Sinh học

Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 11 năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 11 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 11.

A. Lý thuyết bài học

Quá trình quang hợp chia thành 2 pha : pha sáng và pha tối.

Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM chỉ khác nhau chủ yếu trong pha tối

I. THỰC VẬT C3

1. Pha sáng

– Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.

– Pha sáng diễn ra ở tilacoit

– Nguyên liệu : năng lượng ánh sáng mặt trời và ôxi được giải phóng qua quang phân li nước

3, C4 và CAM | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn” />

– Sản phẩm của pha sáng: ATP, NADPH và O2.

3, C4 và CAM | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn” />

2. Pha tối

3, C4 và CAM | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn” />

– Pha tối (pha cố định CO2 diễn ra ở chất nền (strôma) của lục lạp.

– Nguyên liệu : CO2 và sản phẩm của pha sáng là ATP và NADPH

– Sản phẩm : cacbohidrat

– Pha tối diễn ra theo chu trình Canvin, có 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn cố định CO2 : CO2 bị khử để tạo nên sản phẩm đầu tiên của quang hợp là hợp chất 3C axit photphoglixeric (APG)

+ Giai đoạn khử axit photphoglixeric (APG) thành aldehit photphoglixeric (AlPG)

+ Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là ribulozo – 1,5 – điphotphat (Rib – 1,5 – điP)

Kết thúc giai đoạn khử có phân tử AlPG, là chất khởi đầu để tổng hợp nên C6H12O6 , rồi từ đó tổng hợp nên tinh bột, saccarozo, axit amin, lipit trong quang hợp.

II. THỰC VẬT C4

1. Đại diện

Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới như : mía, rau dền, ngô, cao lương, kê…

2. Chu trình quang hợp ở thực vật C4

Pha tối gồm chu trình quang hợp ở thực vật C4 bao gồm: cố định CO2 tạm thời (chu trình C4) và tái cố định CO2 theo chu trình Canvin. Cả hai chu trình đều diễn ra vào ban ngày, nhưng ở 2 loại tế bào khác nhau trên lá.

– Giai đoạn cố định CO2 tạm thời diễn ra ở tế bào mô giậu

+ Chất nhận CO2 đầu tiên là 1 hợp chất 3C (photphoenol pyruvic – PEP)

+ Sản phẩm ổn định đầu tiên là hợp chất 4C (axit oxaloaxetic – AOA), sau đó chuyển hóa thành một hợp chất 4C khác là axit malic (AM) trước khi chuyển vào tế bào bao bó mạch

– Giai đoạn tái cố định CO2 diễn ra ở tế bào bao bó mạch

+ AM bị phân hủy để giải phóng CO2 cung cấp cho chu trình Canvin và hình thành nên hợp chất 3C là axit pyruvic

+ Axit pyruvic quay lại tế bào mô giậu để tái tạo chất nhận CO2 đầu tiên là PEP

+ Chu trình C3 diễn ra như ở thực vật C3

3, C4 và CAM | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn” />

– Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 : cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, thoát hơi nước thấp hơn. Nhờ vậy, thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3 .

III. THỰC VẬT CAM

– Thực vật CAM gồm những loài mọng nước, sống ở vùng hoang mạc khô hạn (xương rồng) và các loài cây trồng như dứa, thanh long. Để tránh mất nước do thoát hơi nước, khí khổng của các loài này đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm. Do đó thực vật CAM cố định CO2 theo con đường CAM.

– Con đường CAM giống với con đường C4 chỉ khác là về thời gian: cả hai giai đoạn của con đường C4 đều diễn ra vào ban ngày, còn đối với con đường CAM thì : giai đoạn cố định CO2 tạm thời được thực hiện vào ban đêm, lúc khí khổng mở; còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin được thực hiện vào ban ngày, lúc khí khổng đóng.

3, C4 và CAM | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn” />

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng

A. Đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.

B. Đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.

C. Đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong NADPH.

D. Thành năng lượng trong các liên kết hó học trong ATP.

Lời giải:

Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Khái niệm pha sáng nào dưới đây của quá trình quang hợp là đầy đủ nhất?

A. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP.

B. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH.

C. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong NADPH.

D. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP.

Lời giải:

Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Pha sáng của quá trình quang hợp là pha chuyển hoá năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các

A. liên kết hoá học trong ATP.

B. liên kết hoá học trong ATP và NADPH.

C. liên kết hoá học trong NADPH.

D. liên kết hoá học trong ATP, NADPH và C6H12O6.

Lời giải:

Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được tích luỹ dưới dạng liên kết hoá học trong ATP và NADPH.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Pha sáng là gì?

