Sinh học

Giáo án điện tử sinh học 10 kết nối bài 19: Công nghệ tế bào

BÀI 19: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

  1. KHỞI ĐỘNG

Đặt vấn đề: Các con lợn ỉ trong hình ghi nhận thành tựu về công nghệ tế bào của các nhà sinh học Việt Nam lần đầu tiên nhân bản thành công một loài động vật có vú. Hãy kể tên một vài giống vật nuôi, cây trồng được biến đổi gen hoặc nhân bản vô tính mà em biết.

Hình ảnh (1.Khởi động)

  1. NỘI DUNG BÀI HỌC
  2. Công nghệ tế bào động vật
  3. Công nghệ tế bào thực vật

  1. PHẦN TRIỂN KHAI KIẾN THỨC

Hoạt động nhóm:

Nhóm 1: Tìm hiểu về công nghệ tế bào động vật

Nhóm 2: Tìm hiểu về công nghệ tế bào thực vật

  1. Công nghệ tế bào động vật

Nhóm 1: Tìm hiểu về công nghệ tế bào động vật

Hoạt động nhóm: Đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục I: Tìm hiểu khái niệm, nguyên lí, thành tựu của công nghệ tế bào động vật.

Hình ảnh (2.Hình 19.1; 3.Hình 19.2; 4.Hình 19.3)

à Kết luận

  1. Khái niệm

Là quy trình công nghệ nuôi cấy tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân → lượng lớn tế bào → nghiên cứu và ứng dụng thực tế

  1. Nguyên lí

Nuôi cấy tế bào gốc trong môi trường thích hợp và tạo điều kiện phân chia rồi biệt hóa thành tế bào khác nhau.

  1. Thành tựu
  2. a) Nhân bản vô tính vật nuôi

– Công nghệ tạo con vật giống nhau về gene không qua sinh sản hữu tính.

– Công nghệ nhân giống vô tính áp dụng thành công cho một số loài: ếch, bò, lợn, cừu, ngựa, lừa, mèo, chó, khỉ (nhất là ở cừu Dolly năm 1996)

– Công nghệ nhân giống vô tính → nhiều cá thể cùng kiểu gene ưu việt, tăng số lượng cá thể của loài có nguy cơ tuyệt chủng.

  1. b) Liệu pháp tế bào gốc

– Phương pháp chữa bệnh bằng cách truyền tế bào gốc (nuôi cấy ngoài cơ thể) → người bệnh → thay thế tế bào bị bệnh di truyền.

– Ưu điểm: cơ thể người không loại thải tế bào ghép nhưng để tránh vấn đề vi phạm đạo đức, các nhà khoa học đã tìm kiếm, nhân nuôi loại tế bào gốc tách chiết từ mô của người trưởng thành.

– Liệu pháp tế bào gốc:

+ Kì vọng chữa được bệnh Parkinson, bệnh tiểu đường type 1, cơ tim bị tổn thương do đột quỵ, tổn thương tế bào thần kinh, ung thư

+ Nghiên cứu phát triển thịt nhân tạo, protein chữa bệnh cho người

  1. c) Liệu pháp gene

– Phương pháp chữa bệnh di truyền (gene bệnh bằng gene lành): Nhân nuôi tế bào trong ống nghiệm → chỉnh sửa, thay thế gene bệnh bằng gene lành → sàng lọc tế bào đã chỉnh sửa gene → nhân bản trong ống nghiệm → tế bào chỉnh sửa gene → cơ thể bệnh nhân.

– Chỉ sử dụng cho người bệnh di truyền do hỏng 1 gene nhất định và tế bào bị bệnh phải thuộc loại tế bào liên tục phân chia trong suốt cuộc đời của bệnh nhân.

  1. Công nghệ tế bào thực vật

Nhóm 2: Tìm hiểu về công nghệ tế bào thực vật

Hoạt động nhóm: Đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục II: Tìm hiểu về khái niệm, nguyên lí, thành tựu của công nghệ tế bào thực vật.

Hình ảnh (5.Hình 19.4)

Trường:……………….……………………….. Lớp:…………………….

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm:…………….

Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và hoàn thành bảng sau.

Công nghệ tế bào động vật

Công nghệ tế bào thực vật

Khái niệm

Nguyên lí

Thành tựu

Trả lời

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

à Kết luận

  1. Khái niệm

Là quy trình công nghệ nuôi cấy tế bào, mô thực vật ở điều kiện vô trùng → cây có kiểu gene giống nhau → nhân giống.

  1. Nguyên lí

Môi trường dinh dưỡng (hormone thực vật) → nuôi cấy tế bào → cây

  1. Thành tựu
  2. a) Nuôi cấy mô tế bào

Phương pháp nuôi cấy mô đem nhiều thành tựu: nhân nhanh lượng lớn loài quý hiếm có thời gian sinh trưởng chậm, cây kháng bệnh virus và nhiều bệnh khác; giống cây biến đổi gene,… →bnhu cầu của con người.

  1. b) Lai tế bào sinh dưỡng

Tạo giống mới mang đặc điểm của 2 loài (phương pháp tạo giống thông thường không tạo ra được).

  1. c) Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh

Tạo ra cây có kiểu gene đồng hợp tử về tất cả gene → lợi ích tạo giống cây

LUYỆN TẬP

Câu 1. Phân biệt các loại tế bào gốc. Nuôi cấy các tế bào người và động vật trong ống nghiệm đem lại những lợi ích gì?

Câu 2. Khi đi ngang qua một cánh đồng trồng cây chuối, người ta có thể dễ dàng phát hiện ra đó có phải là những cây chuối nuôi cấy mô hay không. Em hãy giải thích tại sao.

Gợi ý:

Câu 1

– Phân biệt các loại tế bào gốc:

Back to top button