Hỏi đáp

Vật lý 6 bài 5: Khối lượng – Đo khối lượng

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 5: Khối lượng – Đo khối lượng được chúng tôi sưu tầm và tổng kết các kiến thức về khối lượng – đo khối lượng cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải bài tập Vật lý lớp 6 chương 1 bài 5 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết nội dung bài Vật lý 6 bài 5.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Vật lý 6 bài 5

1. Khối lượng của một vật là gì?

Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.

2. Đo khối lượng

Đo khối lượng của một vật là so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của một vật được chọn làm đơn vị.

3. Đơn vị khối lượng

– Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo khối lượng là kilôgam (kí hiệu: kg). Kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu, đặt ở Viện Đo lường quốc tế Pháp.

– Ngoài ra còn dùng các đơn vị khác:

+ Lớn hơn ki lô gam (kg) là: tấn, tạ, yến.

1 tấn = 1000 kg; 1 tạ = 100 kg; 1 yến = 10 kg

+ Đơn vị nhỏ hơn ki lô gam (kg) là: lạng (hg), gam (g), miligam (mg)…

1 hg = 100 g; 1 kg = 1000 g = 1000000 mg

4. Dụng cụ đo khối lượng

* Để đo khối lượng người ta dùng cân. Một số cân thường dùng là: Cân đòn (cân treo), cân tạ, cân đồng hồ, cân tiểu li, cân y tế, cân Rô-béc-van…

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 5

* Trên mỗi cân đều ghi giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN).

– Giới hạn đo là số ghi lớn nhất trên cân.

– Độ chia nhỏ nhất là hiệu hai số ghi trên hai vạch chia liên tiếp.

* Tìm hiểu cân Rô-béc-van

– Cấu tạo gồm các bộ phận sau:

Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 5

(1) Đòn cân

(2) Đĩa cân

(3) Kim cân

(4) Hộp quả cân

(5) Ốc điều chỉnh

(6) Con mã

– Cách dùng cân Rô-béc-van để cân một vật:

+ Điều chỉnh sao cho khi chưa cân đòn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0.

+ Đặt vật đem cân lên đĩa cân bên trái, đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.

+ Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.

– Lưu ý: Cân Rô-béc-van cũng có loại không có thanh chia độ thì GHĐ của cân là tổng số giá trị ghi trên các quả cân có trong hộp quả cân và ĐCNN của cân là giá trị ghi trên quả cân nhỏ nhất ở trong hộp.

5. Cách đo khối lượng

Muốn đo khối lượng của một vật cho chính xác ta cần:

– Ước lượng khối lượng cần đo để chọn cân có GHĐ và ĐCNN cho thích hợp.

– Điều chỉnh kim chỉ vạch số 0 trước khi cân.

– Đặt cân và đặt mắt nhìn đúng cách.

– Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định.

6. Bài tập ví dụ minh họa

Bài tập 1: Làm thế nào để chia một túi gạo 5kg thành 3 phần, 2 phần mỗi phần 2kg, 1 phần 1kg bằng một cân Rô – béc – van và một quả cân 3kg.

Hướng dẫn

– Bước 1: Đặt quả cân 3kg lên một bàn cân Robecvan, bàn cân còn lại ta đặt túi gạo 5kg, điều chỉnh và lấy bớt gạo trong túi ra ngoài sao cho 2 bàn cân bằng nhau.

– Bước 2: Đặt phần gạo 3kg vừa đong lên một bàn cân, bàn còn lại đặt phần gạo 2kg còn lại lên, cân đo và lấy bớt gạo ra sao cho 2 bàn cân bằng nhau.

Ta lấy được một phần gạo 1kg, 2 phần mỗi phần 2kg từ túi gạo 5kg bằng cân Robecvan và một quả cân 3kg

B. Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 5

Câu 1. Trên một hộp mứt Tết có ghi 250 g. Số đó chỉ

  1. Sức nặng của hộp mứt.
  2. Thể tích của hộp mứt.
  3. Khối lượng của hộp mứt.
  4. Sức nặng của hộp mứt.
Back to top button