Sinh học

Học Giỏi Sinh Thì Làm Nghề Gì? 9 Ngành Nghề Phổ Biến Cho Dân Chuyên Sinh

Học giỏi Sinh nên học ngành gì? Học giỏi Sinh thì làm nghề gì? Nếu bạn là một dân chuyên Sinh và chưa biết lựa chọn ngành học nào thì bài viết dưới đây chính xác dành cho bạn. Cùng Glints tìm hiểu ngay 9 ngành nghề phổ biến cho học sinh giỏi Sinh nhé.

Các khối thi có môn Sinh

Không chỉ có nằm trong khối B, mà nếu bạn học giỏi Sinh bạn có thể lựa chọn nhiều tổ hợp môn học khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý về các tổ hợp có môn Sinh học.

  • A02: Toán, Lý, Sinh
  • B00: Toán, Hóa, Sinh
  • B01: Toán, Sinh, Sử
  • B02: Toán, Sinh, Địa
  • B03: Toán, Sinh, Văn
  • B04: Toán, Sinh, Giáo dục công dân
  • B05: Toán, Sinh, Khoa học xã hội
  • B08: Toán, Sinh, Tiếng Anh
  • C06: Ngữ văn, Lý, Sinh
  • C08: Văn, Hóa, Sinh
  • C12: Văn, Sinh, Sử
  • C13: Văn, Sinh, Địa
  • D08: Toán, Sinh, Tiếng Anh
  • D13: Văn, Sinh, Tiếng Anh
  • D31: Toán, Sinh, Tiếng Đức
  • D32: Toán, Sinh, Tiếng Nga
  • D33: Toán, Sinh, Tiếng Nhật
  • D34: Toán, Sinh, Tiếng Pháp
  • D35: Toán, Sinh, Tiếng Trung
  • M13: Toán, Sinh, Năng khiếu
  • T00: Toán, Sinh, Năng khiếu TDTT
  • T02: Ngữ văn, Sinh, Năng khiếu TDTT

Có thể thấy, có rất nhiều tổ hợp môn thi có môn Sinh để bạn lựa chọn. Hãy chọn một tổ hợp môn phù hợp nhất với bản thân và tận dụng lợi thế học giỏi Sinh học của mình nhé.

Đọc thêm: Các ngành nghề khối B có triển vọng nhất hiện nay

Học giỏi Sinh nên vào ngành gì?

Khi bạn sở hữu bất kỳ kiến thức môn học nào ở cấp 3 thì đây sẽ là một lợi thế cực kỳ lớn khi bạn thi, và học đại học. Không nằm ngoại lệ, nếu bạn học giỏi môn Sinh học sẽ có rất nhiều lựa chọn ngành học đa dạng và tiềm năng trong tương lai.

Nhóm ngành Y – Dược

Đầu tiên, không thể không nhắc tới các ngành học thuộc nhóm Y – Dược với nhiều chuyên ngành khác nhau. Chắc hẳn bạn đã biết, kiến thức Sinh học có mối quan hệ cực kỳ mật thiết với khối ngành Y – Dược. Bởi vậy, đây là ngành học được rất nhiều dân chuyên Sinh lựa chọn.

Đọc thêm: Top 10 Các Ngành Dễ Kiếm Việc Làm Tại Việt Nam Hiện Nay

Công nghệ sinh học

Bản chất của ngành Công nghệ sinh học là ứng dụng các kiến thức sinh học, quy trình công nghệ và thiết bị nhằm sản xuất ra các sản phẩm thương mại có giá trị cao có chất lượng tốt, giá thành rẻ.

Bởi vậy, với tố chất là một người học giỏi Sinh bạn sẽ có một lợi thế cực lớn. Sinh viên ngành Công nghệ sinh học sau khi ra trường có đa dạng cơ hội việc làm. Đặc biệt, trong bối cảnh công nghệ như hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều đang đẩy mạnh phát triển ngành này.

Tại Việt Nam, trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ đến năm 2030, Công nghệ sinh học là một lĩnh vực được chú trọng, hướng đến ứng dụng vào các lĩnh vực như Nông – Lâm – Ngư Nghiệp, Y – Dược, Bảo vệ môi trường, v.v.

Đọc thêm: Lương Ngành Công Nghệ Sinh Học Là Bao Nhiêu?

Nông học

Nông học là một ngành khoa học và kỹ thuật nghiên cứu ứng dụng các loại thực vật thành thực phẩm, nguyên nhiên liệu, thức ăn chăn nuôi. Sinh viên theo học ngành Nông học có thể lựa chọn học các chuyên ngành chuyên sâu như:

  • Di truyền học về thực vật
  • Khí tượng học và khoa học về đất trồng trọt
  • Sinh lý thực vật

Sau khi tốt nghiệp, với những kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã được trau dồi trong quá trình học tập, cử nhân ngành nông học có nhiều lựa chọn nghề nghiệp khác nhau, chẳng hạn trở thành cán bộ quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp, kỹ thuật viên tại các nông trại, chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực, v.v.

