Hỏi đáp

Mẫu bài thu hoạch nghị quyết trung ương 8 khóa XII chuẩn nhất

…………..,Ngày……tháng…….năm……

BÀI THU HOẠCH

Kết quả học tập, quán triệt nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XII

Họ và tên:………………..

Chức vụ: Đảng viên

Đơn vị công tác:………………………

Thực hiện chỉ đạo của Đảng bộ/Đảng ủy…………….về việc viết bài thu hoạch sau khi được tham gia học tập, quán triệt nghị quyết trung ương 8 khóa XII, bản thân tôi đã tổng kết được một số nội dung sau:

Tại Hội nghị, các cán bộ và đảng viên đã được đồng chí………….truyền đạt, phổ biến những nội dung cơ bản của nghị quyết được thông qua hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII, bao gồm các nội dung liên quan:

  • Kết luận số 37-KL/TW về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2018.
  • Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
  • Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2023 và tầm nhìn đến năm 2045.
  • Quy định số 08-QĐi/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên,….

1. Kết quả đạt được

– *Về tình hình kinh tế – xã hội:

  • Dự báo năm 2018, sẽ hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 8 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức: Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, lạm phát đang trong tầm kiểm soát. Tăng trưởng GDP ước vượt chỉ tiêu đề ra (6.7%), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng dưới 4%,….
  • Thị trường nền kinh tế ổn định, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tăng, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện rõ rệt.
  • Các lĩnh vực văn hóa và xã hội đã được chỉ đạo một cách đồng bộ và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ cũng như giải pháp bảo đảm an ninh xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.
  • Có một số bước tiến bộ nhất định về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và phòng chống tham nhũng, tiêu cực được chỉ đạo quyết liệt và đạt nhiều kết quả.
  • Vị thế Việt Nam và uy tín của đất nước trên trường quốc tế đã được nâng cao.

– Về kinh tế biển:

  • Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 , đã có một số thành tựu nhất định như:
  • Chủ quyền biển, đảo và an ninh quốc gia trên biển của chúng ta được giữ vững ; bảo đảm cơ bản về công tác tìm kiếm cứu nạn, an toàn hàng hải; công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển được chủ động triển khai, và được mở rộng toàn diện.
  • Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển và tăng trưởng của đất nước; hệ thống kết cấu hạ tầng ở ở đây cũng được nhà nước quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của người dân sinh sống ở vùng biển được đang được cải thiện.
  • Đạt được nhiều kết quả tích cực về việc nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực về biển. Những công tác về quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường biển cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển đang được chú trọng, quan tâm.
  • Hệ thống những chính sách, pháp luật, bộ máy quản lý nhà nước về biển, ven biển, đảo đang từng bước được hoàn thiện và phát huy hiệu lực, hiệu quả.

2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, việc thực hiện nghị quyết vẫn còn một số hạn chế, cụ thể như:

Về kinh tế – xã hội:

  • Sức ép và rủi ro về lạm phát vẫn còn lớn, tính tự chủ của nền kinh tế chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế của thời kỳ mới
  • Sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, một số vướng mắc chậm được tháo gỡ, giải quyết kịp thời.
  • Đời sống của một số bộ phận nhân dân đồng bào thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,… còn khó khăn.
  • Hành vi xấu về đạo đức, các tệ nạn xã hội còn xảy ra nhiều và diễn biến phức tạp.
  • Việc quản lý khai thác và sử dụng đất đai rừng, tài nguyên còn lãng phí và vi phạm.
  • Tổ chức bộ máy của Nhà nước còn khá cồng kềnh, công tác tổ chức cán bộ còn nhiều hạn chế yếu kém.
  • Đấu tranh bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ còn gặp nhiều vấn đề khó khăn, thách thức,…

Về kinh tế biển:

  • Việc phát triển kinh tế biển với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường chưa gắn kết hài hòa với nhau. Công tác về bảo vệ an ninh, an toàn, phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và ứng phó với sự cố môi trường trên biển còn gặp nhiều bất cập.
  • Việc thực hiện chủ trương phát triển một số ngành kinh tế biển mũi nhọn như: du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác, nuôi trồng và khai thác hải sản, công nghệ ven biển, năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
  • Sự liên kết còn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả giữa các vùng biển, ven biển, vùng ven biển với vùng nội địa, địa phương có biển với địa phương không có biển và giữa các ngành, lĩnh vực.
  • Nhiều nơi còn để tình trạng ô nhiễm môi trường biển diễn ra nghiêm trọng, ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành một vấn đề cấp bách cần được giải quyết sớm; các hệ sinh thái biển và đa dạng sinh học biển đang bị suy giảm đáng lo ngại; tình trạng khai thác quá mức một số tài nguyên biển; công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, biển xâm thực còn nhiều gặp nhiều hạn chế cũng như bất cập.
  • Trong phát triển bền vững kinh tế biển thì khoa học và công nghệ, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực biển chưa được trở thành nhân tố then chốt. Khoảng cách giàu – nghèo của người dân sinh sống ở ven biển có xu hướng ngày càng tăng lên.
  • Bên cạnh đó, việc giữ gìn giá trị, phát huy bản sắc văn hoá biển chưa được nhà nước quan tâm đúng mức.

3. Giải pháp

Về kinh tế – xã hội:

  • Tiếp tục củng cố nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các chiến lược, kế hoạch đã yêu cầu đặt ra.
  • Phát triển văn hóa xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
  • Tăng cường về công tác quản lý tài nguyên môi trường chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính rườm rà thiếu chuyên nghiệp , siết chặt lại những kỷ luật, kỷ cương; tăng cường các công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo ở nhiều nơi với nhiều vấn đề; quyết liệt phòng chống tham nhũng, tiêu cực lãng phí ở mọi lĩnh vực.
  • Tiếp tục tăng cường tiềm lực cho quốc phòng an ninh, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống; đảm bảo trật tự an toàn xã hội; tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
  • Phấn đấu, cố gắng làm tốt hơn nữa về những công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, xây dựng niềm tin và khát vọng dân tộc để phát triển đất nước

Về kinh tế biển:

  • Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và đẩy mạnh các công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn dân cũng như cộng đồng quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, tạo đồng thuận trong toàn xã hội.
  • Hoàn thiện và xây dựng những thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển bền vững kinh tế biển.
  • Phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao,… và ưu tiên đầu tư cho công tác điều tra cơ bản biển.
  • Đẩy mạnh và tăng cường giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức kiến thức hiểu biết về biển,….
  • Tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh trên khu vực biển và thực thi pháp luật trên biển cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trên biển.
  • Chủ động tăng cường và mở rộng các quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển bằng việc: chủ động và tích cực tham gia các diễn đàn khu vực, nhất là các hoạt động hợp tác biển trong khuôn khổ các nước ASEAN,…
  • Chủ động thu hút các nguồn lực, các nhà đầu tư lớn có công nghệ nguồn và trình độ quản lý tiên tiến từ các nước phát triển, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp trên biển

4. Liên hệ với bản thân trong việc thực hiện nghị quyết

  • Luôn giữ vững quan điểm, lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • Luôn tin tưởng và chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời khuyến khích và vận động mọi người xung quanh nơi cư trú và làm việc thực hiện tốt các quy định.
  • Nghiêm túc học tập và nghiên cứu các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
  • Sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ khi được phân công, giao phó và tâm huyết, tận tụy với công việc.
  • Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng tại nơi mình làm việc và tuyên truyền, giáo dục, phổ biến để mọi người cùng phòng chống.
Back to top button
rongbachkim | tài xỉu sunwin