A. Là pha cố định CO2.

B. Là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.

C. Là pha chuyển hóa năng lượng hóa học thành năng lượng ánh sáng

D. Là pha diễn ra trong điều kiện thiếu ánh sáng

Lời giải:

Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Sản phẩm của pha sáng gồm:

A. ATP, NADPH VÀ O2.

B. ATP, NADPH VÀ CO2.

C. ATP, NADP+ VÀ O2.

D. ATP, NADPH.

Lời giải:

Sản phẩm của pha sáng gồm: ATP, NADPH VÀ O2

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Sản phẩm của pha sáng là:

A. H2O, O2, ATP

B. H2O, ATP, NADPH

C. O2, ATP, NADPH

D. ATP, NADPH, APG.

Lời giải:

Sản phẩm của pha sáng là O2, ATP, NADPH.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Chất nào sau đây do pha sáng của quang hợp tạo ra?

A. APG

B. AlPG

C. CO2

D. NADPH.

Lời giải:

Pha sáng tạo ra O2; ATP; NADPH

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Các hợp chất nào không phải là sản phẩm được tạo ra từ pha sáng quang hợp?

A. ATP

B. H2O

C. NADPH

D. O2

Lời giải:

Nước là nguyên liệu của pha sáng, không phải sản phẩm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Sản phẩm của pha sáng gồm

A. ADP, NADPH, O2

B. ATP, NADPH, O2

C. Cacbohiđrat, CO2

D. ATP, NADPH

Lời giải:

Sản phẩm của pha sáng là O2, ATP, NADPH.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Pha sáng diễn ra trong lục lạp tại

A. Chất nền.

B. Màng trong

C. Màng ngoài

D. Tilacôit.

Lời giải:

Pha sáng diễn ra trong lục lạp tại tilacôit

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Pha sáng xảy ra trong cấu trúc nào của lục lạp?

A. Stroma

B. Màng tilacôit.

C. Chất nền prôtêin

D. Màng lục lạp

Lời giải:

Pha sáng xảy ra trên màng tilacoit của cột grana, pha tối diễn ra ở chất nền của lục lạp (stroma)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Pha sáng diễn ra ở

A. strôma

B. tế bào chất

C. tilacôit

D. nhân

Lời giải:

Pha sáng diễn ra trong lục lạp tại tilacôit

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Về bản chất, pha sáng của quang hợp là

A. Quang phân li nước để sử dụng H+, CO2 và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

B. Quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

C. Quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

D. Khử nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

Lời giải:

Pha sáng của quang hợp là quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là:

A. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+, CO2 và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển

B. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển

C. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển

D. Pha khử nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển

Lời giải:

Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là: Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp ?

A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.

B. Quá trình khử CO2.

C. Quá trình quang phân li nước.

D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thích).

Lời giải:

Quá trình khử CO2 diễn ra ở pha tối

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Pha sáng của quang hợp được thực hiện bằng phản ứng

A. kích thích của clorôphyl bới các phôton ánh sáng.

B. quang phân li nước nhờ năng lượng hấp thụ từ các phôtôn này.

C. quang hoá hình thành ATP và NADPH.

D. Cả A, B và C đúng.

Lời giải:

Pha sáng của quang hợp bao gồm 3 giai đoạn:

  1. Diệp lục bị kích thích bởi các photon ánh sáng.
  2. Quang phân ly nước
  3. Khử NADP+ thành NADPH.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp?

A. Trong pha sáng diễn ra quá trình quang phân li nước

B. Một trong những sản phẩm của pha sáng là NADH

C. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH

D. Ở thực vật, pha sáng diễn ra trên màng tilacoit của lục lạp

Lời giải:

Sản phẩm của pha sáng không phải là NADH mà là NADPH

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Nhận xét nào sau đây là không đúng về pha sáng ?

A. Cố định CO2

B. Diễn ra ở các tilacoit khi có chiếu sáng

C. Giải phóng O2

D. Giải phóng H2O

Lời giải:

Phản ứng trong pha sáng:

4 H2O → 4 H+ + 4e- + 4(OH)

4 OH → 2H2O2 → 2H2O + O2

→ C, D đúng.

Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được sử dụng để thực hiện quá trình quang phân li nước => B đúng

Ý sai là A, cố định CO2 diễn ra ở pha tối.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở

A. Màng ngoài

B. Màng trong.

C. Chất nền (strôma).

D. Tilacôit.

Lời giải:

Pha tối ở thực vật C3 diễn ra trong chất nền của lục lạp

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Pha tối xảy ra lại cấu trúc nào của lục lạp?

A.Màng lục lạp

B. Stroma.

C. Grana

D. Tilacoit

Lời giải:

Pha tối ở thực vật C3 diễn ra trong chất nền của lục lạp

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Pha tối của quá trình quang hợp diễn ra ở vị trí nào sau đây?

