bớt, mẹ vẫn luôn dành cho con niềm thương vô bờ, vẫn cất cao lời ru dịu êm mang hương vị ngọt ngào gửi đến con:

“Dù ở gần con,Dù ở xa con,Lên rừng xuống bể,Cò sẽ tìm con,Cò mãi yêu con.”

Vì con, mẹ đâu có ngại mệt nhọc gian khổ, thương còn, mẹ đâu sá gì những rừng bể chông chênh. Dù còn có ở nơi nào đi chăng nữa, mẹ vẫn sẽ bay đi tìm con, vẫn dành cho con tình yêu bất diệt, mãi mãi chẳng ai có thể ngăn trở được tình yêu ấy.

” Còn dù lớn vẫn là con của mẹĐi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Chao ôi! Chỉ hai câu thơ ấy thôi mà sao đọc lên mà thương nhớ, mà nghẹn ngào đến vậy. Hai câu thơ mang sức sống bao trùm cả toàn bài, sức sống của tình mẹ, của tình mẫu tử ngàn đời đáng ngợi ca. Nhà thơ phải chăng đã rất thấu hiểu tấm lòng của bao người mẹ mà viết nên vần thơ đẹp như thế, vần thơ mang cả trái tim, thốt lên tự sâu thẳm tâm hồn của những người phụ nữ hết lòng vì con. Hai câu thơ như một triết lý mạng tầm khái quát đầy chân thực, vững bền và sâu sắc nhất.

Lối thơ tự do được viết bên bằng những dòng cảm xúc tuôn trào, ngôn ngữ đầy tự nhiên, hình ảnh thơ đầy gần gũi và bình dị, đặc biệt sử dụng chất liệu dân gian vào trong thì phẩm đã giúp “Con cò” có một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong trái tim người thưởng thức.

Đọc bài thơ, ai trong chúng ta, mỗi người con đều thấu hiểu thêm tấm lòng của những đấng sinh thành, họ đã giành cho ta tất cả những gì tốt đẹp nhất, đáng trân quý nhất mà họ có được. Từ đó, để thêm yêu, thêm thương, thêm kính trọng mẹ hơn những gì ta đã từng yêu, từng thương như thế. Mẹ- gia đình mãi mãi là điểm tựa tuyệt vời nhất cho mỗi người con, là điều tốt đẹp nhất mà chúng ta có được trong đời.

2. Cảm nhận về bài thơ Con cò, mẫu số 2:

Xuất phát từ hình ảnh cánh cò đầy thân thương và gần gũi, luôn chập chờn trong những giấc mơ thuở thơ bé, Chế Lan Viên đã sáng tác bài thơ Con cò, với niềm yêu thương và lòng hoài niệm tha thiết. Xuyên suốt cả bài thơ là hình ảnh người mẹ tần tảo, giản dị, với tình mẫu tử sâu sắc dành cho người con dấu yêu, niềm yêu thương ấy ẩn trong từng lời ru ngọt ngào, ấm áp “Con cò bay lả bay la, bay từ là từ cửa phủ, bay ra là ra cánh đồng…”

Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất của nền thơ ca Việt Nam hiện đại, ông sinh ra và lớn lên ở vùng đất Quảng Trị anh hùng. Trước cách mạng tháng tám ông được xếp vào hàng những gương mặt tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới, với phong cách thơ độc đáo trong quyển Điêu tàn, khiến cả làng văn học phải bàng hoàng, mà nói như Hoài Thanh là: “Quyển Điêu tàn đã đột ngột xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị”. Sau cách mạng, Chế Lan Viên tích cực xây dựng nền thơ ca cách mạng, ông chuyển hướng sang khai thác đề tài về con người và kháng chiến, với nhiều tác phẩm có giá trị như tập thơ Ánh sáng và phù sa. Thơ của ông mang một vẻ đẹp trí tuệ, nhiều triết lý sâu sắc, nhưng rất hài hòa về mặt trữ tình, ngôn ngữ hình ảnh mới lạ, độc đáo, giàu ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng.

Tác phẩm Con cò sáng tác vào năm 1962, được in trong tập Hoa ngày thường, chim báo bão (1967). Nhan đề vừa mang ý nghĩa tả thực vừa là nghĩa ẩn dụ, gợi lên một hình ảnh đẹp và gần gũi, thân thương với con người Việt Nam, hình ảnh những cánh cò trắng phau nơi đồng quê bát ngát, hình ảnh cánh cò trong ca dao, trong lời ru của bà, của mẹ trở thành biểu tượng đẹp cho tình mẫu tử bền bỉ, thủy chung, theo con yêu suốt cả cuộc đời. Cảm hứng sáng tác tác bao trùm toàn bài là cảm hứng ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời của mỗi con người.

Mở đầu bài thơ Chế Lan Viên đã chọn hình ảnh cánh cò trong lời ru của mẹ để đem đến cho con những xuất phát điểm, những nhận thức ban đầu về cánh cò, về cuộc đời.

“Con còn bế trên tayCon chưa biết con còNhưng trong lời mẹ hátCó cánh cò đang bay”

Sở dĩ ông lựa chọn như vậy là bởi lời ru ngọt ngào của mẹ, là những âm thanh tuyệt vời, ấm áp nhất, có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn non nớt của người con và sẽ nằm trong ký ức của con, theo bước chân con suốt cả cuộc đời. Chế Lan Viên mượn lời ru của mẹ để mang cánh cò đến với tuổi ấu thơ của con, đó là những cánh cò bình yên, êm ả, ông đã tinh tế chắt lọc hình ảnh từ những câu ca dao hay nhất để gây dựng nên một hình ảnh cánh cò thật đẹp trong tuổi thơ con. Cánh cò bay chở theo cả thế giới rộng lớn, xinh đẹp ngoài kia ùa vào, mở ra trong cuộc đời của con.