Đọc thêm: Kỹ sư nông nghiệp là gì? Lương cao không? Thi khối nào?

Bảo vệ thực vật

Bảo vệ thực vật là ngành học tập trung nghiên cứu về các yếu tố như đất đai, môi trường sống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, kiến thức về sâu bệnh hại của cây trồng và các giải pháp khắc phục tình trạng này.

Qua đó xây dựng tổ chức và điều hành mạng lưới bảo vệ thực vật ở các cấp; sản xuất và kinh doanh các loại thuốc bảo vệ thực vật, hoặc thao tác trực tiếp trên cây trồng.

Cơ hội việc làm của ngành Bảo vệ thực vật là rất lớn. Theo thống kê từ tạp chí Bảo vệ thực vật, ngành Bảo vệ thực vật luôn trong tình trạng khan hiếm nhân sự, lượng cung nhân sự chất lượng không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường lao động.

Quản lý tài nguyên và môi trường

Sinh viên theo học ngành Quản lý tài nguyên môi trường được cung cấp các kiến thức và kỹ năng nhằm thực hiện vai trò hoạch định chính sách và đề xuất các giải pháp tổng hợp nhằm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên dựa trên cơ sở luật pháp, kinh tế – xã hội, kỹ thuật khai thác, v.v.

Qua quá trình học tập, sinh viên sẽ được nâng cao nhận thức về tác động của con người lên trái đất, nỗ lực triển khai các quy định vào vệ môi trường và phát triển các đề xuất khắc phục các vấn về môi trường trên cơ sở khoa học.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý tài nguyên môi trường có 6 định hướng nghề nghiệp có thể theo đuổi như: Công nghệ môi trường; Kỹ thuật môi trường; Quản lý môi trường; Quản lý tài nguyên rừng; Quản lý môi trường và du lịch sinh thái; Khoa học môi trường.

Sư phạm Sinh học

Trở thành giáo viên, giảng viên bộ môn Sinh học cũng là một lựa chọn tuyệt vời dành cho những bạn yêu thích công việc truyền tải kiến thức đến người khác.

Khối ngành Sư phạm là một trong những ngành có số lượng nguyện vọng đăng ký nhiều nhất, trong đó bao gồm ngành Sư phạm Sinh học.

Bạn có thể lựa chọn học tập ngành này tại các đại học như: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Cần Thơ, v.v.

Đọc thêm: Kỹ Năng Sư Phạm Là Gì?

Thú y

Ngành thú ý là ngành học nghiên cứu ứng dụng các nguyên tắc của y học trong chẩn đoán và điều trị cho động vật.

Trong quá trình học, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng về dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ năng lâm sàng và phi lâm sàng, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt, giải phẫu bệnh, pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, v.v.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Thú y có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau, chẳng hạn như Cán bộ Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thú y; Bác sĩ Thú y, Cán bộ kỹ thuật chăn nuôi, v.v.

Nuôi trồng thủy hải sản

Nhờ điều kiện tự nhiên thích hợp, lĩnh vực nuôi trồng Thủy – Hải sản nước ta có cơ hội phát triển rất lớn. Do đó, Nuôi trồng Thủy – Hải sản là một ngành học đáng để lựa chọn.

Sinh viên theo học ngành Nuôi trồng Thủy – Hải sản được trang bị và đào tạo sâu các kiến thức về nhân giống thủy hải sản, nuôi trồng nhằm tạo ra sản phẩm đầu ra chất lượng và có giá trị kinh tế cao.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Nuôi trồng Thủy – Hải sản có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau tại cơ quan Nhà nước hoặc các đơn vị tư nhân.

Quản lý đất đai

Học giỏi Sinh thì làm nghề gì? Quản lý đất đai là một trong những lựa chọn tiếp theo mà Glints muốn chia sẻ đến bạn.

Quản lý đất đai cung cấp cho người học các kiến thức về quản lý Nhà nước về tài nguyên đất; đánh giá, phân hạng đất và thiết lập bản đồ; thực hiện nghiên cứu các giải pháp kinh tế – kỹ thuật, phương án sử dụng đất đai, v.v.

Cử nhân ngành Quản lý đất đai có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực liên quan, Công ty bất động sản, v.v.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Học giỏi sinh thì làm nghề gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc hiện có và lựa chọn ngành học phù hợp với nguyện vọng của bản thân nhất.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Tác Giả

Back to top button