Giáo dục

Top 19 bài thơ khi mới đi học hay nhất

Top các bài thơ khi mới đi học hay nhất luôn gợi nhớ cho ta những kỷ niệm đẹp về một thời mới bước chân đến trường. Làm sao ta quên được những ngày đầu bước vào một môi trường mới, sau này mỗi khi nhắc về mắt ta lại cay xè với bao nỗi nhớ ùa về. Dưới đây VnDoc xin được nhắc lại kỷ niệm qua những bài thơ vỡ lòng dành cho học sinh lớp 1.

Bài thơ Lời cô

Cháu đi mẫu giáoTuổi cháu lên baLời cô dạy cháuCháu nhắc cả nhà

Nhắc mẹ nhắc baKhi ăn không nóiĐưa tăm cho ngoạiPhải cầm hai tay!

Chú vào nhà chơiChắu nhắc: bỏ dép!Nhờ cháu lấy quẹtCháu nhắc: cảm ơn!

Vui nào vui hơnCháu đi mẫu giáoLời cô dạy bảoCả nhà đều ngoan!

(Đặng Hấn)

Bài thơ Hỏi chích bông

Hỏi chú Chích bông:- “Sao Chích bôngSuốt ngày luôn luôn nhảy nhótNhảy khắp vườn ớtNhảy khắp vườn càNhảy khắp vườn naVườn cam, vườn quítNhư tên vun vútLêu lổng khắp nơiMải miết vui chơiChẳng làm gì cả?”

Chích bông trả lời:- “Cậu nói gì lạ?Phải hiểu cho tôi!Tôi nhảy khắp nơiĐể lo làm việc!Nhảy để nhặt sạchHàng vạn con sâuNhặt để mai đâyCây cành trĩu quả!”

(Võ Quảng)

Bài thơ Em lớn lên rồi

Năm nay em lớn lên rồiKhông còn nhỏ xíu như hồi lên nămNhìn trời, trời bớt xa xămNhìn sao, sao cách ngang tầm cánh tay

Núi xa lúp xúp chân mâyBờ sông khép lại, hàng cây thấp dầnNơi xa bỗng hóa nên gầnQuanh em bè bạn quây quần bốn phương…

(Trần Đăng Khoa)

Bài thơ Trong giấc mơ buổi sáng

Trong giấc mơ buổi sángEm gặp ông mặt trờiMang túi đầy hoa nắngRải hoa vàng khắp nơi

Trong giấc mơ buổi sángEm qua thảo nguyên xanhCó rất nhiều hoa lạMang tên bạn lớp mình

Trong giấc mơ buổi sángEm thấy một dòng sôngChảy tràn dòng sữa trắngĐi qua ban mai hồng

Trong giấc mơ buổi sángEm nghe rõ bên taiLời của chú gà trống:- Dậy mau đi! học bài!…

(Nguyễn Lãm Thắng)

Bài thơ Ghi ở bờ ao

Chim hót rung rinh cành khếHoa rơi tím cả cầu aoMấy chú rô ron ngơ ngácTưởng trời đang đổ mưa sao

(Trần Đăng Khoa)

Bài thơ Mẹ và cô

Buổi sáng bé chào mẹChạy đến ôm cổ côBuổi chiều bé chào côRồi sà vào lòng mẹ

Mặt trời mọc rồi lặnTrên đôi chân lon tonHai chân trời của conLà mẹ và cô giáo.

(Trần Quốc Toàn)

Bài thơ Em vẽ ngôi trường em

Ngôi trường của emNgói hồng rực rỡTừng ô cửa nhỏNhìn ra chân trời

Ngôi trường dễ thươngĐứng bên sườn núiCó một dòng suốiLượn qua cổng trường

Ngôi trường yêu thươngCó cây che mátCó cờ Tổ quốcBay trong gió ngàn

Ngôi trường khang trangCó thầy, có bạnEm ngồi em ngắmNgôi trường của em.

Nguyễn Lãm Thắng

Bài thơ Cô tập em viết

Như bàn tay của mẹDịu dàng cầm tay emChữ hiện trên dòng kẻNét xuống rồi nét lên

Như bàn tay của mẹTruyền hơi ấm cho conNắn nót từng chữ mộtMỗi ngày càng đẹp hơn

Làm sao mà em quênPhút ban đầu tập viếtSẽ theo em mải miếtSuốt hành trình tương lai.

