Văn học

Top 11 cách dạy bé học chữ cái nhanh thuộc, tạo hứng thú và niềm vui cho bé

Hiện nay, nhiều phụ huynh mong muốn dạy bé học chữ từ nhỏ bằng các loại đồ chơi giáo dục. Tuy nhiên, cách dạy nào giúp bé học chữ cái nhanh thuộc và tạo được hứng thú, niềm vui cho con khi học? Cùng AVAKids tìm hiểu ngay nhé!

1Lợi ích khi dạy bảng chữ cái cho bé

1.1 Giúp trẻ kích hoạt tư duy

Khi bé được học chữ cái từ sớm sẽ giúp kích thích sự phát triển của não bộ, hình thành nên hàng triệu kết nối thần kinh. Do đó, dạy trẻ học trong giai đoạn này sẽ giúp não bộ của bé phát triển hơn rất nhiều. Từ đó, giúp trẻ có khả năng quan sát, hoàn thiện nhận thức cũng phát triển tư duy một cách tối đa.

Bảng đa năng siêu nhân Antona UBin

1.2 Hình thành nề nếp học tập

Trong quá trình học bảng chữ cái, bé sẽ được rèn luyện tính tự giác, sự tập trung từ đó hình thành thói quen học tập trước khi đến trường lớp. Việc học của trẻ hầu hết sẽ được ba mẹ sắp xếp, vì vậy, nếu phụ huynh sắp xếp được cho con mình một lịch học phù hợp sẽ có ý nghĩa rất quan trọng cho việc tự học của con sau này.

1.3 Bổ trợ các kỹ năng học tập quan trọng cho trẻ

Thông qua bảng chữ cái, bé sẽ được học viết, học nói và những điều đó sẽ giúp bé rèn luyện các kỹ năng cầm, nắm và đọc tốt hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc nắn nót từng chữ sẽ lòa cách tuyệt vời để rèn đức tính kiên trì của trẻ.

1.4 Tiếp thu kiến thức tự nhiên

Khi bé học phát âm từ bảng chữ cái sẽ có các hình ảnh liên quan đến chữ cái và từ mô phỏng kèm theo. Nhờ đó, ngoài những chữ cái được học, bé sẽ được tiếp thu thêm các kiến thức tự nhiên, hình thành nên khả năng ghi nhớ, tư duy logic cho bé.

1.5 Giúp bé tự tin đến trường và yêu thích học tập

Khi chuyển sang một môi trường mới, việc chuẩn bị hành trang từ lúc được ở nhà rèn luyện sẽ là động lực khiến bé cảm thấy tự tin và hứng thú mỗi giờ lên lớp. Giúp trẻ sẽ không còn sợ sệt và mà cũng bớt lo con không bắt kịp chương trình.

Học bảng chữ cái sớm giúp bé tự tin hơn khi đến trường

2Vì sao con học mãi không thuộc bảng chữ cái

Khi hướng dẫn con học bảng chữ cái, nhiều ba mẹ thường gặp khó khăn vì con không thể nắm bắt kiến thức một cách nhanh chóng. Việc đọc thuộc bảng chữ cái tiếng Việt vẫn là một thách thức đối với trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể xuất phát từ sự khác biệt trong khả năng tiếp thu của từng bé hoặc do chưa quen với các ký tự chữ cái.

Một lý do khác khiến bé gặp khó khăn trong việc ghi nhớ bảng chữ cái có thể do cách dạy chưa phù hợp. Nhiều ba mẹ thường chỉ đơn giản đọc các chữ cái ra cho con, sau đó yêu cầu bé lặp lại. Tuy nhiên, cách này không phải lúc nào cũng mang lại kết quả.

Vì vậy, việc tìm kiếm một phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ giúp trẻ dễ dàng nắm bắt và ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn. Ở hầu hết nhiều trẻ em, những hình ảnh sống động và thú vị thường giúp bé hứng thú hơn so với bảng chữ cái khô khan truyền thống.

3Mách bạn 11 cách dạy bé học chữ cái nhanh thuộc hiệu quả nhất

3.1 Rèn luyện cho bé có thói quen học tập từ nhỏ

Một trong những phương pháp giảng dạy giúp trẻ nắm bắt bảng chữ cái hiệu quả nhất là xây dựng thói quen học tập cho bé từ khi còn nhỏ. Nhiều bậc phụ huynh bận rộn với công việc thường gửi các bé đến trường mầm non từ rất sớm. Tuy nhiên, bạn mẹ cũng không nên cho rằng chỉ cần được thầy cô dạy dỗ là bé có thể thành thạo bảng chữ cái.

