Toán học

Hô hấp ký: Phương pháp thăm dò chức năng hô hấp quan trọng

1. Hô hấp ký là gì?

Hô hấp ký (Spirometry) là kỹ thuật thăm dò chức năng hô hấp cơ bản, rất hữu ích trong việc chẩn đoán, đánh giá và theo dõi tắc nghẽn đường dẫn khí trong các tình trạng như hen suyễn hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Hô hấp ký đánh giá chức năng thông khí của phổi thông qua thể tích và lưu lượng khí trong quá trình hô hấp.

2. Khi nào cần đo hô hấp ký?

Đo hô hấp ký tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1

Hô hấp ký được chỉ định khi nghi ngờ một người mắc bệnh hô hấp qua khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng hoặc có các triệu chứng bệnh hô hấp:

– Khó thở

– Thở khò khè

– Khó thở giảm khi ngồi

– Ho, ho có đờm

– Đau tức ngực

Hô hấp ký được sử dụng trong khám sức khỏe tổng quát định kỳ để đánh giá và theo dõi chức năng hô hấp ở những người không có triệu chứng. Nhất là những đối tượng có nguy cơ cao:

-Hút thuốc lá

– Làm việc trong môi trường tiếp xúc với chất độc hại

Ở một số bệnh nhân bệnh phổi, tim hoặc cơ thần kinh, hô hấp ký được chỉ định để theo dõi hiệu quả điều trị hoặc đánh giá ảnh hưởng của bệnh lên chức năng hô hấp. Hô hấp ký còn được áp dụng để đánh giá nguy cơ hoặc tiên lượng trước phẫu thuật.

Hô hấp ký là bài kiểm tra không xâm lấn và an toàn, nhưng hô hấp ký chống chỉ định trong một số trường hợp:

– Ho ra máu chưa rõ nguyên nhân

– Tràn khí màng phổi

– Thuyên tắc phổi

– Phình động mạch chủ ngực, bụng, mạch máu não

– Bị nhồi máu cơ tim gần đây

– Phẫu thuật mắt, bụng hay lồng ngực gần đây

– Tăng huyết áp chưa được kiểm soát

– Tình trạng cấp tính: buồn nôn, nôn, tiêu chảy

3. Các chỉ số trong hô hấp ký có ý nghĩa gì?

Hô hấp ký đánh giá chức năng thông khí

Dưới đây là các chỉ số chính trong hô hấp ký:

– FEV1: Thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây đầu. Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ tắc nghẽn và tiên lượng. FEV1 bình thường >80%.

– VC: Dung tích sống. VC bình thường > 80%.

– FVC: Dung tích sống gắng sức. FVC bình thường > 80%.

– FEV1/VC: Chỉ số Tiffeneau. FEV1/VC bình thường > 70%.

– FEV1/FVC: Chỉ số Gaensler. FEV1/FVC bình thường > 70%.

– FEF25-75: Lưu lượng thở ra khoảng giữa của dung tích sống gắng sức. FEF25-75 bình thường > 60%.

– PEF: Lưu lượng thở ra đỉnh. PEF bình thường > 80%.

– MVV: Thông khí phút. MVV bình thường > 60%.

– TLC: Dung tích phổi toàn phần. TLC bình thường > 80%.

– RV: Thể tích khí cặn.

Bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số này, mà đặc biệt là FEV1 và FVC để chẩn đoán và xác định mức độ rối loạn thông khí hạn chế hoặc tắc nghẽn.

Rối loạn thông khí hạn chế có liên quan đến một số bệnh lý tại phổi là:

– Xơ phổi vô căn

– Viêm phổi mô kẽ

– Viêm tiểu phế quản phổi tổ chức hóa (BOOP)

– Sarcoidosis

– Viêm phổi tăng cảm

– Viêm phổi tăng bạch cầu ái toàn

– Bệnh phổi nghề nghiệp

Ngoài ra, một số nguyên nhân ngoài phổi như mang thai, suy tim, cổ trướng, bệnh thần kinh – cơ, thành ngực cũng có thể gây hạn chế thông khí.

Rối loạn thông khí tắc nghẽn có liên quan đến một số bệnh hô hấp là:

– Hen phế quản

– COPD

– Giãn phế quản

– Giãn phế nang

– U khí phế quản

4. Đo hô hấp ký diễn ra như thế nào?|

Hô hấp ký sử dụng một thiết bị gọi là phế dung kế. Thiết bị này ghi lại kết quả được hiển thị bằng bản đồ. Quá trình đo hô hấp ký diễn ra như sau:

– Bệnh nhân ngồi đúng tư thế, kẹp mũi.

– Hít thở sâu và sau đó thổi vào ống trên máy đo phế dung, thở ra nhanh, mạnh, kéo dài hết sức. Quá trình này có thể được lặp lại cho đến khi đạt tiêu chuẩn.

– Xịt thuốc giãn phế quản và đo lại.

5. Một số lưu ý trước khi đo hô hấp ký

Hô hấp ký giúp chẩn đoán phân biệt hen và COPD

– Cần báo cho bác sĩ nếu có dùng thuốc giãn phế quản trong 24 giờ trở lại.

– Chỉ đo hô hấp ký sau 4h từ khi sử dụng các thuốc salbutamol, terbutanyl, ipratropium hoặc theophyllin.

– Chỉ đo hô hấp ký sau 12h từ khi sử dụng các thuốc salmeterol, formoterol hoặc theostat.

– Chỉ đo hô hấp ký sau 24h từ khi sử dụng các thuốc bambuterol.

– Nếu có dùng thuốc chẹn beta adrenergic, cần dừng sử dụng thuốc trước khi đo hô hấp ký ít nhất 6 tiếng.

– Nên mặc quần áo rộng rãi. Nếu mặc quần áo chật cần nới lỏng quần áo.

– Không hút thuốc lá trước khi đo ít nhất 1 tiếng.

– Không uống rượu trước khi đo ít nhất 4 tiếng.

– Nếu trước đó đo CPET hoặc vận động mạnh, cần chờ 30 phút sau mới đo hô hấp ký.

– Không ăn quá no trước khi đo ít nhất 2 tiếng.

Đo hô hấp ký là phương pháp cơ bản để chẩn đoán rối loạn thông khí. Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định bệnh COPD, cũng như chẩn đoán phân biệt hen và COPD. Ngoài ra, hô hấp ký cũng là phương pháp hiệu quả để tầm soát bệnh phổi ở những đối tượng có nguy cơ.

Back to top button
rongbachkim | tài xỉu sunwin