A. Ở xoang tilacoit

B. Ở tế bào chất của tế bào lá

C. Ở màng tilacôit

D. Ở chất nền của lục lạp

Lời giải:

Pha tối diễn ra ở chất nền của lục lạp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbonhidrat là

A. ATP và NADPH

B. NADPH, O2

C. H2O; ATP

D. ATP và ADP, ánh sáng mặt trời

Lời giải:

Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành hóa năng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH được đưa vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbonhidrat

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Nguyên liệu được sử dụng trong pha tối là:

A. O2, ATP, NADPH.

B. ATP, NADPH, CO2.

C. H2O, ATP, NADPH.

D. NADPH, APG, CO2.

Lời giải:

Pha tối là pha cố định CO2 và tổng hợp chất hữu cơ, nguyên liệu của pha tối là: CO2, ATP, NADPH lấy từ pha sáng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24: Sản phẩm pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp là gì?

A. NADPH, O2

B. ATP, NADPH

C. ATP, NADPH và O2

D. ATP và CO2

Lời giải:

Nguyên liệu của pha tối lấy từ pha sáng là: ATP, NADPH

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Sản phẩm nào của pha sáng không đi vào pha tối?

A. ATP

B. NADPH

C. ATP, NADPH

D. O2

Lời giải:

O2 không đi vào pha tối

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là:

A. Khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ – 1,5 – điP).

B. Cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ – 1,5 – điP)→ khử APG thành AlPG.

C. Khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ – 1,5 – điP)→ cố định CO2.

D. Cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ – 1,5 – điP)→ cố định CO2.

Lời giải:

Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là: Cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ – 1,5 – điP)→ cố định CO2

Đáp án cần chọn là: D

Câu 27: Chu trình Canvin (chu trình C3) có ba giai đoạn. Trình tự của ba giai đoạn là:

A. Khử – phục hồi chất nhận CO2 – tạo sản phẩm đầu liên.

B. Tạo sản phẩm đầu tiên – khử – phục hồi chất nhận CO2.

C. Tạo sản phẩm đầu tiên – phục hồi chất nhận CO2 – khử.

D. Phục hồi chất nhận CO2 – khử – tạo sản phẩm đầu tiên (cacboxyl hóa).

Lời giải:

Chu trình Canvin (chu trình C3) có ba giai đoạn. Trình tự của ba giai đoạn là: Giai đoạn cố định CO2; Giai đoạn khử và Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu Rib – 1,5 diP (ribulozo- 1,5 diphosphat).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 28: Ở thực vật C3 pha tối diễn ra theo trình tự nào ?

A. Tái sinh chất nhận — cố định CO2 — khử APG

B. Cố định CO2 — khử APG — tái sinh chất nhận

C. Khử APG — tái sinh chất nhận — cố định CO2

D. Cố định CO2 — tái sinh chất nhận — khử APG

Lời giải:

Trình tự của ba giai đoạn pha tối là: Giai đoạn cố định CO2; Giai đoạn khử và Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu

Đáp án cần chọn là: B

Câu 29: Nhóm thực vật C3 được phân bố

A. Hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất.

B. Ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

C. Ở vùng nhiệt đới.

D. Ở vùng sa mạc.

Lời giải:

Thực vật C3 gồm các loài rêu đến các cây gỗ lớn phân bố rộng khắp mọi nơi trên Trái Đất.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 30: Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?

A. sống ở vùng sa mạc.

B. sống ở vùng nhiệt đới.

C. chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

D. chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

Lời giải:

Thực vật C3 gồm các loài rêu đến các cây gỗ lớn phân bố rộng khắp mọi nơi trên Trái Đất, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

Đáp án cần chọn là: D

C. Giải bài tập sgk

  • Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 9 trang 41: Xem hình 9.1 và 9.2 rồi chỉ rõ sản phẩm của pha sáng chuyển cho pha tối là gì?

  • Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 9 trang 41: Hãy chỉ ra trên hình 9.2 các điểm mà tại đó sản phẩm của pha sáng đi vào chu trình Canvin.

  • Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 9 trang 42: Quan sát các hình 9.2 và 9.3, hãy rút ra những điểm giống nhau và khác nhau về quang hợp giữa thực vật C3 và thực vật C4..

  • Bài 1 (trang 43 SGK Sinh 11): Nêu khái niệm và điều kiện cần có của pha sáng trong quang hợp.

  • Bài 2 (trang 43 SGK Sinh 11): Oxi trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu?

  • Bài 3 (trang 43 SGK Sinh 11): Sản phẩm của pha sáng là gì?

  • Bài 4 (trang 43 SGK Sinh 11): Những hợp chất nào mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbohiđrat?

  • Bài 5 (trang 43 SGK Sinh 11): Quan sát các hình 9.2, 9.3 và 9.4, nêu sự giống nhau và khác nhau giữa các con đường C3, C4 và con đường CAM.

  • Bài 6 (trang 43 SGK Sinh 11): Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây?

  • Bài 7 (trang 43 SGK Sinh 11): Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?

Xem thêm các bài học Sinh học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

  • Sinh học 11 Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
  • Sinh học 11 Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
  • Sinh học 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vật
  • Sinh học 11 Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
  • Sinh học 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)

Săn SALE shopee tháng 11:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
Back to top button