Bên cạnh thời gian ở trường, ba mẹ cũng cần dành thời gian riêng trong ngày để tương tác, trò chuyện và hướng dẫn bé học đọc bảng chữ cái. Việc tiếp xúc với bảng chữ cái sớm sẽ giúp bé phát triển khả năng tư duy và sự nhạy bén. Nếu ba mẹ kiên trì thực hiện điều này trong thời gian dài, bé sẽ nắm vững bảng chữ cái tiếng Việt nhanh hơn.

3.2 Sử dụng các app học tiếng Việt

3.3 Đừng ép trẻ phải phát âm chuẩn

3.4 Học chữ thường trước, chữ hoa sau

3.5 Hướng dẫn bé tập đọc ở mọi lúc, mọi nơi

3.6 Dạy bé học từ những bài hát thiếu nhi

Hãy biến quá trình dạy học bảng chữ cái cho trẻ trở nên thú vị và hấp dẫn hơn bằng cách sử dụng bài hát thiếu nhi. Mẹ có thể dạy trẻ các bài hát với giai điệu đơn giản, lời bài hát ngộ nghĩnh, đáng yêu để bé có thể dễ dàng bắt chước.

Đây là một cách dạy trẻ học bảng chữ cái một cách nhanh chóng, thú vị và đã được chứng minh là hiệu quả. Phương pháp học này giúp trẻ cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn trong quá trình học tập, đồng thời giảm bớt áp lực mệt mỏi.

3.7 Chọn cho bé bảng chữ cái có hình minh họa sinh động

Khi kết hợp chữ cái với những bức hình sinh động, nhiều màu sắc và những câu chuyện thú vị, bé sẽ học nhanh và nhớ lâu hơn. Trẻ em thường bị thu hút bởi những màu sắc và tranh ảnh vậy nên ba mẹ hãy chọn cho con những bảng chữ cái kết hợp với đồ chơi.

3.8 Dạy bé chữ cái gắn với việc ghi nhớ các hình ảnh

Trẻ nhỏ thường thích những bức hình vui nhộn, nên bố mẹ hãy tìm những cuốn sách tranh có hình minh họa hấp dẫn, màu sắc tươi sáng, sinh động. Khi cho bé xem những bức hình có phần ghi chú bằng chữ cái, bé sẽ hiểu nhanh và nhớ lâu hơn những từ mà mình vừa được học. Những hình ảnh sắc màu sinh động thường kích thích thị giác cũng như khả năng ghi nhớ của bé.

3.9 Giúp bé ghi nhớ bằng cách thường xuyên thực hành

Kết hợp đồng thời giữa truyền tải kiến thức với các hoạt động khác nhau như vừa đọc, vừa viết,… sẽ giúp bé ghi nhớ hơn rất nhiều. Chẳng hạn, khi dạy con bất cứ một chữ cái nào trong bảng, phụ huynh hãy dùng tay chỉ vào chữ cái đó rồi phát âm mẫu cho bé đọc lại.

Ngoài ra, để hình thành khả năng ghi nhớ của trẻ, ở bất cứ thời gian hay địa điểm nào, ba mẹ hãy thử kiểm tra kiến thức của con. Ví dụ, khi đi trên đường, ba mẹ có thể hỏi bé về các chữ cái trên biển quảng cáo, cột đèn xanh đèn đỏ, bao bì đồ chơi, bánh kẹo,…

Đồ chơi bảng nam châm 5 trong 1 Antona

3.10 Đọc sách và kể những câu chuyện thú vị cho bé nghe

Ba mẹ có thể đọc sách hoặc kể chuyện cho con nghe mỗi tối trước khi đi ngủ. Việc làm này không chỉ có tác dụng tạo sự gắn kết giữa ba mẹ và con cái mà còn cung cấp cho bé các thông tin hữu ích và mang lại cho bé giấc ngủ thoải mái hơn.

Ba mẹ nên đọc sách cho con trước khi ngủ

3.11 Các trò chơi sẽ giúp bé hứng thú hơn

Vừa học vừa chơi là phương pháp dạy trẻ vô cùng sáng tạo và hiệu quả. Nếu bạn muốn con nhanh thuộc bảng chữ cái, bạn có thể áp dụng trò chơi cùng các chữ cái với bé. Với phương pháp học mà chơi, chơi mà học bố mẹ có thể tận dụng mọi thời gian, không gian giúp bé học chữ cái.

