Hỏi đáp

Bệnh binh là gì? Chế độ bệnh binh như thế nào?

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ trật tự an ninh quốc phòng, những người được phân công nhiệm vụ có thể mắc các bệnh dẫn đến ảnh hưởng sức khoẻ. Những cá nhân này xứng đáng được hưởng các chế độ ưu đãi, quan tâm đặc biệt từ phía Nhà nước, pháp luật và người dân. Vậy bệnh binh là gì? Chế độ ưu đãi dành cho bệnh binh là gì? Pháp luật quy định như thế nào về chế độ ưu đãi này. Hãy tham khảo bài viết sau đây của ACC để tìm hiểu các thông tin có liên quan.

bệnh binh là gì
Bệnh binh là gì

1. Bệnh binh là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 26 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 thì bệnh binh là những đối tượng sau đây bị mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân.

Theo đó, những đối tượng này được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” khi thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.

2. Bệnh binh được hưởng những chế độ ưu đãi nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, bệnh binh được hưởng những chế độ ưu đãi như sau:

– Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với bệnh binh.

  • Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể;
  • Trợ cấp người phục vụ đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình;
  • Phụ cấp hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
  • Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương Cơ thể từ 81% trở lên có bệnh đặc biệt nặng.

Lưu ý: Bệnh binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng.

– Bảo hiểm y tế.

– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.

– Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên.

– Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở.

– Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước.

– Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng.

– Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh.

– Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.

3. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của bệnh binh

Bên cạnh chế độ ưu đãi đối với bệnh binh, thân nhân của bệnh binh cũng được hưởng các chế độ ưu đãi như sau:

– Những người sau đây được cấp bảo hiểm y tế.

  • Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
  • Người phục vụ bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.

– Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:

  • Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi nghỉ hưu sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

– Đối với con của bệnh binh:

  • Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
  • Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

– Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

– Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

4. Một số câu hỏi liên quan

4.1 Bệnh binh mắc thêm bệnh có được hưởng thêm trợ cấp?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 30 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì “Bệnh binh mắc thêm bệnh quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này do nhiễm chất độc hóa học được khám giám định tổng hợp để hưởng trợ cấp hàng tháng tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể”.

Trường hợp bố của ông đang hưởng chế độ bệnh binh, nếu có đủ điều kiện xác nhận là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì được khám giám định tổng hợp để hưởng trợ cấp bệnh binh hàng tháng tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể.

4.2 Bệnh cũ tái phát có được xác nhận bệnh binh?

Theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 33 Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ, quân nhân mắc bệnh do một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ Khoản này đã xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần thì được xem xét xác nhận là bệnh binh.

Trường hợp của ông Phan Minh Giang là quân nhân đã phục viên, thẩm quyền xem xét, giải quyết chế độ bệnh binh đối với ông Giang thuộc đơn vị quân đội (quy định tại Điều 34 Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ).

Hồ sơ và thủ tục xác nhận và giải quyết chế độ bệnh binh đối với người đủ điều kiện được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

4.3 Con bệnh binh được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự có phải không?

VD: Gia đình ông có 2 anh em trai, anh trai sinh năm 1982, trước đó có đi học đại học nên được hoãn, sau đó không có giấy gọi đi khám nghĩa vụ quân sự. Đến nay, anh của ông Hùng đã qua độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự.

Ông Hùng đã làm đơn xin hoãn nghĩa vụ quân sự gửi Ban chỉ huy quân sự xã thì không được duyệt và ông được yêu cầu tham gia các đợt xét tuyển. Theo trả lời của Ban chỉ huy quân sự xã, con bệnh binh suy giảm khả năng lao động 61% chỉ được hoãn nghĩa vụ quân sự khi chỉ có con trai duy nhất.

Ông Hùng hỏi, Ban chỉ huy quân sự xã trả lời như vậy có đúng không? Căn cứ Điểm c, Khoản 1, Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 ông có được hoãn đi nghĩa vụ quân sự trong thời bình hay không?

