Giải bài 1,2,3, 4,5 trang 84 SGK Hóa 9: Cacbon (hóa học 9)
[Bài 27 Hóa 9] Lý thuyết và giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 84 SGK Hóa 9: Cacbon (hóa học 9)
I. Dạng thù hình là gì?
Dạng thù hình của một nguyên tố là những đơn chất khác nhau do cùng một nguyên tố tạo nên.
Thí dụ oxi O2, ozon O3 là hai dạng thù hình của nguyên tố oxi.
Những nguyên tố có thể tồn tại tự do với vài dạng đơn chất gọi là nguyên tố có tính thù hình.
II. Cacbon có những dạng thù hình nào?
Nguyên tố cacbon có 3 dạng thù hình là:
– Kim cương: cứng, trong suốt, không dẫn điện.
– Than chì: mềm, dẫn điện.
– Cacbon vô định hình (than đá, than gỗ, than xương): xốp, không dẫn điện.
III. TÍNH CHẤT CỦA CACBON
a) Tính chất hấp phụ
Than gỗ, than xương có tính hấp phụ (giữ trên bề mặt của chúng các chất khí, chất hơi, chất tan trong dung dịch). Nhờ tính chất này mà những than gỗ, than xương có tính hấp phụ cao (gọi là than hoạt tính) được dùng để làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc..
b) Tính chất hóa học
Tính chất hóa học đặc trưng của cacbon là tính khử, nhiệt độ càng cao tính khử của cacbon càng mạnh.
– Tác dụng với oxi
C + O2 —tº→ CO2
– Tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao như CuO, PbO,…
C + 2CuO —tº→ 2Cu + CO2
– Tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao
C (nóng đỏ) + H2O (hơi) —tº→ CO + H2
Hỗn hợp {CO, H2} gọi là khí than ướt, được dùng làm nhiên liệu khí.
Đáp án và hướng dẫn làm, giải bài tập SGK Hóa 9 trang 84: Cacbon (hóa học 9) bài 27
Bài 1: Dạng thù hình của nguyên tố là gì ? Cho hai thí dụ.
Thù hình là hiện tượng một nguyên tố tồn tại ở một số dạng đơn chất khác nhau. Những dạng đơn chất khác nhau đó của một nguyên tố được gọi là dạng thù hình. Tính thù hình có thể do:
Sự khác nhau về số lượng nguyên tử trong phân tử, chẳng hạn như ôxy phân tử (O2) và ôzôn (O3) là hai dạng thù hình của nguyên tố ôxy.
Sự khác nhau về cấu trúc của tinh thể, chẳng hạn kim cương và than chì là hai dạng thù hình của nguyên tố cacbon; phốtpho trắng, phốtpho đỏ và phốtpho đen là ba dạng thù hình của nguyên tố phốtpho.
Bài 2: Viết phương trình hoá học của cacbon với các oxit sau:
a) CuO ; b) PbO ; c) CO2; d) FeO.
Hãy cho biết loại phản ứng ; vai trò của C trong các phản ứng ; ứng dụng của các phản ứng đó trong sản xuất.
Các phương trình hóa học:
a) С + 2CuO —tº→ 2Cu + CO2
b) С + 2PbO —tº→ 2Pb + CO2
c) С + CO2 —tº→ 2CO
d) С + 2FeO —tº→ 2Fe + CO2
Các phản ứng trên dều thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử. Vai trò của с là chất khử. Các phản ứng:
a), b) dùng điều chế kim loại.
c), d) xảy ra trong quá trình luyện gang, dùng luyện gang.
Bài 3: Hãy xác định công thức hoá học thích hợp của A, B, C, D trong thí nghiệm ở hình vẽ 3.10. Nêu hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình hoá học.
Giải: A là CuO, B là C (cacbon), C là khí CO2, D là dung dịch Ca(OH)2
Hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ tạo thành, nước vôi trong vẩn đục.
C(r) + 2CuO(r) -tº→ CO2(k) + 2Cu(r)
Bài 4 : Tại sao sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi lại gây ô nhiễm môi trường. Hãy nêu biện pháp chống ô nhiễm môi trường và giải thích.
Giải: Khi sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi đều sinh ra CO2, CO, SO2(vì trong than có cả lưu huỳnh lẫn vào). Những khí này đều ảnh hưởng không tốt cho con người, gây độc, gây mưa axit, gây hiệu ứng “nhà kính” làm biến đổi khí hậu…
Để giảm thiểu những tác hại đó nên xây lò nung vôi, gạch ngói ở nơi xa dân cư, đồng thời trồng cây xanh để hấp thụ khí CO2 và giải phóng khí oxi.
Bài 5 trang 84 SGK Hóa 9 :Trong công nghiệp, người ta sử dụng cacbon để làm nhiên liệu. Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 5 kg than chứa 90% cacbon, biết 1 mol cacbon cháy toả ra 394 kJ.
Giải bài 5:
Khối lượng C có trong 5 kg than là:
1 mol C = 12 gam
12g C cháy toả ra 394 kJ
Vậy 4500g C khi cháy toả ra x kJ