4Những sai lầm phụ huynh thường mắc phải khi dạy bé học nhớ chữ cái

4.1 Sử dụng quá nhiều bảng chữ cái mẫu

4.2 Cách dạy nhàm chán

4.3 Kỳ vọng quá nhiều vào con

Rất nhiều ba mẹ thường mong đợi rằng bé sẽ biết nhiều hơn những gì được học và bắt đầu thể hiện sự sốt ruột nếu con chưa đạt được kỳ vọng. Điều này có thể làm cho buổi học trở nên căng thẳng và gây sợ hãi cho bé mỗi khi phải ngồi vào bàn học.

Hơn nữa, ba mẹ cũng không nên bắt đầu dạy bé viết chữ quá sớm. Thông thường, trong giai đoạn mẫu giáo, các bé sẽ được luyện tập viết các nét cơ bản trước để rèn luyện cơ tay và học cách cầm bút đúng cách. Để viết một cách trôi chảy, bé cần một khoảng thời gian khá dài và sẽ học thêm khi bước vào lớp 1.

Vì vậy, ngoài việc dạy bé nhớ các ký tự và bảng chữ cái, ba mẹ nên cho phép thời gian tự nhiên để con rèn luyện, đừng nên ép buộc con khi bé chưa thật sự sẵn sàng.

Bộ chữ nam châm ABC Antona

5Những lưu ý khi dạy bé bảng chữ cái

  • Chú ý phát âm của bé: Trong lúc bé phát âm, bố mẹ hãy tập trung và chú ý lắng nghe xem bé đã phát âm đúng hay không để có những điều chỉnh kịp thời và chính xác. Điều này sẽ giúp bé có cách phát âm đúng hơn về sau và không bị mắc phải nữa.
  • Đừng la mắng hay bắt con đọc đi đọc lại: Việc học nên xuất phát từ sự tự nguyện để bé được thoải mái và cảm giác hứng thú khi học tập. Nếu bố mẹ la mắng hoặc ép buộc có thể dẫn đến việc bé cảm thấy sợ hãi và chán nản mỗi lần bắt đầu ngồi vào bàn học.
  • Tránh yêu cầu trẻ hoàn thành một hoạt động theo ý của bạn: Hãy để trẻ được tự do học tập, sáng tạo vì hơn hết đây là độ tuổi để bé được vui chơi và khám phá những thứ xung quanh dưới góc nhìn ngây thơ và hồn nhiên. Vì vậy, nếu bố mẹ cứ cố gắng áp đặt bé làm những điều bé không thích sẽ có khả năng ảnh hưởng đến tâm lý bé về sau.
  • Đừng trợ giúp bé quá nhiều trong các trò chơi: Để bé tự mình vui chơi cũng là cách hình thành nên thói quen tự lập của trẻ, việc trợ giúp bé quá nhiều lâu dần sẽ làm bé có tính ỷ lại, mong chờ vào sự giúp đỡ của người khác thay vì bản thân mình cố gắng giải quyết.
  • Cần kiên trì, nhẫn nại từng bước một: Đừng nghĩ rằng chỉ cần giảng dạy một lần là đủ, vì điều này có thể khiến cho trẻ quên kiến thức một cách nhanh chóng. Mẹ nên cố gắng tập luyện cho bé trong thời gian dài và dần dà con sẽ tiếp thu được.
  • Tránh việc quá nghiêm khắc khi bé đọc hoặc viết sai chữ cái: Không ai có thể trở thành chuyên gia ngay từ lần học đầu tiên. Do đó, mẹ nên tránh quá khắt khe hoặc trách móc bé, điều này có thể làm trẻ mất hứng thú và không muốn học.
  • Kết hợp một số trò chơi dành cho bé: Để học tập không trở nên khô khan và nhàm chán, mẹ có thể sáng tạo một số trò chơi như cho bé mở một hộp quà bí mật, trong đó chứa một chữ cái. Khi trẻ bóc trúng chữ cái đó, bạn sẽ hướng dẫn trẻ cách đọc và viết nó.
  • Luôn tạo niềm hứng thú và niềm vui cho bé: Mẹ có thể cho bé ăn các thức ăn có hình chữ cái để nhận biết và ghi nhớ. Sau đó, bạn có thể hỏi trẻ cách đọc và viết các chữ cái đó. Đây là một cách dạy con học chữ cái một cách nhanh chóng và thú vị mà bạn nên thử.
  • Thưởng quà khích lệ: Sau mỗi lần kiểm tra việc đọc – viết chữ cái của bé, mẹ có thể thưởng cho trẻ một phần quà nhỏ để động viên tinh thần, giúp trẻ có động lực hơn trong các bài học sau này.

Học chữ cùng REDI Antona

Hy vọng qua bài viết trên, phụ huynh sẽ có thêm cho mình nhiều kiến thức về việc dạy bé học chữ như thế nào. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ tổng đài 1900.866.874 hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ tư vấn nhé!

Back to top button