Nguyễn Lãm Thắng

Bài thơ Gửi lời chào lớp một

Lớp 1 là lớp khởi đầu cho thời học trò, được vui đùa, học tập cùng với nhiều bạn mới. Những ngày đầu còn bé tý teo được bố mẹ chở đi học, đến trường phải đứng từ cửa sổ lớp nhìn vào con mới chịu ngồi yên học, nếu không là không chịu ngồi yên đâu. Mới đó mà 1 năm học đã trôi qua mọi thứ dần trở nên quen thuộc, khi xa lớp 1 cảm thấy mình đã lớn hẳn lên, chẳng muốn xa lớp 1 xíu nào. Bài thơ “Gửi lời chào lớp một” mang một tâm hồn giản dị, đi thẳng tỏa cảm xúc vào trong tim của học trò và của cả bạn đọc.

Bài thơ:

Lớp Một ơi! Lớp Một!Đón em vào năm trướcNay giờ phút chia tayGửi lời chào tiến bước!

Chào bảng đen cửa sổChào chỗ ngồi thân quenTất cả! Chào ở lạiĐón các bạn nhỏ lên

Chào cô giáo kính mếnCô sẽ xa chúng em…Làm theo lời cô dạyCô sẽ luôn ở bên.

Lớp Một ơi! Lớp Một!Đón em vào năm trướcNay giờ phút chia tayGửi lời chào tiến bước!

Hữu Tưởng

Bài thơ Cái trống trường em

Tùng tùng tùng tùng Một âm thanh quá quen thuộc theo ta từng năm tháng học trò, tiếng trống báo hiệu ngày khai trường đã tới, nhắc nhở các em đã tới giờ vào lớp hay báo đã kết thúc một buổi học. Bác trống đứng đó đã nhìn thấy từng lứa học trò lớn lên trưởng thành, biết bao nhiêu năm tháng. Mỗi khi nhìn lại bài thơ này mình lại nhìn thấy vị trí nơi bác trống đứng, bóng dáng thầy đánh tiếng trống vang lên ấm áp. Bác trống hiền lành vẫn đứng đây chỉ có điều già đi trông thấy duy chỉ có giọng nói vẫn vang xa như xưa. Mỗi khi đi đâu mà nghe tiếng trống trường vang lên thì một cảm xúc khó tả làm ta xao xuyến.

Bài thơ:

Cái trống trường emMùa hè cũng nghỉSuốt ba tháng liềnTrống nằm ngẫm nghĩ

Buồn không hả trốngTrong những ngày hèBọn mình đi vắngChỉ còn tiếng ve?

Cái trống lặng imNghiêng đầu trên giáChắc thấy chúng emNó mừng vui quá!

Kìa trống đang gọiTùng! Tùng! Tùng! Tùng…Vào năm học mớiRộn vang tưng bừng.

Thanh Hào

Bài thơ Làm anh

Bài thơ này hầu như lứa học trò nào cũng thuộc, ngay cả thế hệ 8x, 9x bây giờ chắc hẳn vẫn còn nhớ ít nhất vài đoạn trong bài thơ này. Từ lúc nhỏ đã được bài thơ mang âm vị đơn giản, trong sáng này giáo dục phải biết yêu thương và trân trọng với những người trong gia đình của chính mình. Sau này các tóp học trò xưa lớn lên làm ba làm mẹ, chúng ta lại tiếp tục dạy dỗ cho con mình bài thơ làm người giản dị này.

Bài thơ:

Làm anh khó đấyPhải đâu chuyện đùaVới em gái béPhải “người lớn” cơ.

Khi em bé khócAnh phải dỗ dànhNếu em bé ngãAnh nâng dịu dàng

Mẹ cho quà bánhChia em phần hơnCó đồ chơi đẹpCũng nhường em luôn

Làm anh thật khóNhưng mà thật vuiAi yêu em béThì làm được thôi .

Phan Thị Thanh Nhàn

Bài thơ Hạt gạo làng ta

Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã làm bài thơ này lúc mới học cấp 1, nhưng với tài quan sát và thấu hiểu về nông thôn ở thời kỳ kháng chiến tác giả đã viết nên bài thơ rất gần gũi này. Hạt gạo là một loại lương thực rất cần cho đời sống của mọi người và đặc biệt còn quý giá hơn khi người nông dân, các chú bộ đội trong thời chiến. Dù trên bom dưới đạn thiên nhiên có khắc nghiệt tới đâu thì người nông dân vẫn tạo nên những hạt gạo thơm lừng, để phục vụ đất nước trong thời kỳ khó khăn này. Đặc biệt bài thơ này còn được phổ nhạc nên chắc hẳn ai cũng nhớ và dễ dàng ngân nga bài ca mang hồn quê này.

