Sinh học 8 Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
a. Khái niệm
– Bài tiết là quá trình lọc và thải các chất cặn bã, chất độc hại và chất thừa ra môi trường ngoài cơ thể.
b. Vai trò quá trình bài tiết
– Bài tiết làm cho môi trường trong cơ thể được ổn định, không bị nhiễm độc.
– Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ chính các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể (CO2, nước tiểu, mồ hôi,…), hoặc từ hoạt động tiêu hoá đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng (các chất thuốc, các ion, côlestêrôn,..)
– Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái và ống đái.
+ Thận gồm 2 quả: mỗi quả gồm phần vỏ với các đơn vị chức năng; phần tủy; cùng các ống góp, bể thận.
+ Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
⇒ Chức năng để lọc máu và tạo thành nước tiểu.
Bài 1: Đơn vị chức năng của thận bao gồm
A. Cầu thận, nang cầu thận, bể thận
B. Cầu thận, ống góp, bể thận
C. Cầu thận, ống góp, nang cầu thận, bể thận
D. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận
Hướng dẫn giải:
- Giải thích: Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
- Chọn đáp án: D
Bài 2: Người nào thường có nguy cơ chạy thận nhân tạo cao nhất?
A. Những người hiến thận
B. Những người bị tại nạn giao thông
C. Những người bị suy thận
D. Những người hút nhiều thuốc lá
Hướng dẫn giải:
- Giải thích: Người bị suy thận thì chức năng thận kém nên không thể lọc chất độc trong cơ thể dẫn đến tồn đọng độc chất gây bệnh, buộc phải chạy thận nhân tạo
- Chọn đáp án: C
Bài 3: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm?
Hướng dẫn giải:
– Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là CO2, mồ hôi, nước tiểu.
– Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên:
- Hệ hô hấp thải loại CO2.
- Da thải loại mồ hôi.
- Hệ bài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu.
Câu 1: Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
Câu 2: Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
Câu 3: Bài tiết là gì? Hoạt động bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào vói cơ thể người? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 1: Quá trình bài tiết không thải chất nào dưới đây?
A. Chất cặn bã
B. Chất độc
C. Chất dinh dưỡng
D. Nước tiểu
Câu 2: Vai trò chính của quá trình bài tiết?
A. Làm cho môi trường trong cơ thể ổn định
B. Thanh lọc cơ thê, loại bỏ chất dinh dưỡng dư thừa
C. Đảm bảo các chất dinh dưỡng trong cơ thể luôn được đổi mới
D. Giúp giảm cân.
Câu 3: Các sản phẩm thải được lấy từ?
A. Các hoạt động trao đổi chất của tế bào
B. Các hoạt động trao đổi chất của cơ thể
C. Từ các hoạt động tiêu hóa đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Quá trình trao đổi chất của tế bào tạo ra sản phẩm nào dưới đây?
A. Chỉ tạo ra các chất cần thiết cho tế bào
B. Chỉ tạo ra các chất cặn bã và dư thừa
C. Tạo ra các chất cần thiết cho tế bào và các chất cạn bã dư thừa để loại ra khỏi cơ thể
D. Tạo ra CO2 cung cấp cho các hoạt động của cơ thể và tế bào, loại bỏ các chất thải không hòa tan trong máu
Câu 5: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu bao gồm
A. Thận và ống đái
B. Thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái
C. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
D. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái, phổi, da
– Sau khi học xong bài này các em cần:
- Hiểu rõ khái niệm bài tiết và vai trò của nó với cơ thể sống, các hoạt động bài tiết của cơ thể.
- Xác định được cấu tạo của hệ bài tiết trên hình vẽ (mô hình) và biết trình bày bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.