Trả lời:

Anh trai của ông Hùng sinh năm 1982, đủ tuổi nhập ngũ năm 2000, hết tuổi nhập ngũ năm 2007. Trong thời gian đó, anh trai ông Hùng theo học đại học được tạm hoãn gọi nhập ngũ theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 29 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981, sửa đổi, bổ sung năm 1990, năm 1994 và năm 2005. Sau khi tốt nghiệp, anh trai ông Hùng không được gọi nhập ngũ đến hết 25 tuổi (hết độ tuổi gọi nhập ngũ).

Ông Hùng sinh năm 1994, đủ tuổi gọi nhập ngũ năm 2012, trong thời gian đó ông theo học đại học, được tạm hoãn gọi nhập ngũ theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 29 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981, sửa đổi, bổ sung năm 1990, năm 1994 và năm 2005 cho đến thời điểm ngày 1/1/2016.

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, ông Hùng tiếp tục được tạm hoãn gọi nhập ngũ cho đến nay theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015: “Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%”.

4.4 Các chế độ ưu đãi đối với bệnh binh và người chăm sóc gồm những gì?

VD trường hợp: Bố của ông Nguyễn Trung Hòa (TP. Hà Nội) là bệnh binh mất sức lao động 61%. 5 năm trước bố của ông bị đột quỵ nên đến nay không thể tự chăm sóc cho bản thân. Ông Hòa hỏi, bố của ông được hưởng những chế độ gì? Mẹ của ông năm nay 70 tuổi là người trực tiếp chăm sóc cho bố của ông thì có được hưởng chế độ gì không?

Trả lời:

Theo nội dung ông trình bày thì bố ông là bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 61%, hiện nay bị đột quỵ không thể chăm sóc cho bản thân, mẹ ông là người trực tiếp chăm sóc cho bố của ông. Căn cứ Điều 24 Pháp lệnh ưu đãi người có công thì bố của ông được hưởng các chế độ sau đây:

– Trợ cấp hàng tháng;

– Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe 2 năm một lần;

– Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở theo quy định.

Căn cứ Khoản 2 Điều 25 Pháp lệnh ưu đãi người có công thì mẹ của ông là vợ của bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 61% được Nhà nước mua BHYT.

4.5 Bệnh binh và thương binh khác nhau như thế nào?

Nội dung Thương binh Bệnh binh Tỷ lệ thương tích tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên Giấy chứng nhận “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” “Giấy chứng nhận bệnh binh” Các trường hợp được công nhận – Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

– Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng;

– Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

– Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể;

– Làm nghĩa vụ quốc tế;

– Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

– Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

– Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;

– Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;

– Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí Chủ thể đặc biệt Người không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là người hưởng chính sách như thương binh và cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh phải là Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân Căn cứ pháp lý Điều 23 Pháp lệnh 02/2020 Điều 26 Pháp lệnh 02/2020 Chế độ 1. Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau:

a) Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh;

b) Trợ cấp người phục vụ đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình;

c) Phụ cấp hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;

d) Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng.

2. Bảo hiểm y tế.

3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

4. Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.

5. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.

6. Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.

– Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với bệnh binh như sau:

Thứ nhất, trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể;

Trợ cấp người phục vụ đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình;

Phụ cấp hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;

Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương Cơ thể từ 81% trở lên có bệnh đặc biệt nặng. Bệnh binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng.

Thứ hai, bảo hiểm y tế.

Thứ ba, điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.

Thứ tư, chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh 02/2020.

Chế độ đối với thân nhân 1. Bảo hiểm y tế đối với những người sau đây:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

b) Người phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.

2. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

b) Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

3. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

4. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

5. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

Thứ nhất, bảo hiểm y tế đối với những người sau đây:

Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

Người phục vụ bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.

Thứ hai, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:

Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

Thứ ba, chế độ ưu đãi quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này đối với con của bệnh binh.

Thứ tư, trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

Thứ năm, trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về bệnh binh là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email: [email protected]
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979
Back to top button