“Con cò bay laCon cò bay lảCon cò cổng PhủCon cò Đồng Đăng”,

Đó là không gian thân thương, gần gũi biết mấy, lời ru của mẹ không chỉ đưa con vào giấc ngủ mà còn gieo trong lòng con niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Chỉ với những câu thơ 4 chữ, ngắn gọn, giản đơn, hình ảnh cánh cò hiện lên rõ ràng với điệp từ “con cò” được lặp lại liên tiếp, mang đến một giai điệu êm đềm, tha thiết trong lời ru dịu dàng của mẹ, gợi lên tình cảm ấm áp, đong đầy của tình mẹ bao la.

Nhưng cánh cò trong lời ru của mẹ không chỉ là những cánh cò êm ả, mà còn là “Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn”, rồi thì “Con cò ăn đêm, con cò xa tổ, cò sợ cành mềm, cò sợ xáo măng”, gợi nên sự cô đơn, vất vả, lầm lũi của những cuộc đời bất hạnh trong những cuộc mưu sinh, cò còn gặp phải nguy hiểm, tất cả chỉ bởi cò thiếu đi sự che chở của người mẹ. Cánh cò gian nan đã trở thành một sự đối lập hoàn toàn, để nhà thơ tô đậm tuổi thơ hạnh phúc của con trong vòng tay ấm áp của mẹ, “Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”.

Hình ảnh con cò theo con suốt chặng đường đời của con, đi vào từng miếng ăn giấc ngủ, êm đềm, cò như một người bạn đồng hành với con “Con ngủ yên thì cò cũng ngủ/Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi”. Đến khi con khôn lớn, cò lại theo con đi học, “Mai khôn lớn con theo cò đi học/Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”. Và trong mong ước của người mẹ, chỉ mong sao con lớn lên khỏe mạnh, trở thành một thi sĩ an nhàn, hạnh phúc. Con cò trở thành biểu tượng của lòng mẹ, luôn đau đáu dõi theo con trong từng giai đoạn của cuộc đời, từ lúc con còn trong nôi, lúc con bước đến trường học tập, rồi mai sau khi con đã lớn khôn, người mẹ vẫn mong con có thể trở thành một thi sĩ để đưa cánh cò vào lại “trong hơi mát câu văn”.

Cánh cò vẫn mãi theo con suốt cả cuộc đời, như tấm lòng của người mẹ yêu dấu, không quản xa gần, không quản ngại con đang trên rừng hay dưới biển, thì mẹ vẫn mãi ở nơi ấy, mẹ vẫn chờ mong, vẫn tìm và yêu con suốt cả cuộc đời, thủy chung, tận tụy. Bởi trong lòng cha mẹ, con mãi là đứa trẻ chưa lớn, vẫn cần sự bảo bọc, yêu thương.

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ,Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Thương sao cho tấm lòng cha mẹ, suốt cả cuộc đời sống vì con cái, chẳng một lúc nào ngơi nghỉ, chỉ vì tình yêu vô bờ bến, chăm bẵm con suốt mấy chục năm trời từ lúc tấm bé, cho đến lúc con khôn lớn, dang cánh bay khắp phương trời, đi tìm những hoài bão, những chân trời mới, nhưng con vẫn mãi là đứa con bé bỏng của cha mẹ mà thôi. Mỗi một câu hát, mỗi một lời ru “À ơi”, là cả một bầu trời yêu thương đong đầy, tình mẫu tử thiêng liêng, người mẹ đã gửi gắm hết vào cánh cò, cánh cò thay mẹ ru con, ngủ cùng con, rồi theo con suốt cả cuộc đời, mẹ là cánh cò, cánh cò cũng là mẹ, gắn bó sâu sắc, thiêng liêng.

Bài thơ được viết bằng thể thơ tự do, giúp tác giả thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, sinh động, những dòng cảm xúc tha thiết, đậm chất trữ tình. Hình tượng con cò được vận dụng sáng tạo, mang ý nghĩa biểu trưng, biểu tượng sâu sắc, đem đến những triết lý, những suy tưởng sâu xa trong lòng tác giả truyền tải hết cho người đọc, khiến chúng ta thấu hiểu sâu sắc ý nghĩa của bài thơ Con cò.

Con cò là một bài thơ hay, với ý nghĩa biểu tượng sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng, mang tính giáo dục con người về công ơn của đấng sinh thành, cùng tình yêu thương, sự bao dung, vất vả của người mẹ, vốn phải chịu đựng và hi sinh cho con cái rất nhiều. Qua bài thơ, tác giả mong muốn mỗi một người con cần biết tận hiếu với cha mẹ của mình, bởi công ơn dưỡng dục to lớn ấy dù đi hết cuộc đời cũng chẳng thể nào báo đáp.

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹGian khổ cuộc đời không nặng gánh bằng cha”. -HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-cua-em-ve-bai-tho-con-co-cua-che-lan-vien-43154n.aspx Khám phá về hình tượng con cò cũng như tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp trong bài thơ Con cò, bên cạnh những bài Cảm nhận về bài thơ Con cò trên đây, các em không nên bỏ qua những tài liệu học tập hữu ích khác như: Hình ảnh người mẹ trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, Phân tích giá trị nghệ thuật của bài thơ Con cò, Chứng minh hình ảnh con cò là ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, luôn ở bên con đến hết cuộc đời, Bình giảng bài thơ Con cò của thi sĩ Chế Lan Viên.

Back to top button
rongbachkim | tài xỉu sunwin