Bài thơ:

Hạt gạo làng taCó vị phù saCủa sông Kinh ThầyCó hương sen thơmTrong hồ nước đầyCó lời mẹ hátNgọt bùi đắng cay…

Hạt gạo làng taCó bão tháng bảyCó mưa tháng baGiọt mồ hôi saNhững trưa tháng sáuNước như ai nấuChết cả cá cờCua ngoi lên bờMẹ em xuống cấy…

Hạt gạo làng taNhững năm bom MỹTrút trên mái nhàNhững năm cây súngTheo người đi xaNhững năm băng đạnVàng như lúa đồngBát cơm mùa gặtThơm hào giao thông…

Hạt gạo làng taCó công các bạnSớm nào chống hạnVục mẻ miệng gàuTrưa nào bắt sâuLúa cao rát mặtChiều nào gánh phânQuang trành quết đất

Hạt gạo làng taGửi ra tiền tuyếnGửi về phương xaEm vui em hátHạt vàng làng ta…

Trần Đăng Khoa

Bài thơ Đàn gà con

Ơi chú gà ơi!Ta yêu chú lắm.

Có ai nhớ bài này không nhỉ? Một bài thơ tả về những chú gà con nho nhỏ xinh xinh, lúc nào hồi nhỏ đi học cũng đọc đi đọc lại để thuộc lòng cho hôm sau thầy cô giáo dò bài cho đạt điểm 10.

Bài thơ:

Mười quả trứng trònMẹ gà ấp ủMười chú gà conHôm nay ra đủ

Lòng trắng, lòng đỏThành mỏ, thành chân.Cái mỏ tí hon,Cái chân bé xíu

Lông vàng mát dịuMắt đen sáng ngờiƠi chú gà ơi !Ta yêu chú lắm.

Phạm Hổ

Bài thơ Mèo con đi học

Bài thơ thể hiện tâm trạng thật đúng của tuổi đi học, ai đi học cũng không muốn đi muốn viện cớ này cớ nọ. Nào là đau bụng, đau tay,… thật là xấu như chú mèo này. Nhớ khi xưa ba mẹ phải gọi dậy sớm đi học thì cũng phải nằm lâu sau mới dậy nổi. Ngồi trong lớp đâu có được chạy lung tung hay nằm ngủ gì đâu nên chẳng muốn đi học đâu. Thật là xấu, xấu lắm ý !!!

Bài thơ:

Mèo ta buồn bựcMai phải đến trườngLiền kiếm cớ luôn”Cái đuôi tôi ốm”Cừu mới be toáng”Tôi sẽ chữa lànhNhưng muốn cho nhanhCắt đuôi khỏi hết…””Cắt đuôi…, ấy chếtTôi xin đi học thôi!Cắt đuôi…, ấy chếtTôi xin đi học ngay thôi.

Bài thơ Chuyện ở lớp

Trong một lớp học có biết bao nhiêu chuyện, bạn này thì nghịch, bạn này thì ngoan, bạn này phá phách,… Tuổi nhỏ hồn nhiên chưa biết gì cứ thích gì là làm đó, mỗi cá thể trong lớp có những cá tính khác nhau nên học chung một lớp phải biết chan hòa với nhau nha. Mẹ của bạn trong bài thơ dạy thật đúng, con đừng kể những tật không đẹp của bạn nữa mà hãy kể về mình, mình có những tật gì nghịch ngợm không, học ngoan thế nào. Chắc hẳn bạn nào cũng từng đi kể kể với mẹ những điều mình không thích thế này rồi đúng không nhở @@@ Mình cùng nhau đọc lại bài nha.

Bài thơ:

Mẹ có biết ở lớpBạn Hoa không thuộc bàiSáng nay cô giáo gọiĐứng dậy đỏ bừng tai…

– Mẹ có biết ở lớpBạn Hùng cứ trêu conBạn Mai tay đầy mựcCòn bôi bẩn ra bàn…

Vuốt tóc con mẹ bảo:- Mẹ chẳng nhớ nổi đâuNói mẹ nghe ở lớpCon đã ngoan thế nào.

Tô Hà

Bài thơ Thi nghé

Nghé là một con trâu con, loài đại diện cho nông nghiệp Việt Nam. Con trâu đi trước cái cày theo sau, đi qua những cánh đồng làm nên lúa thóc. Nhà thơ đã dùng phép ẩn dụ để nói về sự tinh nghịch, đầy vẻ ngộ nghĩnh, trong sáng, đầy vẻ tươi mới của các em thiếu nhi. Và cả sự ngoan ngoãn của các em đã giúp bố mẹ chăm sóc tốt cho nghé và trâu mẹ thì nghé con mới béo tốt như thế. Tác giả dùng lời thơ của mình lấy nghé tả người, lấy người tả nghé, thật đặc biệt.

