Hoá học

Muối axit tác dụng với dung dịch bazơ

Muối axit là muối mà trong đó gốc axit còn chứa H axit, tức H này có thể phân ly tạo ion H+ hay H này có thể được thay thế bởi ion kim loại.

Khi cho muối axit tác dụng với dung dịch bazơ, coi như có phản ứng trung hòa giữa axit với bazơ nên có sự tạo muối trung tính và nước. Tùy theo tác chất muối axit, bazơ dùng cũng như tùy theo điều kiện có bazơ dư hay muối axit dư, mà khi cho muối axit tác dụng với dung dịch bazơ, ta có thể thu được một trong bốn hướng sản phẩm như sau: (Để đơn giản và chú ý đến các muối axit thường gặp, ở đây chỉ xét muối axit chứa 1 H axit, như HCO3−, HSO3−, HSO4−, HS−,…)

– Muối axit + Bazơ 1 Muối trung tính và nước

– Muối axit + Bazơ 2 Muối trung tính và nước

– Muối axit + Bazơ 1 Muối trung tính, 1 Bazơ mới và nước

– Muối axit + Bazơ 1 Muối trung tính, 1 Muối axit mới và nước Thí dụ:

NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O Na2CO3 + NaOH (dư)

Na2CO3 + NaHCO3 (dư)

2NaHCO3 + 2KOH Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O

Các sản phẩm Na2CO3, K2CO3 không tác dụng tiếp với các tác chất NaHCO3 hoặc KOH có dư.

2NaHCO3 + Ca(OH)2 Na2CO3 + CaCO3 + 2H2O Na2CO3 + Ca(OH)2(nếu có dư) CaCO3 + 2NaOH

2NaHCO3 + 2Ca(OH)2(dư) 2CaCO3 + 2NaOH + 2H2O NaHCO3 + Ca(OH)2(dư) CaCO3 + NaOH + H2O

Ba(HCO3)2 + 2NaOH BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O Ba(HCO3)2(nếu có dư) + Na2CO3 BaCO3 + 2NaHCO3

2Ba(HCO3)2(dư) + 2NaCO3 BaCO3 + 2NaHCO3 + 2H2O Ba(HCO3)2(dư) + NaCO3 BaCO3 + NaHCO3 + H2O KHSO3 + KOH K2SO3 + H2O

Kali sunfit axit Kali hiđroxit Kali sunfit Nước

K2SO3 không tác dụng tiếp với các tác chất KHSO3 hoặc KOH có dư

2KHSO3 + 2NaOH K2SO3 + Na2SO3 + 2H2O

Các sản phẩm K2SO3, Na2SO3 không tác dụng tiếp với các tác chất KHSO3 hoặc NaOH nếu có dư.

2KHSO3 + Ba(OH)2 K2SO3 + BaSO3 + 2H2O K2SO3 + Ba(OH)2(nếu có dư) BaSO3 + 2KOH

2KHSO3 + 2Ba(OH)2(dư) 2BaSO3 + 2KOH + 2H2O KHSO3 + Ba(OH)2(dư) BaSO3 + KOH + H2O Ca(HSO3)2 + 2KOH CaSO3 + K2SO3 + 2H2O Ca(HSO3)2(nếu có dư) + K2SO3 CaSO3 + 2KHSO3

2Ca(HSO3)2 (dư) + 2KOH 2CaSO3 + 2KHSO3 + 2H2O Ca(HSO3)2 (dư) + KOH CaSO3 + KHSO3 + H2O 2KHSO4 + Ba(OH)2 K2SO4 + BaSO4 + 2H2O Ba(OH)2(nếu có dư) + K2SO4 BaSO4 + 2KOH

2KHSO4 + 2Ba(OH)2(dư) 2BaSO4 + 2KOH + 2H2O KHSO4 + Ba(OH)2(dư) BaSO4 + KOH + H2O Kali sunfat axit Bari hiđroxit Bari sunfat Kali hiđroxit Nước

Lưu ý

Muối sunfat axit (HSO4−) là muối axit của axit mạnh (H2SO4) nên nó có tính axit khá mạnh (Ka2 = 10-2, có độ mạnh axit trung bình). Do đó khi cho muối sunfat axit tác dụng với muối của các axit yếu (như muối cacbonat) thì nó đẩy được axit yếu hơn nó ra khỏi muối (coi như axit tác dụng với muối, chứ không phải muối tác dụng với muối)

Thí dụ:

2KHSO4 + Na2CO3 K2SO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O (Coi như axit tác dụng với muối)

Ba(HSO4)2 + K2SO4 BaSO4 + 2KHSO4

(Phản ứng trao đổi giữa 2 muối)

2KHSO4(dư) + Ba(HCO3)2 2CO2 + 2H2O + BaSO4 + K2SO4

Bài tập 53

Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ A cần dùng13,44 lít O2 (đktc). Cho tất cả sản phẩm cháy, chỉ gồm CO2 và hơi nước, hấp thụ hết vào bình chứa 200ml dung dịch Ba(OH)2 1,25M, khối lượng bình tăng 28,4 gam.

a. Tính m.

b. Lọc lấy kết tủa trong bình, thu được m’ gam chất rắn. Cho dung dịch NaOH dư vào phần nước qua lọc, thu được 29,55 gam kết tủa nữa.

– Tính m’.

– Xác định CTPT, CTCT và đọc tên chất A có thể có. Biết rằng CTPT của A cũng là công thức đơn giản của nó.

Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

(C = 12; H =1; O = 16; Ba = 137) ĐS: m = 9,2g; m’= 19,7g; C2H6O

Bài tập 53’

Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ A (được tạo bởi các nguyên tố C, H, O) cần dùng 50,4 lít không khí (đktc, gồm 20% O2, 80% N2 theo thể tích). Cho các chất thu được sau phản cháy hấp thụ vào một bình đựng 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,09M, khối lượng tăng m gam. Trong bình có tạo m’ gam kết tủa.

a. Tính m.

b. Lọc lấy phần dung dịch của bình nước vôi trên, cho tiếp nước vôi trong dư vào phần dung dịch này, thu được 24 gam kết tủa nữa.

– Tính m’.

– Xác định CTPT, các CTCT có thể có của A và đọc tên các chất này. Cho biết tỉ khối hơi của A nhỏ hơn 3.

Các phản ứng xảyra hoàn toàn.

(C = 12; H = 1; O = 16; Ca = 40) ĐS: m = 20,4g; m’ = 6g; C3H8O

Back to top button