Hỏi đáp

Người đầu tiên phát minh ra điện

* Ai là người đầu tiên phát minh ra dòng điện?

Vũ Minh Thư, Quỳ Hợp, Nghệ An

Theo Việt Nam thư quán thì từ năm 600 trước Công nguyên, những người Hy Lạp cổ đã biết rằng nếu cọ xát hổ phách thì nó có thể hút được những mẩu giấy. Cho đến trước năm 1672 cũng chưa có một tiến bộ nào trong việc nghiên cứu về điện.

Vào năm 1672, ông Otto Fon Gerryk khi để tay bên cạnh quả cầu bằng lưu huỳnh đang quay đã nhận được sự tích điện lớn hơn. Vào năm 1729, ông Stefan Grey đã tìm ra rằng có 1 số chất, trong đó có kim loại, có thể dẫn điện. Nhưng chất như vậy gọi là những chất dẫn điện. Ông ta cũng phát hiện ra rằng, những chất khác như thuỷ tinh, lưu huỳnh, hổ phách và sáp không dẫn điện. Những chất đó được gọi là những chất cách điện.

Bước tiến tiếp theo trong việc nghiên cứu về dòng điện là vào năm 1733 khi một người Pháp có tên là Duy Phey tìm ra vật tích điện dương và vật tích điện âm, mặc dù ông cho rằng đó là 2 loại điện khác nhau. Bedzamin Franklin là người đầu tiên thử giải thích thế nào là dòng điện. Theo ông tất cả các chất trong tự nhiên đều có chứa “chất lỏng điện”. Khi 2 chất va chạm vào nhau thì một số “chất lỏng” của chất này sẽ bị lấy sang chất khác. Ngày nay chúng ta nói “chất lỏng” được cấu tạo từ những điện tử mang điện tích âm. Bộ môn khoa học nghiên cứu về điện phát triển rầm rộ từ năm 1880 khi mà Alexandro Volta đã sáng chế ra pin. Phát minh này đã mang đến cho loài người nguồn năng lượng thường xuyên và kéo theo nó tất cả những phát minh quan trọng nhất trong lĩnh vực này.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Bá tước Alessandro Giuseppe Antonio Anastasio Volta (18/2/1745 – 5/1827) là một nhà vật lý học người Ý. Ông là người đã có công phát minh ra pin điện và tên của ông được đặt theo đơn vị điện thế volt (ký hiệu V). Từ sau những năm 1765, ông bắt đầu quan tâm đến hiện tượng tĩnh điện và nghiên cứu về nó và cho đến năm 1769 cuốn sách về tĩnh điện của ông đã được ra mắt: “Về sự hấp dẫn của điện” giải thich về một số hiện tượng tĩnh điện…

* Ai là người đầu tiên phát minh ra que diêm?

Hoàng Minh Hùng, Thanh Hà, Hải Dương

Diêm là một que nhỏ làm bằng gỗ, một đầu tẩm hóa chất có khả năng bốc cháy khi cọ xát (thường màu đỏ của photpho). Có hai loại diêm: Một loại dùng quẹt vào bất cứ bề mặt nào và loại chỉ dùng trên một bề mặt nhất định (thường là hộp diêm ).

Theo Việt Nam thư quán thì vào thời Trung cổ người ta cố gắng đốt cháy những miếng giẻ khô bằng những tia lửa thu được bằng cách đánh silic và sắt. Những chất liệu dễ cháy này được gọi là các dây cháy. Những que diêm hiện đại được làm từ những que gỗ nhỏ bọc phôtpho ở đầu. Phôtpho là chất rất dễ cháy ngay cả ở nhiệt độ rất thấp.

Vào năm 1681, một người Anh tên là Robert Boie đã nhúng que đóm tẩm lưu huỳnh vào dung dịch lưu huỳnh và phốtpho và thế là những que diêm đã ra đời. Tuy nhiên những que diêm này cháy quá nhanh nên hiệu quả sử dụng không cao. Những que diêm thực sự được làm ở Anh do bàn tay của người dược sĩ có tên là John Walker. Để đốt những que diêm này cần phải quẹt chúng vào giữa nếp gấp của tờ giấy mà trên đó đã được rắc một lớp bột thuỷ tinh.

Năm 1833, những que diêm bọc phôtpho đã ra đời ở Aó và Đức nhưng có một vấn đề đã nảy sinh vì phôtpho trắng và vàng rất độc hại đối với những công nhân sản xuất diêm cho nên năm 1906 đã bị cấm sản xuất trên toàn thế giới. Cuối cùng người ta đã tìm ra một loại phôtpho đỏ không độc để sản xuất ra những que diêm an toàn hơn. Những que diêm an toàn đầu tiên đã được sản xuất ở Thụy Sĩ vào năm 1844. Giờ đây thay vì bọc lên đầu que diêm tất cả những chất hoá học cần thiết thì người ta bôi phốtpho đỏ lên bề mặt của hộp và ta chỉ cần quẹt que diêm vào đó.

Back to top button