Cảm nhận của em khi đọc đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió | Văn mẫu lớp 8
Cảm nhận của em khi đọc đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió do Trường Tiểu học Thủ Lệ biên soạn và tổng hợp sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về đoạn trích này. Với bài văn mẫu này, các em cũng sẽ thấy được những sự hoang tưởng trong suy nghĩ của nhân vật chính Đôn Ki – hô – tê khi đánh nhau với cối xay gió. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây:
Bạn đang xem: Cảm nhận của em khi đọc đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió | Văn mẫu lớp 8
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Xéc -van – tét (1547 – 1616), nhà văn lỗi lạc của Tây Ban Nha.
- Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích
- Tiểu thuyết Đôn Ki – hô – tê là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại Phục Hưng – làm cho tên tuổi của nhà văn trở nên bất tử.
- Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió được trích từ chương VIII của tác phẩm.
2. Thân bài
- Đoạn trích kể về việc Đôn Ki – hô – tê cùng với giám mã Xan – chô Pan – cha đi thực hiện ước mơ làm hiệp sĩ và cuộc đánh nhau với cối xay gió.
- Hình tượng nhân vật Đôn Ki – hô – tê
- Dáng vẻ: gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi trên một con ngựa còm.
- Là một quý tộc nghèo có mơ ước và khát vọng giúp đời, giúp người.
- Đầu óc mê muội, chẳng còn tỉnh táo.
- Coi khinh cái tầm thường, thực dụng: đau không rên, không quan tâm đến chuyện ăn uống.
⇒ Là một con người có lí tưởng cao đẹp nhưng hoang tưởng.
- Giám mã Xan – chô Pan – xa
- Ngoại hình: béo, lùn, cưỡi lừa mang theo bầu rượu và túi thức ăn.
- Tính cách: đầu óc tỉnh táo, ích kỉ, hèn nhát, thực dụng.
⇒ Là nhân vật luôn tỉnh táo, nhưng thực dụng, tầm thường.
3. Kết bài
- Nội dung:
- Đoạn trích cho ta thấy được mặt hay và mặt dở trong tính cách của hai thầy trò Đôn Ki – hô – tê.
- Chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng, thiển cận của con người trong đời sống xã hội.
- Nghệ thuật
- Cách kể chuyện phê phán, hài hước.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận của em khi đọc đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió
Gợi ý làm bài:
Đánh nhau với cối xay gió là một chiến công đặc biệt của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê tài ba xứ Mantra. Hiệp sĩ này là nhân vật chính do nhà văn Tây Ban Nha, Xéc-van-tét sáng tạo ra trong cuốn tiểu thuyết cùng tên. Đôn Ki- hô-tê vốn là một nhà quý tộc nghèo, tuổi đời ngót nghét năm mươi, suốt ngày chỉ lấy sách vở làm bạn bè và làm thú vui tiêu khiển. Nhưng sách vở mà nhà quý tộc đọc lại là truyện kiếm hiệp phiêu lưu, là các truyện hiệp sĩ mà phần lớn là bịa đặt chứ không có thật. Nhà quý tộc bị mê hoặc bởi thế giới các hiệp sĩ và các chiến công của họ đã quyết tâm bỏ nhà ra đi làm hiệp sĩ, sống cuộc đời lang thang nay đây mai đó. Mục đích ra đi của Đôn Ki-hô-tê là diệt trừ cái ác và lập lại công bằng, cứu nghèo cứu khổ. Đắm mình trong thế giới hiệp sĩ, Đôn Ki-hô-tê cũng chìm đắm trong thế giới hoang tưởng. Vì thế trên mọi nẻo đường ông đi ở đâu ông cũng thấy những tên khổng lồ, những con yêu tinh,… đang hoành hành gây tội ác. Những tên khổng lồ, những con quái vật đều gắn liền với trí tưởng tượng của Đôn Ki- hô-tê. Trên con đường đi tìm lẽ công bằng ở đời, Đôn Ki-hô-tê còn có một người giám mã rất đỗi trung thành và rất đúng hình mẫu sách vở mà ông đã đọc, đó là người nông dân Xan – trô Pan – xa tốt bụng, hay ăn vô lo và cũng rất yêu đời. Họ cùng đi với nhau trên mọi nẻo đường đất nước, cùng chung hoạn nạn, cùng sẻ chia mọi nỗi buồn.
–
Cho dù những hành động trong thực tế mang tính điên rồ ảo tưởng song lý tưởng vị tha mà Đôn Ki-hô-tê theo đuổi lại rất đáng trân trọng, bởi lẽ anh là người hiệp sĩ chân chính đi tìm tự do, khi Tây Ban Nha tự do bị bóp nghẹt, quyền sống bị chà đạp; ở đó bọn khổng lồ, bọn yêu tinh có mặt khắp nơi, hoành hành mọi nẻo; ở đó cái ác đang tồn tại và vì vậy cũng cần tới những hiệp sĩ chân chính để phò nguy cứu khổ, để tiêu diệt cái ác. Sự kết hợp giữa hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê cũng là một sự kết hợp độc đáo, bởi lẽ ở đây vừa có sự huyễn hoặc lại vừa có sự tỉnh táo mà các nét này lại được phân bố ở cả hai người. Nếu thực hiện một phép lựa chọn theo kiểu tước bỏ những nét tiêu cực ở cả hai nhân vật và kết hợp chúng lại, ta sẽ có một nhân vật hoàn chỉnh đạt tới mức độ lý tưởng. Đó là nhân vật của ước mơ, của khát vọng của những người dân lương thiện ở Tây Ban Nha trong thời kỳ Phục Hưng.
Trên đây là bài văn mẫu Cảm nhận của em khi đọc đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió do Trường Tiểu học Thủ Lệ biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
- Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió
–
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 8