Bài thơ:

Nghé hôm nay đi thiCũng dậy từ gà gáyNgười dắt trâu mẹ điNghé vừa đi vừa nhảyThi nghé gầy nghé béoToàn hợp tác xã nhàNghé xem chừng cũng hiểuChạy tung tăng tung taVui sao đàn nghé conMiệng chúng cười mủm mỉmMắt chúng ngơ ngác trònNhìn tay người giơ đếmCả một đàn nghé béoCon nào hơn con nàoChờ lâu nghé khó chịuChạy vù lên đồi cao.

Huy Cận

Bài thơ Thương ông

Tác giả thể hiện sâu sắc tình cảm ông cháu rất nhẹ nhàng. Chắc hẳn ai cũng thuộc bài này nằm lòng rồi. Nhưng khi sách được cải biên đã thay đổi cắt ghép 1 vài đoạn trong bài thơ, nhưng nó vẫn giữ được nội dung sâu sắc tình cảm ông cháu. Bây giờ mình cùng nhau đọc lại bài thơ trong sách cũ đầy đủ nhé.

Bài thơ:

Ông bị đau chânNó sưng nó tấyĐi phải chống gậyKhập khiễng khập khàBước lên thềm nhàNhấc chân khó quáThấy ông nhăn nhóViệt chơi ngoài sânLon ton lại gầnÂu yếm nhanh nhảuÔng vịn vai cháuCháu đỡ ông lênÔng bước lên thềmTrong lòng vui sướngQuẳng gậy cúi xuốngQuên cả đớn đauÔm cháu xoa đầuHoan hô thằng béBé thế mà khỏeVì nó thương ông.

Tú Mỡ

Bài thơ Bàn tay cô giáo

Người tình mẫu tử thiêng liêng thì chúng ta lại có thêm một tình cảm khác đó là tình thầy trò. Từ ngày đầu đến lớp đã được các thầy cô chăm sóc nâng niu ân cần, như một người cha người mẹ thứ 2. Từ những hành động nho nhỏ của cô giáo trong bài thơ qua góc nhìn của tác giả nó trở nên thật tự nhiên, cao cả. Hãy nhớ về người thầy người cô đầu tiên cầm tay ta viết nên những nét chữ đầu tiên, dạy cho ta biết điều gì sai đúng. Một tình cảm bao la của những người lái đò dành cho biết bao thế hệ.

Bài thơ:

Bàn tay cô giáoTết tóc cho emVề nhà mẹ khenTay cô đến khéo!

Bàn tay cô giáoVá áo cho emNhư tay chị cảNhư tay mẹ hiền

Cô cầm tay emNắn từng nét chữEm viết đẹp thêmThẳng đều trang vở.

Định Hải

Bài thơ Ngày khai trường

Ngày khai trường – Tác giả : Nguyễn Bùi Vợi

Sáng đầu thu trong xanh

Em mặc quần áo mới

Đi đón ngày khai trường

Vui như là đi hội

Gặp bạn, cười hớn hở

Đứa tay bắt mặt mừng

Đứa ôm vai bá cổ

Cặp sách đùa trên lưng

Nhìn các thầy, các cô

Ai cũng như trẻ lại

Sân trường vàng nắng mới

Lá cờ bay như reo

Từng nhóm đứng đo nhau

Thấy bạn nào cũng lớn

Năm xưa bé tí teo

Giờ đã lên lớp bốn

Tiếng trống trường gióng giả

Năm học mới đến rồi

Chúng em đi vào lớp

Khăn quàng bay đỏ tươi

Để nhớ về thơ ca hồi nhỏ được học thì thật sự không đếm xuể. Chúng ta cùng nhau đọc những vần thơ vỡ lòng này để nhớ về mái trường thân yêu, thầy cô và cùng nhớ về lũ bạn tinh nghịch nhé.

19 bài thơ khi mới đi học hay nhất là những bài thơ ý nghĩa nhất dành cho thiếu nhi Việt Nam. Hãy cùng VnDoc tìm hiểu một số bài thơ, bài hát về cô giáo cho trẻ mầm non, thiếu nhi hay nhất này nhé!

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Top các bài thơ khi mới đi học hay nhất. Ngoài ra, các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. VnDoc cũng đã nhắc lại kỷ niệm qua những bài thơ vỡ lòng ta từng được học để nhìn lại những buổi học đẹp đầu tiên của tất cả chúng ta.

Mời các bạn tham khảo thêm:

  • Mẫu hoa văn trang trí bảng lớp đẹp
  • 20 kinh nghiệm dạy học tích cực cho giáo viên
  • Những kỹ năng sinh tồn cần thiết cho trẻ
Back to top button